6. Kết cấu của luận án
2.2.4. Phân tích đóng góp và thụ hưởng của các thành phần tham gia xuất khẩu
khẩu gạo trong chuỗi giá trị
Trong chuỗi sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, phần được hưởng lợi nhiều nhất thuộc về những đơn vị cung ứng phân phối phân bón, thuốc BVTV, tiếp đến là đầu mối xuất khẩu gạo, sau đó là các doanh nghiệp thu mua chế biến và thương lái. Họ chỉ kinh doanh và thu được lãi trên 70%, cịn nơng dân được hưởng lợi thấp hơn 30%. Trong chuỗi giá trị cịn có một số trung gian khác. Các trung gian này có thể khơng chỉ kinh doanh lúa gạo mà cịn kinh doanh các mặt hàng khác và cũng tham gia khâu quảng bá sản phẩm, kết nối các tác nhân trong chuỗi giá trị với nhau gọi là “ cò”, chẳng hạn “ cị” kết nối nơng dân và thương lái, nông dân với người bán lẻ, thương lái và nhà xay xát với người bán buôn; người bán lẻ với người bán buôn.
Điều tra thực địa tại tỉnh An Giang trong năm 2012 chỉ ra rằng:
- Thương lái tham gia ngày càng sâu hơn vào chuỗi giá trị trong khi đó nhà xay xát lại giảm mức độ tham gia, hiện thường chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ xay xát cho thương lái.
- Số lượng các trung gian khác cũng giảm mạnh do thương lái và nhà bán bn có xu hướng th dịch vụ vận chuyển nhiều hơn.
Theo điều tra của Oxfam và Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thơn (IPSARD) năm 2011 tại tỉnh An Giang thì:
- Nơng dân sản xuất lúa đóng góp cao nhất trong tổng giá trị gia tăng tạo ra 63% (chưa tính cơng lao động của các thành viên gia đình họ) trong khi thương lái và các doanh nghiệp xuất khẩu chia đều 37% cịn lại. Nếu tính tổng giá trị, mỗi hộ nơng dân chỉ thu được 27,3 triệu đồng cho cả năm lao động vất vả, trong khi mỗi thương lái trung bình thu về 300 triệu đồng và mỗi doanh nghiệp xuất khẩu thu lợi nhuận 25 tỷ đồng một năm. Chưa hết phần lớn những đợt giá gạo xuất khẩu lên cao đều do tác động tăng mạnh giá xăng dầu, giá phân bón hay mất mùa. Song việc thiếu kỹ năng thị trường và thiếu những tổ chức thật sự đại diện cho quyền lợi của mình, những người nơng dân nhỏ lẻ thường khó có thể bán được lúa vào đúng thời điểm giá cao và có lãi nhất.
Theo kết quả điều tra, phỏng vấn sâu của nhóm nghiên cứu với hai doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho thấy trong hai đợt gạo xuất khẩu tăng giá năm 2008 và năm 2010, giá gạo tăng đã giúp lợi nhuận của hai doanh nghiệp này tăng vọt từ 7% năm 2007 lên 99% năm 2008 và 97% năm 2010, mặc dù mức tăng doanh thu của cả hai đều khơng đáng kể.
Tóm lại, mức thụ hưởng giá trị gia tăng của các thành phần trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất chế biến và xuất khẩu lúa gạo cịn thấp, nhất là đối với nơng dân. Vì vậy, nếu khơng có giải pháp nâng cao lợi nhuận cho nông dân đảm bảo cho họ được hưởng ngang bằng với mức đóng góp của họ trong việc tạo ra giá trị gia tăng, ngành nơng nghiệp khó có thể phát triển bền vững.