Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng:

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 54 - 55)

CHƯƠNG 1 : NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN IM LẶNG

2.1 Quyền im lặng trong pháp luật tố tụng hình sự Đức

2.1.3 Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng:

Là một công cụ đảm bảo quyền con người, do đó, quyền im lặng phải được đảm bảo một cách tuyệt đối. Từng giai đoạn của quá trình TTHS, quyền im lặng được đảm bảo bởi từng cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng riêng. Như đã đề cập ở trên, mỗi giai đoạn tố tụng, người bị buộc tội trong TTHS Đức lại được gọi bằng những cái tên khác nhau và chủ thể thông báo quyền này cho họ cũng khơng giống nhau. Chính vì thế, theo nhóm tác giả, trách nhiệm đảm bảo thực thi quyền im lặng của người bị buộc tội sẽ thuộc về người có nghĩa vụ thơng báo quyền im lặng cho họ. Ở giai đoạn điều tra, cảnh sát là người lấy lời khai thẩm vấn đầu tiên, do đó, người có trách nhiệm đảm bảo thực thi quyền này cho người bị buộc tội chính là cơ quan cảnh sát. Đến giai đoạn truy tố công tố viên là người đọc bản cáo trạng và cũng chính là người sau khi bản cáo trạng được đọc xong phải có trách nhiệm thơng báo cho người bị buộc tội các quyền của họ, trong đó có quyền im lặng. Và tại giai đoạn xét xử, sau khi công tố viên đọc xong bản cáo trạng thì trách nhiệm thơng báo quyền này thuộc về chủ toạ phiên toà.

Quyền im lặng tuy được đảm bảo thực thi bởi từng cơ quan, người tiến hành tố tụng khác nhau theo từng giai đoạn của quá trình tố tụng, nhưng được pháp luật TTHS Đức đảm bảo một cách chặt chẽ và tuyệt đối. Nếu như quyền im lặng không được thông báo hoặc không được đảm bảo đối với người bị buộc tội trong tất cả quá các giai đoạn của quá trình tố tụng thì mặc nhiên những lời khai mà họ đưa ra sẽ khơng có giá trị chống lại họ.

KẾT LUẬN MỤC 2.1

Tóm lại, qua việc tìm hiểu quy định pháp luật tố tụng hình sự của Cộng hồ Liên bang Đức, nhóm tác giả nhận thấy rằng quyền được im lặng của người bị buộc tội được đảm bảo trong tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng, bắt đầu từ khi bị bắt giữ cho đến khi được đưa ra xét xử. Cùng với đó là trách nhiệm thực thi quyền này một cách hợp pháp của cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và người tiến hành tố tụng nói riêng như cảnh sát, công tố viên, chủ toạ phiên tồ trong việc thơng báo quyền này cho người bị buộc tội. Điều này đã thể hiện sự tiến bộ rõ nét trong pháp luật của quốc gia này khi tôn trọng quyền con người của người bị buộc tội, thể hiện được tính nhân văn, hơn nữa, cịn là cơng cụ cần thiết để nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng khi đưa ra những quan điểm về việc chứng minh tội phạm. Bởi việc quy định người bị buộc tội có quyền trình bày lời khai hoặc từ chối trình bày lời khai khơng làm ảnh hưởng đến công

49

tác điều tra mà giúp các cơ quan tố tụng tự nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ, phẩm chất của chính mình.

Từ đó, thấy được những quy định về quyền im lặng trong TTHS Đức không những nhằm đảm bảo nguyên tắc hiến định cơ bản mà cịn nhằm thực thi dân chủ trong q trình xét xử tội phạm. Pháp luật TTHS nước ta và pháp luật TTHS Đức cũng có những điểm tương đồng nhất định, đặc biệt pháp luật nước ta cũng đã có những quy định gián tiếp nhằm quy định quyền này của người bị buộc tội cũng như trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra, do đó, nhóm tác giả cho rằng rất cần thiết khi nghiên cứu quyền im lặng trong pháp luật TTHS Đức để có thể lấy đó làm kinh nghiệm đối với pháp luật tố tụng hình sự quốc gia mình trong việc ghi nhận quyền được im lặng cho người bị buộc tội.

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)