Cơ chế đảm bảo thi hành quyền im lặng trong quá trình TTHS Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 1 : NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN IM LẶNG

2.2 Quyền im lặng trong pháp luật TTHS Nhật Bản

2.2.2 Cơ chế đảm bảo thi hành quyền im lặng trong quá trình TTHS Nhật Bản

Để tìm hiểu rõ hơn về quyền im lặng trong TTHS Nhật Bản cũng như những đảm bảo thực thi quyền này, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu chủ yếu các vấn đề chính sau:

(1)Khái niệm về quyền im lặng và chủ thể hưởng quyền im lặng; (2)Giai đoạn tố tụng

được đảm bảo quyền im lặng; (3)Trách nhiệm đảm bảo thực thi quyền im lặng của người bị buộc tội.

(1) Khái niệm về quyền im lặng và chủ thể hưởng quyền im lặng:

Quyền im lặng trong pháp luật TTHS Nhật Bản cũng được thể hiện như trong pháp luật của các quốc gia khác ghi nhận quyền này. Nhật Bản cho rằng quyền im lặng là quyền mà bất kỳ người nào đều không bị bắt buộc phải làm chứng chống lại mình, bị cáo sẽ có thể im lặng từ đầu đến cuối trong phiên toà xét xử.69

Khái niệm quyền im lặng trong TTHS Nhật Bản được hiểu theo hướng người bị buộc tội (lúc này là bị cáo) có quyền được giữ im lặng trong tồn bộ thời gian diễn ra của phiên toà xét xử, và mặc nhiên tồ án hay thẩm phán khơng có quyền kết luận về ý nghĩa sự im lặng của người bị buộc tội.

68 Những mơ hình tố tụng trên thế giới, đã trích dẫn số 62, trang 22, 33.

53

Pháp luật TTHS của Nhật Bản còn quy định rõ: Người bị bắt giữ có quyền khơng khai báo gì khi họ chưa được tiếp xúc với luật sư. Việc có quyền im lặng ngay từ khi bị bắt giữ ban đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo đảm cho nguyên tắc suy đốn vơ tội được thi hành trong thực tế.

Chủ thể được đảm bảo quyền này chính là người bị buộc tội, mà cụ thể là bị cáo trong pháp luật nước này. Pháp luật Nhật Bản chỉ quy định quyền được giữ im lặng xuất hiện tại thời điểm xét xử mà không xuất hiện tại các thời điểm trước đó.

(2) Giai đoạn tố tụng được đảm bảo quyền im lặng:

Thời điểm để quyền im lặng của người bị buộc tội được đảm bảo trong pháp luật TTHS Nhật Bản không giống như trong TTHS Đức. Nếu như TTHS Đức đảm bảo quyền này cho người bị buộc tội trong tồn bộ các giai đoạn của q trình TTHS thì Nhật Bản chỉ đảm bảo cho người bị buộc tội có quyền này trong giai đoạn xét xử.

Là một nước theo mơ hình hình sự tranh tụng nên phương thức tìm ra sự thật vụ án trong TTHS Nhật Bản tuân theo những nguyên tắc tơn trọng quyền cơ bản của cơng dân nói riêng và quyền con người nói chung. Trong đó nguyên tắc cơ bản và chủ yếu nhất xuyên suốt tất cả các giai đoạn tố tụng là nguyên tắc sự thật khách quan. Điều 317 Bộ luật TTHS Nhật Bản có quy định: "Những tình tiết được tìm thấy phù hợp với thực tế vụ

án được xem là bằng chứng".70 Đây là quy định thể hiện việc xét xử vụ án phải dựa trên bằng chứng, chứng cứ, đó là điều quan trọng nhất trong q trình tìm ra sự thật vụ án. Quy định này được xem như là quy định gián tiếp công nhận quyền im lặng của người bị buộc tội; họ sẽ khơng bị xem là có tội khi chưa có bằng chứng chứng minh là mình có tội; điều này cũng thể hiện ý nghĩa của việc điều tra xét xử là dựa trên những bằng chứng, chứng cứ xác thực nhằm làm sáng tỏ vụ án. Một biểu hiện của sự công bằng giữa cá nhân phạm tội và Nhà nước.

Ở Nhật Bản, người bị buộc tội trong một vụ án hình sự hầu như có quyền rất hạn chế để được tư vấn pháp lý trong giai đoạn điều tra vụ án. Quy trình tố tụng trong giai đoạn này hoàn toàn khác với giai đoạn xét xử và cũng tại thời điểm này, họ khơng có quyền im lặng.71 Theo nhóm tác giả, chính vì ở giai đoạn này khơng tồn tại quy trình tố

70 “Những mơ hình tố tụng trên thế giới”, đã trích dẫn số 62, trang 18.

54

tụng nên khơng thể có các bên đối tụng trong giai đoạn này và chỉ đến khi bị truy tố chính thức thì mới được có những quyền cơ bản như quyền im lặng.

Quyền im lặng của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự Nhật Bản chỉ được đảm bảo trong giai đoạn xét xử. Xuất phát từ tư cách là người tham gia tố tụng, người bị buộc tội là người đóng vai trị thụ động và có quyền tự bảo vệ mình trước sự tấn công dữ dội của cơng tố viên - người đóng vai trị chủ động, do đó sự yếu thế và bất lợi của người bị buộc tội thể hiện rõ rệt. Quyền im lặng sẽ được thông báo ngay sau bản cáo trạng được công tố viên công bố bởi chủ toạ phiên toà. Quy định này thể hiện tại khoản 3 Điều 291 Bộ luật TTHS Nhật Bản: "sau khi bản cáo trạng được cơng bố, chủ toạ phiên tồ, trên cơ

sở thông báo rằng bị cáo có thể giữ im lặng trong tồn bộ q trình xét xử hoặc từ chối trả lời về những câu hỏi mang tính chất cá nhân hoặc những vấn đề cần thiết khác được quy định trong Điều lệ của tồ án với mục đích bảo vệ quyền của mình, cho phép bị cáo và luật sư có cơ hội trình bày những vấn đề liên quan đến vụ án".

Trong quá trình tố tụng Nhật Bản, người bị nghi là có hành vi phạm tội sẽ được coi là người bị tình nghi phạm tội trước khi bản cáo trạng được nộp. Sau khi truy tố, người bị tình nghi sẽ trở thành một bên tham gia tố tụng và bị tra hỏi trong quá trình này và được gọi là bị cáo. Theo như quy trình xử lý vụ án hình sự, khi chuẩn bị các công việc cần thiết cho buổi xét xử tại toà xong người bị buộc tội sẽ được thẩm phán xác định danh tính như: tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, nơi ở chính v.v… để xác định chính xác người bị buộc tội lúc đó có phải là người trong bản cáo trạng khơng. Và điều quan trọng là trong thời điểm này những câu hỏi liên quan đến nội dung vụ án sẽ không được đặt ra. Khi thẩm phán xác định được người bị buộc tội là người trong bản cáo trạng thì lúc này người bị buộc tội sẽ được yêu cầu đứng lên nghe thẩm phán buộc tôi. Không giống như các nước Anh - Mỹ, việc buộc tội trong hệ thống pháp luật Nhật Bản có sự khác biệt khi mà người bị buộc tội không phải nhận tội hay vô tội. Sau khi công tố viên đọc xong bản buộc tội cùng dẫn chứng đầy đủ các chứng cứ buộc tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự v.v…, thẩm phán sẽ thơng báo cho người bị buộc tội về quyền được giữ im lặng trong giai đoạn này và có quyền từ chối trả lời các câu hỏi khác.72

55

Với việc quy định quyền im lặng này trong giai đoạn xét xử, pháp luật TTHS Nhật Bản đã quy định trách nhiệm cần thiết và quan trọng là từ phía các cơ quan nhà nước như điều tra, xét xử v.v… Bởi vậy, giai đoạn điều tra đóng một vai trị quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án và đưa ra xét xử. Nhà nước phải chịu mọi trách nhiệm tìm ra chứng cứ, và pháp luật Nhật Bản chỉ công nhận những chứng cứ trực tiếp, trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định trong các Điều 321, Điều 322 Bộ luật TTHS Nhật Bản. Đây cũng là một quy định gián tiếp thể hiện quyền im lặng của người bị buộc tội cùng với trách nhiệm chứng minh tội phạm của cơ quan nhà nước.73

Sở dĩ pháp luật cho phép người bị buộc tội có quyền im lặng trong giai đoạn xét xử là vì giai đoạn này có vị trí và vai trị đặc biệt quan trọng, khi mà Tồ án sẽ tuyên bố một người nào đó bị truy tố có phạm tội hay khơng và phạm tội gì, hình phạt như thế nào? Và đặc biệt, pháp luật Nhật Bản quy định các quyền của người bị buộc tội được tơn trọng trước khi bản án của Tịa án có hiệu lực pháp luật. Mọi quyền công dân, quyền con người của người bị buộc tội phải được tơn trọng và chỉ có luật pháp mới có thể đem đến những biện pháp hạn chế những quyền này.

Hơn nữa, việc định tội hay xác định sự vô tội của người bị buộc tội là vơ cùng quan trọng. Nó phải được thực hiện trên cở sở các tình tiết hợp lý dựa trên những chứng cứ được viện dẫn trước toà và những lời khai của nhân chứng, người bị buộc tội v.v… Pháp luật Nhật Bản quy định việc chứng minh cũng như quyết định khả năng chấp nhận sự hợp pháp của các chứng cứ này là do thẩm phán quyết định. Song song với chứng cứ chính là lời khai của người bị buộc tội, lời khai có thể sẽ gây bất lợi cho họ; do đó, việc khai báo do bắt buộc, tra tấn hoặc đe doạ, hay trong trường hợp sau một thời gian dài bị bắt giữ và tạm giam khơng có lý do chính đáng hoặc có lý do nghi ngờ rằng lời thú tội không được tự nguyện đưa ra sẽ không được coi là bằng chứng.74

Vì quyền im lặng mà một đặc quyền vô cùng quan trọng chống lại việc tự buộc tội và thể hiện sự tôn trọng quyền cơ bản của con người, do đó, nếu phát hiện được có sự cưỡng bức, tra tấn, hoặc nghi ngờ lời thú tội của người bị buộc tội là khơng tự nguyện thì

73 Những mơ hình tố tụng trên thế giới, trích dẫn số 62, trang 27.

74 Điều 319 Bộ luật TTHS Nhật Bản: Sự thú tội do bắt buộc, tra tấn hoặc đe doạ, hoặc sau một thời gian dài bị bắt

giữ và tạm giam khụng cú lý do chớnh đáng, hoặc có nghi ngờ rằng lời thú tội khơng tự nguyện thỡ khụng được coi là bằng chứng.

56

không được coi là bằng chứng.75 Quy định này đã thể hiện rõ được hệ quả pháp lý nếu xâm phạm quyền im lặng của người bị buộc tội.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Arne F. Soldwedel, khoa Luật Đại học Temple (Nhật Bản), chính phủ nước này vẫn chưa có một bộ luật cụ thể để thực thi quyền được im lặng. Cụ thể là trong điều luật số 198 của Quy trình giải quyết phạm tội Nhật Bản, cảnh sát Nhật vẫn có quyền yêu cầu nghi can đến đồn cảnh sát với mục đích chất vấn. Trong khi lẽ ra dựa trên Điều 38 của Hiến pháp nước này, nếu như đối tượng muốn giữ im lặng thì họ đã đương nhiên không phải hiện diện tại đồn cảnh sát để “được chất vấn”.76

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)