CHƯƠNG 1 : NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN IM LẶNG
1.3 Bản chất quyền im lặng
1.3.2 Quyền im lặng là quyền mang tính quốc tế
Cùng với sự phát triển của nhân loại thì quyền im lặng đã được quy định trong các văn bản quốc tế.
Ở cấp độ toàn cầu, trước tiên phải kể đến Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (Việt Nam là thành viên của công ước) năm 1966 (ICCPR) tại Điều 14, điểm 2g đã quy định rất rõ về quyền của người bị buộc tội “Không ai bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội”; và Cơng ước về các quyền của trẻ em (điểm iv khoản 2 Điều 40) ghi nhận nguyên tắc: “Mọi người không bị bắt buộc phải khai báo để chống lại mình hoặc phải nhận tội”. Trong khi đó, Quy tắc Bắc Kinh (quy tắc 7.1) yêu cầu quyền im lặng của người chưa thành niên bị buộc tội phải được đảm bảo trong tất cả các giai đoạn của q trình tố tụng. Trong khi đó, Quy tắc Bắc Kinh (quy tắc 7.1) quy định: “Quyền của người chưa thành niên trong tất cả các giai đoạn tố tụng, cần bảo đảm các biện pháp bảo vệ mang tính thủ tục cơ bản, như giả định vô tội, quyền được thông báo về các lời buộc tội, quyền được giữ yên lặng, quyền được có luật sư bào chữa, quyền được có mặt của cha mẹ hay người giám hộ, quyền đối chất và thẩm vấn chéo các nhân chứng, quyền kháng cáo lên một cơ quan có thẩm quyền cao hơn.” Qua quy tắc trên, thấy rõ Công ước đã quy định rất rõ về quyền im lặng trước tiên là của vị thành niên. Quy chế TA hình sự quốc tế (điểm g khoản 1 điều 67) cũng có quy định trong giai đoạn xét xử, bị cáo “không bị bắt buộc phải khai báo hoặc nhận tội và được quyền giữ im lặng, việc im lặng này không là một căn cứ để xác định sự có tội hoặc vơ tội”. Các Cơng ước kể trên đã có nhiều nước thành viên tham gia ký kết. Qua đó, cho thấy quyền im lặng đã đước rất nhiều quốc gia tôn trọng. Gần đây, Việt Nam đã là thành viên của Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục - CAT 1984. Qua công ước này, nổi bật là các quyền của người bị buộc tội đặc biệt là khơng bị bức cung, nhục hình. Quy định này cũng quy định gián tiếp đề cập đến quyền im lặng của người bị buộc tội trong các giai đoạn TTHS, quốc tế hóa những cam kết trong các văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hơn nữa, Việt Nam cũng đã chính thức tham gia Cơng ước chống tra tấn vào ngày 12/11/2013 được bầu vào Hội đồng
27
nhân quyền Liên hiệp Quốc nên có thể thấy Nhà nước Việt Nam đã chính thức cơng khai và cam kết nâng cao quyền con người, trong đó có quyền im lặng. Việc thực hiện quyền im lặng cũng chính là thực tham gia ký kết.
Ở cấp độ châu lục, Công ước về các quyền con người của Châu Mỹ30 (điểm g khoản 2 điều 8) cũng khẳng định bất kỳ người bị buộc tội nào đều không bắt buộc “phải làm nhân chứng chống lại chính mình hoặc phải nhận tội”. Năm 2012, Hội đồng và Nghị viện Châu Âu đã ban hành Chỉ thị về quyền được thông tin trong các vụ án hình sự (Directive on the Right to Information in Criminal Proceedings). Theo đó, các quốc gia thành viên phải bảo đảm người bị tình nghi, bị can được thơng báo nhanh chóng về các quyền tố tụng, bao gồm quyền im lặng (điểm e khoản 1 Điều 3). Điều 6 Công ước Châu Âu về quyền con người: “trong đó có quyền được xét xử cơng khai trước một TA độc lập và không thiên vị trong thời gian hợp lý, quyền được coi là vơ tội khi chưa có phán quyết của TA, và các quyền tối thiểu khác đối với những người bị cáo buộc một tội hình sự (đủ thời gian và các điều kiện để chuẩn bị việc biện hộ bảo vệ họ, tiếp cận với đại diện pháp luật, quyền thẩm vấn các nhân chứng chống lại họ, quyền được có thơng dịch viên miễn phí)”. Các quy định trên đã ghi nhận trực tiếp (Điều 14 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị), gián tiếp (Điều 6 Công ước châu Âu về quyền con người) quyền của người bị buộc tội. Qua đó người bị buộc tội khơng có nghĩa vụ đưa ra lời khai để buộc tội chính mình hoặc thừa nhận mình có tội tức là họ có quyền im lặng, khơng khai báo bất cứ điều gì trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc tội họ.
Ở cấp độ quốc gia, tất cả các nước theo hệ thống án lệ đều ghi nhận quyền im lặng khi bị thẩm vấn bởi cảnh sát31 trong Hiến pháp, pháp luật hình sự, tố tụng hình sự hoặc luật chứng cứ. Ví dụ: Luật về Tư pháp hình sự và Trật tự công cộng năm 1994 (Criminal Justice and Public Order Act 1994) của Vương quốc Anh (Điều 34-39); Bộ luật TTHS năm 2010 của Singapore (Điều 23); các bang của Úc: Luật về các tội phạm năm 1958 (Victoria) (khoản 3, Điều 464A), Luật về Chứng cứ năm 1995 (New South Wales) (Điều
30 Công ước này được ký kết và thông qua ngày 22/11/1969.
28
89). Ở Mỹ, đặc quyền chống lại sự tự buộc tội là một quyền hiến định (theo Bản sửa đổi thứ năm của Hiến pháp)32. Ở Mỹ, Cách mạng ở Mỹ thành công (1979) đã đề xuất nhiều tư tưởng tiến bộ để bảo vệ quyền con người và quyền công dân. Trong bản tuyên ngôn nhận quyền Hoa Kỳ năm 1979, nổi bật có Tu chính án số 5 đã xác định “Không ai bị bắt
buộc phải tự buộc tội chính mình, cũng như bị tước đoạt quyền sống, quyền tự do hay quyền tài sản một cách bất hợp pháp trừ khi vào một hoặc một bản cáo trạng của Đại Bồi thẩm đoàn, ngoại trừ trong trường hợp phát sinh về đất đai hoặc hải quân, hoặc trong lực lượng dân quân, trong khi dịch vụ thực tế tại thời điểm chiến tranh hoặc nguy hiểm công cộng; cũng không một người nào bị xử hai lần cùng một tội; cũng không bắt buộc họ làm nhân chứng để chống lại chính mình.” Trong vụ án hình sự “Miranda”33, TA tối cao Mỹ yêu cầu cảnh sát phải thông báo cho một người trước khi bắt đầu việc hỏi cung rằng anh ta có quyền im lặng (và cả việc có luật sư trong q trình hỏi cung). Nếu như người này bày tỏ ý định muốn im lặng, buổi hỏi cung phải được tạm ngưng. Bất kỳ lời khai nào khi thu thập mà vi phạm quy tắc này sẽ khơng được viện dẫn trong q trình xét xử để làm căn cứ buộc tội34. Nhiều nước theo hệ Thống pháp luật Châu Âu lục địa cũng đã ghi nhận quyền im lặng cho người bị buộc tội. Ví dụ: BLTTHS năm 2000 của Pháp (Điều 116), BLTTHS năm 1987 của Đức (Điều 136), BLTTHS năm 1981 của Na Uy (Điều 90),…
Như vậy, quyền im lặng đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lí quốc tế. Ngày này, việc tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền im lặng không chỉ đơn thuần là cơng việc nội bộ của quốc gia, mà nó mang tính chất phổ biến của tồn nhân loại. Các chuẩn mực quốc tế về quyền im lặng được cộng đồng quốc tế cùng nhau thiết lập đã trở
32 Quyền này cũng được ghi nhận trong Hiến pháp một số nước khác như: Ấn Độ (khoản 3 Điều 20); Papua New Guinea(khoản 1 Điều 37); New Zealand (khoản 4 Điều 23).
33 Vụ án Mirinda và bang Arizona (1966), 384 U.S. 436.
34 James J Tomkovicz, “Sự loại trừ mang tính hiến định [Constitutional Exclusion](Oxford University
Press”, (2011), Chương 3, trích dẫn bởi Ho Hock Lai, ‘Đặc quyền chống lại sự tự buộc tội và Quyền được tiếp cận với luật sư: Một sự đánh giá mang tính so sánh’ [The Privilege Against Self-Incrimination and Right of Access to a Lawyer: A Comparative Assessment], Singapore Academy of Law Journal (2013) số 25, trang 827.
29
thành nguyên lý phổ biến, chuẩn mực chung, địi hỏi bất kì quốc gia nào, dân tộc nào, dù là nước đang phát triển hay phát triển, hay theo bất kì chính thể Nhà nước nào đi chăng nữa cũng phải tuân theo, một khi đã tham gia.