Quyền im lặng có mối quan hệ mật thiết với các quyền khác trong TTHS

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1 : NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN IM LẶNG

1.3 Bản chất quyền im lặng

1.3.3 Quyền im lặng có mối quan hệ mật thiết với các quyền khác trong TTHS

Thứ nhất, quyền im lặng gắn liền với quyền suy đốn vơ tội

Suy đốn vơ tội là thành tựu vĩ đại của văn minh pháp lí trong việc bảo vệ quyền con người, được nhiều Nhà nước coi là nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự. Theo nguyên tắc này, họ không bị bắt buộc phải nhận tội, hoặc đưa ra bằng chứng buộc tội họ. Nhà nước là chủ thể đưa ra chứng cứ để buộc tội họ. Vì vậy, sự im lặng của một nghi can không thể là bằng chứng phạm tội. Nguyên tắc này đã được công nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948, cơng ước quốc tế về quyền chính trị dân sự năm 1966 của Liên hợp quốc (ICCPR), tại khoản 2 Điều 14: “Bị cáo có quyền được suy đốn vơ tội cho đến khi họ bị chứng minh là phạm tội theo quy định của pháp luật”. Nguyên tắc suy đốn vơ tội được Việt Nam cam kết thực hiện thông qua sự kiện Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 24/09/1982.

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng đã công nhận quyền con người là quyền độc lập, tách khỏi quyền công dân. Những quy định tại Chương 2 (Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) với tên gọi và nội dung của Chương đã cụ thể cho sự độc lập đó. Nội dung nguyên tắc suy đốn vơ tội được quy định tại Điều 31 của Hiến pháp hiện hành như sau:

“1. Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của TA đã có hiệu lực pháp luật.

2. Người bị buộc tội phải được TA xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.

30

4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.”

Theo nguyên tắc suy đốn vơ tội, bị can, bị cáo có quyền chứ khơng có nghĩa vụ chứng minh mình vơ tội. Tức là họ có thể sử dùng quyền đó của mình để chứng minh mình vơ tội hoặc có thể khơng phải chứng minh hồn tồn dựa vào ý chí chủ quan của họ. Nghĩa vụ chứng minh tội phạm này thuộc cơ quan tiến hành tố tụng. Việc chứng minh phải tuân thủ trình tự chặt chẽ theo luật định chứ không tùy tiện, chủ quan theo ý muốn của họ. Mọi nghi ngờ về lỗi của người bị buộc tội nếu khơng lại trừ được theo trình tự, thủ tục do luật định và khi chưa có sự thống nhất trong giải thích, áp dụng các quy phạm pháp luật đều được giải quyết theo hướng có lợi cho họ.

Quyền im lặng là quyền quan trọng của lĩnh vực TPHS. Việc luật hóa quyền này trong BLTTHS hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc hiến định về suy đốn vơ tội, cũng như các công ước quốc tế trên thế giới về quyền con người. Người bị buộc tội im lặng không phải là một yếu tố có ý nghĩa chi phối tồn bộ hoạt động tố tụng chứng minh tội phạm của những người tiến hành tố tụng. Trên thực tế, quyền im lặng chỉ có ý nghĩa đối với những người bị oạn sai hoặc những người có tâm lý hoảng loạn, mất tự chủ ý thức phải đối diện với hồn cảnh có chế tài khắc nghiệt đối với họ. Còn đối với những kẻ ngoan cố, lì lợm thì việc ghi nhận hay khơng quyền im lặng cũng gần như khơng có ý nghĩ gì. Luật xác định rất rõ các quyền và nghĩa vụ của Điều tra viên trong đó nghiêm cấm việc mớm cung, bức cung, dụ cung, nhục hình. Vậy điều tra viên phải dùng biện pháp gì để khiến họ nói ra sự thật? Điều đó hồn tồn phụ thuộc vào chun mơn của họ, việc quy định quyền im lặng sẽ buộc họ phải tìm tịi, thu thập chứng cứ, nâng cao trình độ thay vì chỉ biết lấy lời khai từ phía người bị buộc tội. Trên thực tế, các biện pháp mớm cung, dụ

31

cung, bức cung, nhục hình mặc dù đã bị luật nghiêm cấm nhưng nó vẫn tồn tại, thậm chí là một thực trang gây nên oan sai từ phía CQĐT.

Bộ luật TTHS đã xác định rất rõ lời khai nhận của bị can, bị cáo không là chứng cứ duy nhất để kết tơi nếu lời khai đó khơng phù hợp với các chứng cứ khác. Việc khai báo là quyền nên Bộ luật TTHS mới không quy định các trường hợp ngoan cố khơng khai là một hệ thống các tình tiết tăng nặng, nhưng khai báo thật lại là tình tiết giảm nhẹ đã được luật hóa. Thực tế cho thấy, trong thực hiện nhiệm vụ, khi đã bất lực hoặc gặp khó khăn trong trách nhiệm chứng minh tội phạm, những người tố tụng thường có tâm lí cố vớt vát lời khai nhận tội của người bị buộc tội và coi đó là kết quả cho việc chứng minh tội phạm của họ. Về bản chất, trường hợp này chính là việc mượn chính người bị buộc tội chứng minh thay trách nhiệm của những người tố tụng để hoàn tất nghĩa vụ của họ trước cấp trên và trước pháp luật.

Thứ hai, mối quan hệ giữa quyền im lặng với quyền có người bào chữa

Quyền có NBC là quyền cơ bản của người bị buộc tội trong pháp luật TTHS. Ở góc độ quốc tế, quyền có NBC của người bị buộc tội được ghi nhận trong hầu hết các văn bản pháp lí quốc tế về quyền con người. Điều 11.1 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người đã xác định “Mọi người, nếu bị cáo buộc về hình sự, đều có quyền được coi là vô

tội cho đến khi được chứng minh là phạm tội theo pháp luật, tại một phiên tồ xét xử cơng khai, nơi người đó được bảo đảm những điều kiện cần thiết để bào chữa cho mình.”

Cơng ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị tại điểm c, khoản 3, Điều 14 cũng quy định trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mọi người đều có quyền được hưởng một cách đầy đủ và hồn tồn bình đẳng những bảo đảm tối thiểu “Có đủ thời gian và điều kiện thuận lợi để chuẩn bị bào chữa và liên hệ với NBC do chính mình lựa chọn.” Các

quy định trên đã quy định người bị buộc tội có quyền được tạo những điều kiện cần thiết bào chữa cho mình. Ở cấp độ châu lục cũng có những quy định về quyền có NBC của người bị buộc tội: Công ước Châu Âu về quyền con người – European Convention on Human Rights (Điều 6.3c), Công ước Châu Mỹ về quyền con người - American

32

Convention on Human Rights (Điều 8), Công ước Châu Phi về quyền con người và quyền công dân - African Charter on Human and Peoples' Rights (Điều 7.1c)

Trong pháp luật TTHS Việt Nam, không nêu khái niệm thế nào là NBC, nhưng căn cứ vào quy định tại các Điều 56, 57 và 58 Bộ luật TTHS thì “NBC là người được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ, những người khác được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo uỷ quyền mời hay được cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Đồn Luật sư phân cơng Văn phịng luật sư cử hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, nhằm làm sáng tỏ những tình tiết gỡ tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và giúp đỡ họ về mặt pháp lý.”

Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự thì, NBC có thể là: luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì những người khơng được bào chữa là người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó hoặc là người thân thích của những người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó; đã tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch. Một người có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ khơng đối lập nhau. Nhiều người có thể cùng bào chữa cho một bị can bị cáo.

Để bảo đảm cho quyền có NBC được thực thi kịp thời thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của NBC kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, CQĐT, VKS, TA phải xem xét, cấp giấy chứng nhận cho NBC để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do. Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của NBC kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, CQĐT phải xem xét, cấp giấy chứng nhận cho NBC để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.

33

Việc cấp giấy chứng nhận cho NBC là bắt buộc đối với cơ quan tiến hành tố tụng và giấy chứng nhận này phải được lưu trong hồ sơ vụ án như một tài liệu chính thức để TA cấp trên kiểm tra TA cấp dưới.

Quyền có NBC có mối liên hệ mật thiết đến quyền im lặng, nó bảo đảm cho quyền im lặng của người bị buộc tội được thực thi. Bởi lẽ, hầu hết người bị buộc tội là những người thiếu hiểu biết rõ về pháp luật hình sự. Khi đặt họ vào mối quan hệ với cơ quan người đại diện cho tính quyền lực Nhà nước, việc cần một chuyên gia pháp lí trợ giúp cho họ càng trở nên cấp thiết. Đảm bảo quyền của người bị buộc tội, NBC cần cung cấp đầy đủ thông tin về các quyền của người bị buộc tội và cách thức để thực hiện, đảm bảo quyền của họ. Trong số các quyền đó, NBC cần phải thơng báo cho người bị buộc tội về quyền im lặng của họ rằng họ có được quyền im lặng trong những giai đoạn nào, trách nhiệm của cơ quan THTT, người THTT trong việc đảm bảo quyền đó của họ và họ cần phải làm những gì để tránh đưa ra những lời khai tự buộc tội chính mình. Đảm bảo quyền im lặng của người bị buộc tội, NBC cần phải xử lý kịp thời nếu như quyền im lặng của người bị buộc tội bị xâm hại. Cần phải nhanh chóng đưa ra các giải pháp để đảm bảo cho quyền im lặng tiếp tục được thực thi và nếu như đã có sai phạm xảy ra trong quá trình THTT, cần xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Nhận xét về vai trò của NBC, Stephan cho rằng “NBC là chìa khóa mở ra cánh của cho tất cả các quyền và trách nhiệm của họ được pháp luật quy định. Rõ ràng là cả pháp luật hình sự và tố tụng là những vấn đề phức tạp, và nó thường là khó hiểu nếu thiếu đi sự tham gia của NBC.” Nếu như người bị buộc tội khơng được bảo đảm về quyền có NBC thì quyền im lặng của họ cũng khơng được đảm bảo một cách tối ưu.

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)