Cơ chế đảm bảo thi hành quyền im lặng trong quá trình TTHS Đức

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 48 - 54)

CHƯƠNG 1 : NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN IM LẶNG

2.1 Quyền im lặng trong pháp luật tố tụng hình sự Đức

2.1.2 Cơ chế đảm bảo thi hành quyền im lặng trong quá trình TTHS Đức

Để tìm hiểu rõ hơn về quyền im lặng trong TTHS Đức cũng như những đảm bảo thực thi quyền này, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu chủ yếu các vấn đề chính sau: (1)Khái

niệm về quyền im lặng và chủ thể hưởng quyền im lặng; (2)Giai đoạn tố tụng được đảm bảo quyền im lặng; (3)Trách nhiệm đảm bảo thực thi quyền im lặng của người bị buộc

tội.

(1) Khái niệm về quyền im lặng và chủ thể hưởng quyền im lặng

Quyền im lặng được xem là một chuẩn mực đã được pháp luật nhiều quốc gia thừa nhận, theo đó người bị buộc tội có quyền từ chối đưa ra ý kiến hay trả lời câu hỏi của cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trong bài viết đăng năm 2001 trên tạp chí Macquarie Law

Journal, Tiến Sĩ Barbara Ann Hocking và Laura Leigh Manville lý giải quyền được im

lặng nghĩa là “một người không thể bị yêu cầu trả lời một câu hỏi sẽ kết tội chính người

đó”.

Cịn trong pháp luật TTHS Đức nói riêng và pháp luật Đức nói chung thì khái niệm quyền im lặng được hiểu là người bị buộc tội có quyền hồn tồn được giữ im lặng và từ chối trả lời các câu hỏi từ phía cơ quan điều tra, cơng tố viên hoặc Tồ án.46

Quyền im lặng thực chất được xuất phát trong lĩnh vực dân sự, thương mại khi ở đó người ta khẳng định: trách nhiệm chứng minh thuộc bên khẳng định chứ không phải bên phủ định. A khẳng định B nợ mình thì A phải chứng minh. Sau này nguyên tắc này được đưa vào trong tố tụng hình sự và đương nhiên trách nhiệm chứng minh thuộc về bên buộc tội (Nhà nước).47 Do đó, chủ thể hưởng quyền này rất đa dạng. Cịn trong TTHS nói chung và TTHS Đức nói riêng thì chủ thể được hưởng quyền này chính là người bị buộc

46Stefan H, “Aussageverweigerung”, [http://at.rechtsinfokollektiv.org/rechtsinfo/demo-teilnahme/was-darf-die- polizei/aussageverweigerung/], (truy cập ngày 18/3/2015).

47 Đinh Thế Hưng, “Luật tố tụng hình sự chuyên chở quyền con người”,

[http://www.thesaigontimes.vn/120734/luat-to-tung-hinh-su-chuyen-cho-quyen-con-nguoi.html/], (truy cập ngày 18/3/2015).

43

tội, vì bản chất của quyền này chính là một quyền quan trọng để lấy lại thế quân bình giữa bên yếu thế là người bị buộc tội và Nhà nước.

Chủ thể hưởng quyền im lặng nói chung trong TTHS Đức là người bị buộc tội, tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn cách thức gọi tên người bị buộc tội lại khác nhau. Như nhóm tác giả đã trình bày, quyền im lặng được đảm bảo thực thi trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng, thậm chí là trước khi tiến hành thủ tục thẩm vấn. Chủ thể được hưởng quyền này được gọi chung là người bị buộc tội. Đối với giai đoạn tạm giữ, điều tra, pháp luật TTHS Đức xem người bị buộc tội trong giai đoạn này là người bị tình nghi48. Người bị buộc tội được gọi là bị can khi có quyết định truy tố và trở thành bị cáo khi có quyết định đưa ra xét xử.49

(2) Giai đoạn tố tụng được đảm bảo quyền im lặng

Như nhóm tác giả đã trình bày, TTHS Đức đảm bảo quyền im lặng của người bị buộc tội trong hầu hết các giai đoạn TTHS, do đó, phần này nhóm tác giả sẽ đi tìm hiểu các giai đoạn mà người bị buộc tội có quyền giữ im lặng: Thứ nhất, giai đoạn tạm giữ, điều tra; thứ hai, giai đoạn truy tố; thứ ba, giai đoạn xét xử.

Thứ nhất, đảm bảo trong giai đoạn tạm giữ, điều tra

Giai đoạn tạm giữ, tạm giam người bị tình nghi được quy định trong chương IX từ Điều 112 đến Điều 131 StPO. Sau khi bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ quá trình điều tra theo lệnh bắt thì người bị buộc tội phải được đưa tới trước Thẩm phán có thẩm quyền ngay lập tức để Thẩm phán xem xét việc buộc tội.50 Cũng chính trong q trình này, khi Thẩm phán trình bày trước mặt anh ta những yếu tố buộc tội thì ngay sau đó người bị buộc tội sẽ được thơng báo về những quyền cơ bản của mình, trong đó có quyền im lặng. Có thể thấy, quyền im lặng của người bị buộc tội đã được đảm bảo ngay sau khi có lệnh bị bắt giữ.

Đây là một quy định tiến bộ, thể hiện sự tôn trọng các quyền cơ bản của con người đúng như hiến định cũng như tạo điều kiện cho họ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân trước cơ quan nhà nước. Quy định này được thể hiện tại khoản 3 Điều 115

48 Xem chương IX từ Điều 112 đến Điều 131 StPO.

49Điều 157 StPO.

44

Bộ luật TTHS Đức: "Trong quá trình xem xét, các yếu tố buộc tội sẽ phải được trình bày

đối với bị can và anh ta phải được thông báo về quyền của mình trong việc đối đáp lại lời buộc tội hoặc giữ im lặng. Anh ta phải được tạo điều kiện bác bỏ căn cứ cho việc nghi ngờ và bắt người và đưa ra những tình tiết có lợi cho mình".

Thứ hai, đảm bảo trong giai đoạn truy tố

Giai đoạn điều tra được quy định từ Điều 151 đến Điều 177 của StPO và các hoạt động điều tra này chủ yếu được thực hiện bởi cảnh sát và công tố viên. Không giống như giai đoạn bị bắt giữ, giai đoạn này, sự tham gia của Thẩm phán rất hạn chế và dường như chỉ có nhiệm vụ giám sát tính hợp pháp của các biện pháp cưỡng chế mà công tố viên ra lệnh áp dụng cho người bị buộc tội mà khơng có quyền hành gì.51

Trong giai đoạn này, cơng tố viên đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc điều tra, truy tố52; do đó thẩm quyền của cơng tố viên có phạm vi khá rộng khi mà họ có quyền triệu tập người bị tình nghi, nhân chứng và giám định viên53 và thậm chí là có quyền chấm dứt giai đoạn điều tra với việc đưa ra các quyết định như cáo trạng54 hay các hình thức chấm dứt thủ tục tố tụng khác55; .v.v. Chính thẩm quyền to lớn của cơng tố viên nói riêng và cơ quan nhà nước nói chung mà người bị buộc tội dường như trở thành bên yếu thế và nhà nước phải tạo mọi điều kiện hợp pháp để họ có thể đảm bảo quyền cơ bản của mình. Người bị buộc tội có quyền được thơng báo về quyền im lặng của mình và song song với nó là các quyền khác như tham khảo ý kiến luật sư trước khi thẩm vấn.56 Điều đó thể hiện trong giai đoạn điều tra này, người bị buộc tội bắt buộc phải được thông báo về quyền giữ im lặng của mình. Quy định này được thể hiện rõ trong khoản 1 Điều 136 StPO khi lấy lời khai đầu tiên :"Tại thời điểm bắt đầu việc lấy lời khai lần đầu tiên,

bị cáo sẽ được thông báo về tội danh bị khởi tố và các điều khoản luật hình sự áp dụng. Anh ta sẽ được thơng báo việc theo luật pháp, anh ta có quyền trình bày ý kiến đối với lời buộc tội hoặc không phát biểu bất cứ điều gì về lời buộc tội và, ngay trước khi tiến hành kiểm tra, trao đổi với luật sư bào chữa do anh ta lựa chọn. Anh ta sẽ được hướng dẫn

51 Điều 162 StPO.

52 Khoản 2 Điều 160 StPO.

53 Điều 161a StPO.

54 Khoản 1 điều 170 StPO.

55Điều 153 StPO.

56 Craig M. Bradley (2007), Criminal Procedure, Carolina Academic Press, Durham, North Carolina, tái bản lần 2, trang 258.

45

việc có thể yêu cầu thu thập chứng cứ để phục vụ việc bào chữa. Trong những trường hợp phù hợp, bị cáo sẽ được thông báo rằng anh ta có thể trình bày ý kiến bằng văn bản".

Theo quy định hiện hành của Bộ luật TTHS Đức, người bị buộc tội được thông báo quyền im lặng và một số quyền khác như quyền được tư vấn bởi người bào chữa (do anh ta lựa chọn) ở bất kỳ giai đoạn tố tụng nào, thậm chí trước khi tiến hành thủ tục thẩm vấn. Chính vì vậy, khi bị bắt giữ, người bị buộc tội thường được khuyên nên im lặng nếu bị cảnh sát thẩm vấn và yêu cầu được gặp luật sư. Việc giữ im lặng cho đến khi nói chuyện với luật sư sẽ khơng bị coi là tình tiết chống lại người bị bắt.57

Và khoản 4 Điều 163a Bộ luật TTHS Đức trong lần lấy lời khai người bị buộc tội :

“Trong quá trình lấy lời khai bị can lần đầu của nhân viên cảnh sát, bị can phải được thông báo về tội phạm bị cáo buộc. Điều 136 khoản 1, khoản 2 và khoản 3 và Điều 136a sẽ được áp dụng đối với việc lấy lời khai bị can của cảnh sát.”

Việc quy định quyền im lặng thể hiện sự tôn trọng quyền con người đối với người bị buộc tội, do đó, lời khai xuất phát từ bất cứ hành vi nào vi phạm tới quyền này đều sẽ không được công nhận là hợp pháp ngay cả khi người bị buộc tội đồng ý sử dụng nó.58

Luật pháp của Đức khơng hề có một quy tắc thể hiện rõ việc thẩm vấn người bị buộc tội sẽ bắt buộc phải dừng lại khi người đó có yêu cầu quyền được giữ im lặng của mình cùng với các quyền cơ bản khác như yêu cầu nói chuyện với luật sư v.v… Pháp luật quy định cảnh sát không được gây bất cứ trở ngại, áp lực hay sự đe doạ nào đến người bị buộc tội để làm cho anh ta khai, nhưng song song với quyền im lặng này, người bị buộc tội vẫn có thể gặp phải những bất lợi nhất định. Về vấn đề từ bỏ quyền im lặng của người bị buộc tội, Đức không quy định hình thức cụ thể đặc biệt nào, nhưng nếu như người bị buộc tội khai thì xem như quyền im lặng của anh ta đã được từ bỏ. Qua đó, pháp luật Đức

57Khoản 1 Điều 136 StPO.

58Điều 136a StPO quy định rằng : (1) Quyền tự do của bị cáo trong suy nghĩ và trình bày quan điểm của mình sẽ

khơng bị tác động bởi việc đối xử tàn tệ, gây mệt mỏi, can thiệp về thể chất, sử dụng thuốc, hành hạ, lừa dối hoặc thôi miên. Cưỡng chế chỉ có thể được sử dụng trong phạm vi luật tố tụng hình sự cho phép. Cấm việc đe doạ bị can bằng những biện pháp không được pháp luật cho phép hoặc đưa ra lời hứa hẹn về những thuận lợi không được Luật này quy định. (2) Không được phép thực hiện các biện pháp gây ảnh hưởng tới trí nhớ của bị cáo hoặc khả năng hiểu của anh ta.(3) Việc cấm theo quy định tại khoản (1) và (2) sẽ được áp dụng cho dù có sự đồng ý của bị cáo hay khơng. Những lời khai có được do vi phạm điều cấm sẽ khơng được sử dụng, ngay cả khi bị cáo đồng ý việc sử dụng chúng.

46

cho người bị buộc tội quyền im lặng để tự bảo vệ lợi ích của mình nhưng đồng thời, người bị buộc tội cũng phải áp dụng nó một cách phù hợp để khơng gây tác động ngược lại với bản chất của quyền này.59

Các quyền cơ bản của cơng dân đều được Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể và chặt chẽ. Trong các giai đoạn tố tụng, bị can, bị cáo có quyền được trình bày ý kiến, khai báo, chỉ ra các tình huống có lợi cho sự biện hộ liên quan đến tội trạng của mình và bác bỏ mọi nghi ngờ chống lại mình (Điều 136 Bộ luật TTHS Đức). Bị can, bị cáo có quyền tự chọn người bào chữa, có quyền có mặt trong q trình thu thập chứng cứ khác (bị hạn chế trong giai đoạn tiền xét xử), làm đơn yêu cầu thu thập chứng cứ, tự mời nhân chứng và các chuyên gia giám định, phản đối, từ chối thẩm phán, quyền kháng cáo phúc thẩm, yêu cầu phiên dịch nếu khơng hiểu được ngơn ngữ chính thức hoặc khơng tự mình trình bày bằng ngơn ngữ đó được. Về trình tự, thủ tục, bị can, bị cáo có quyền tham gia một cách tích cực vào tiến trình tìm ra sự thật về vụ án bằng cách đặt câu hỏi, kể cả cho các nhân chứng và chuyên gia giám định, đưa ra đề nghị hay lời khai (Điều 257, 258 Bộ luật TTHS Đức), yêu cầu thu thập thêm bằng chứng (Điều 244, 245, 246 Bộ luật TTHS Đức). Một số quyết định nhất định chỉ có bị can, bị cáo mới được thực hiện như quyền im lặng, khơng khai báo dẫn đến tự buộc tội chính mình và quyền quyết định có kháng cáo hay khơng. Bị can, bị cáo có thể từ chối trả lời câu hỏi. Trường hợp bị can, bị cáo quyết định khai báo thì lời khai của họ chỉ có thể sử dụng làm chứng cứ khi họ không bị cưỡng bức hay lừa gạt. Pháp luật nghiêm cấm việc cảnh sát, công tố viên hay thẩm phán ở giai đoạn tiền xét xử tìm mọi cách buộc bị cáo phải khai báo trái với ý nguyện trong quá trình thẩm vấn. Điều 136a Bộ luật TTHS quy định các phương pháp bị cấm khi hỏi cung bị can, bị cáo là đối xử tàn tệ, gây mệt mỏi, can thiệp về thể chất, sử dụng thuốc, hành hạ, lừa dối, thôi miên, đe doạ bị can bằng những biện pháp không được pháp luật cho phép như đưa ra lời hứa hẹn về những thuận lợi không được pháp luật quy định, hoặc thực hiện các biện pháp gây ảnh hưởng tới trí nhớ hoặc khả năng hiểu của anh ta. Những lời khai có được do vi phạm điều cấm sẽ không được sử dụng, ngay cả khi bị can, bị cáo đồng ý việc sử dụng chúng.

Bị can, bị cáo được hưởng một số quyền như quyền loại trừ chứng cứ phạm tội nếu quá trình thu thập chứng cứ bị vi phạm. Việc thẩm vấn bị can, bị cáo phải tuân theo

47

nguyên tắc, khi thẩm vấn về tình trạng cá nhân chỉ hạn chế trong những thơng tin cần thiết để nhận dạng, danh tính. Trước khi thẩm vấn, bị can, bị cáo phải được thơng báo về tội trạng mình bị cáo buộc và điều khoản có liên quan đến tội trạng đó trong Bộ luật hình sự; được thơng báo về quyền giữ im lặng; quyền chọn Luật sư bào chữa, quyền đề nghị và tham gia tích cực vào việc thu thập chứng cứ gỡ tội (Điều 136(2)). Các chứng cứ liên quan đến bị can, bị cáo không được chấp nhận nếu họ không được thông tin về quyền im lặng khi bị lấy lời khai. Họ cũng có thể chính thức yêu cầu đưa ra bằng chứng hoặc đề nghị Toà án xem xét chứng cứ đưa ra.60

Thứ ba, đảm bảo trong giai đoạn xét xử

Đến giai đoạn xét xử cơng khai và bằng lời nói do tồ án xét xử kiểm sốt với mục đích tìm ra tội phạm và áp dụng hình phạt. Phiên tồ bắt đầu với việc công tố viên đọc cáo trạng. Ngay sau lúc bản cáo trạng được đọc thì cũng là lúc người bị buộc tội được thông báo về quyền im lặng mình và việc thẩm vấn chỉ được tiến hành khi họ muốn. Quyền im lặng được áp dụng ở giai đoạn này được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 243 Bộ luật TTHS Đức: “Bị cáo sẽ được thơng báo rằng bị cáo có thể lựa chọn việc trả lời cáo buộc đó hoặc khơng đưa ra bất kỳ tun bố nào về cáo buộc này. Nếu bị cáo đã sẵn sàng trả lời, bị cáo sẽ được kiểm tra về cáo buộc đó có liên quan tới điều 136 khoản (2). Bất kỳ việc kết án nào trước đó đối với bị cáo cũng sẽ được công bố chỉ khi vấn đề đó có liên quan tới quyết định này. Thẩm phán chủ tọa sẽ quyết định khi nào những điều kiện đó được phép cơng bố.”

Việc thơng báo quyền im lặng khơng được rõ ràng, thiếu sót trong lúc thẩm vấn cũng sẽ khiến bản cáo trạng trong phiên tồ xét xử khơng thể được chấp nhận. Chính từ sự tơn trọng các đặc quyền chống lại việc tự buộc tội, tòa án nhận thấy việc thiếu sót trong việc thơng báo quyền có thể sẽ khiến người bị buộc tội không nhận thức được cụ thể về quyền này và gây bất lợi cho bản thân khi vơ tình từ bỏ quyền này.61

60 Nguyễn Thu Quỳ, về người tham gia tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Đức,

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)