Khái quát về quyền im lặng trong TTHS Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 56 - 58)

CHƯƠNG 1 : NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN IM LẶNG

2.2 Quyền im lặng trong pháp luật TTHS Nhật Bản

2.2.1 Khái quát về quyền im lặng trong TTHS Nhật Bản

Như đã trình bày ở trên, Nhật Bản là nước đi theo mơ hình tố tụng tranh tụng, do đó những nguyên tắc cơ bản về quyền con người được xác định rõ ràng và được đảm bảo thực thi trong thực tế một cách nghiêm chỉnh. Hiến pháp Nhật Bản yêu cầu tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc "thủ tục công bằng" và đảm bảo quyền bào chữa và các quyền liên quan khác nêu trong Tuyên ngôn Nhân quyền.

Quyền im lặng cũng là một quyền cơ bản và là quyền quan trọng đảm bảo quyền có người bào chữa và suy đốn vơ tội của người bị tình nghi, bị can, bị cáo. Theo như quy định tại Tun ngơn Nhân quyền thì khoản 1 Điều 11 có quy định như sau: “Khi truy

tố trước pháp luật, mọi người được xem là vô tội, cho đến khi pháp luật chứng minh là có tội, trong một phiên tịa cơng khai và tòa án này phải cung ứng tất cả mọi bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ của đương sự”. Đây là một quy định gián tiếp về quyền được giữ

im lặng cho tới khi pháp luật chứng minh phạm tội. Một phần tiếp thu những quy định của pháp luật tố tụng trên thế giới, một phần điều chỉnh hệ thống pháp luật để phù hợp với những nguyên tắc trong Tuyên ngôn Nhân quyền mà pháp luật TTHS Nhật Bản đánh giá quyền im lặng là một quyền tối thiểu cơ bản phải có trong q trình tố tụng.

Quyền im lặng được quy định trong khoản 1 Điều 3863 Hiến pháp của Đức, theo đó khơng ai bị bắt buộc phải khai trái sự thật và lời khai của người bị buộc tội đưa ra do bị tra tấn, đe doạ đều không được xem là bằng chứng để kết tội. Từ đó, có thể thấy rằng pháp luật Nhật Bản thể hiện sự tôn trọng cao về quyền con người nói chung cũng như quyền im lặng nói riêng. Sở dĩ quyền này được ghi nhận trong một đạo luật có giá trị cao nhất vì Nhật Bản hiểu được giá trị của quyền im lặng ảnh hưởng trực tiếp như thế nào tới lợi ích của người bị buộc tội và Nhà nước khơng được dùng quyền lực của mình để bắt người bị buộc tội phải khai báo.64

63 Không ai bị bắt buộc khai trái sự thật. Những lời thú tội vì ép buộc, tra tấn, đe doạ hay do thời gian giam cầm lâu không được coi là bằng chứng.Không ai bị kết án hay trừng phạt nếu chứng cứ buộc tội chỉ dựa trên lời thừa nhận của bản thân bị cáo.

51

Điều này được áp dụng với mọi đối tượng, dù đang bị tình nghi, tạm giam hay chính thức bắt giữ. Quy trình giải quyết tội phạm cũng yêu cầu lực lượng chức năng báo trước với đối tượng chất vấn rằng họ “không phải đưa ra lời khai ngược lại với ý định của mình”.

Một quy định song song với đặc quyền chống lại sự tự buộc tội (quyền im lặng) là quy định về tra tấn. Pháp luật Nhật Bản tuyệt đối lên án và cấm hành vi bạo lực này khi lấy lời khai. Họ cho rằng tra tấn là khơng được phép dù có bất kỳ lý do nào.65

Quyền của người bị buộc tội được đảm bảo tuyệt đối trong quá trình TTHS, và họ sẽ không bị tước bỏ quyền sống, quyền tự do hay phải chịu các hình phạt hình sự khác nếu như cơ quan điều tra có thẩm quyền khơng thực hiện đúng thủ tục TTHS được luật pháp quy định.66

Quyền im lặng cũng là một trong những quyền cơ bản của người bị buộc tội và quyền này phải được thông báo đến người bị buộc tội theo đúng thời điểm nhất định. Chính vì thế, nếu quyền này khơng được thơng báo hay việc thơng báo chậm trễ thì mặc nhiên các cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện khơng đúng thủ tục tố tụng và lời khai họ nhận được sẽ không được xem là bằng chứng sau này.

Nguyên tắc cơ bản chi phối hoạt động của mơ hình TTHS Nhật Bản là đối tụng cơng bằng (equality of arms) và suy đốn vơ tội. Đối với ngun tắc suy đốn vơ tội, bất cứ ai bị cáo buộc thực hiện một hành vi phạm tội đều sẽ được giả định là vô tội cho tới khi người đó được chứng minh là phạm tội theo quy định của PL (unschuldvermutung in dubio pro reo) và không một ai bị kết tội trừ phi Tồ án bị thuyết phục mà khơng có cơ sở nghi ngờ về hành vi phạm tội của người đó dựa trên các bằng chứng thu thập một cách hợp pháp. Bên cạnh đó, ngun tắc đối tụng cơng bằng cũng là một trong những nguyên tắc đóng vai trị quan trọng trong pháp luật TTHS Nhật Bản. Đối với nguyên tắc này, Nhật Bản cho phép người bị buộc tội phải được hưởng cơ hội giống hệt với các cơ quan điều tra trong quá trình tố tụng.67 Bắt nguồn từ vị trí yếu thế của cá nhân phạm tội trước cơ quan Nhà nước mà có thể gây ra những hệ quả khơng đáng có như lạm quyền, oan sai

65 Điều 36 Hiến pháp quy định: Sự tra tấn hay việc thực hiện các hình phạt tàn bạo bị tuyệt đối cấm.

66 Điều 31 Hiến pháp quy định :Không ai bị tước bỏ quyền sống, quyền tự do hay phải chịu các hình phạt hình sự trừ khi bị xét xử theo thủ tục tố tụng được luật pháp quy định.

52

v.v… mà pháp luật TTHS Nhật Bản tạo các điều kiện và cơ hội để người bị buộc tội có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Bản chất của quyền im lặng chính là việc người bị buộc tội có quyền khơng khai báo bất cứ điều gì trước cơ quan Nhà nước, do đó đây cũng chính là một quy định nhằm bảo đảm cho họ có thể bảo vệ đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Quyền im lặng trong pháp luật của Nhật Bản không được quy định trong nhiều giai đoạn tố tụng như pháp luật Đức và một số quốc gia khác. Người bị buộc tội trong TTHS Nhật Bản chỉ có quyền im lặng khơng khai báo trong giai đoạn xét xử. Thiết nghĩ, có sự khác nhau như vậy là vì mỗi quốc gia có điều kiện kinh tế- xã hội khác nhau và do đó các vấn đề trong hệ thống pháp luật của họ cũng vì thế mà có những sự khác biệt cơ bản.68

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)