6. Kết cấu của luận án
3.3. QUAN ĐIỂM VỀ SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT
3.3.1. Đầu tư có trọng điểm và đồng bộ cho sản xuất và xuất khẩu gạo ở
THỊ TRƯỜNG GẠO Ở ĐBSCL
Dựa trên tiếp cận cho rằng, phát triển thị trường xuất khẩu gạo vừa phải tuân thủ quy luật thị trường vừa phải sử dụng các giải pháp hỗ trợ người sản xuất, đảm bảo cho họ có mức lãi thỏa đáng để họ an tâm sản xuất gạo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Vì vậy, sử dụng các giải pháp tài chính cần quán triệt một số quan điểm cụ thể sau:
3.3.1. Đầu tư có trọng điểm và đồng bộ cho sản xuất và xuất khẩu gạo ở ĐBSCL ĐBSCL
Quan điểm đầu tư có trọng điểm thể hiện sự tập trung nguồn lực ưu tiên cho một vùng hoặc một số lĩnh vực nào đó. Đầu tư trọng điểm là phương thức trái ngược với đầu tư dàn trải, mà nhược điểm lớn nhất là nguồn vốn bị dàn trải, xé nhỏ, khó lịng đáp ứng được một mục tiêu nào một cách trọn vẹn; cuối cùng sẽ dẫn đến phi hiệu quả trong sử dụng đồng vốn. Vì vậy, đầu tư trọng điểm cho phép tạo lập nguồn lực lớn hơn nhằm khai thác lợi thế về sản xuất gạo, giải quyết dứt điểm các mục tiêu phục vụ xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và nguồn lượng thực dự trữ.
Đầu tư trọng điểm cho sản xuất và xuất khẩu gạo ở ĐBSCL thể hiện ở chỗ các nguồn lực đầu tư cho vùng này được ưu tiên hơn so với các vùng miền khác trong cả nước. Đối với vùng, ưu tiên đầu tư cũng cần được hiểu là ưu tiên theo vùng địa lý (địa phương cụ thể) và theo lĩnh vực.
Theo vùng địa lý, đối tượng ưu tiên là các địa phương được quy hoạch cho sản xuất gạo xuất khẩu, cho các địa phương thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”.
Theo lĩnh vực, đối tượng ưu tiên đầu tư là xây dựng và nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông, nghiên cứu và sản xuất giống lúa có chất lượng cao, nghiên cứu và
sản xuất hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản gạo. Đó là những vấn đề mà ĐBSCL đang cịn nhiều hạn chế và có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và xuất khẩu gạo hiện nay.
Chủ trương đầu tư trọng điểm cho sản xuất và xuất khẩu gạo ở ĐBSCL cho đến nay vẫn chưa được vận dụng phù hợp vào điều kiện cụ thể của vùng này. Tình trạng đầu tư dàn trải vẫn còn khá phổ biến nên năng suất và chất lượng gạo còn thấp, tổn thất sau thu hoạch vẫn còn cao nên gây thiệt hại cho người trồng lúa và ảnh hưởng đến mở rộng thị trường tiêu thụ, đời sống nông dân trồng lúa thấp, phần đơng vẫn cịn nghèo.
Quan điểm đầu tư đồng bộ cho sản xuất và xuất khẩu gạo ở ĐBSCL thể hiện sự tập trung nguồn lực cho tất cả các khâu, các hoạt động có liên quan đến q trình sản xuất và xuất khẩu gạo. Quan điểm đầu tư đồng bộ sản xuất và xuất khẩu gạo ở ĐBSCL phải được nhận thức và vận dụng cùng với quan điểm đầu tư trọng điểm. Nghĩa là trên cơ sở quy hoạch lại ngành trồng lúa theo vùng sản xuất tập trung quy mô lớn cần tạo ra mối liên kết từ sản xuất, thu hoạch, chế biến, dự trữ và xuất khẩu gạo theo chuỗi giá trị hướng tới thị trường tiêu thụ có lợi cho nơng dân và các doanh nghiệp tham gia kinh doanh gạo. Chuỗi giá trị của sản xuất và xuất khẩu gạo bao gồm các khâu: Trồng lúa, thu gom, xay xát, dự trữ lưu thông, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng. Mỗi khâu trong chuỗi giá trị đó đều có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo, đảm bảo hài hịa các lợi ích của tất cả các khâu có liên quan đến xuất khẩu gạo. Đầu tư đồng bộ là nhằm khắc phục tình trạng đã tồn tại lâu đời ở nước ta trong phát triển các ngành kinh tế nói chung và gạo nói riêng là đang tìm cách bán những sản phẩm ta có chứ chưa thật sự quan tâm đầu tư sản xuất những sản phẩm (những loại gạo) mà xã hội cần, nhất là sản phẩm xuất khẩu. Hiện nay xuất khẩu gạo đang gặp nhiều khó khăn, thậm chí khơng tiêu thụ được ngun nhân có nhiều nhưng trong đó do từ lâu chúng ta chưa thật sự quan tâm đầu tư đồng bộ cho sản xuất các loại gạo chất lượng cao theo yêu cầu của thị trường (cả số lượng và chất lượng). Bất cập lớn nhất và cũng là trở ngại của quá trình phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo ở ĐBSCL hiện nay là do chưa xây dựng được mối quan hệ liên kết
từ sản xuất đến các khâu sau thu hoạch và tiêu thụ lúa hàng hóa. Hiện nay tình trạng sản xuất gạo dư thừa rất khó tiêu thụ đang đặt ra cho nhà nước cũng như các ngành, các cấp chính quyền phải cùng nhau tìm giải pháp hỗ trợ người nông dân xuất khẩu gạo có lợi nhất. Tuy nhiên, thực tế vẫn cịn bế tắc chưa có lời giải để hỗ trợ nơng dân xuất khẩu gạo có lợi nhất. Ngun nhân của tình trạng trên là do một thời kỳ dài trong phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo ở Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống giải pháp tài chính tác động đồng bộ vào sản xuất, các hoạt động sau thu hoạch và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Kinh nghiệm thực tiễn của các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới cho thấy không nước nào chỉ chú trọng khâu sản xuất mà xem nhẹ các hoạt động sau thu hoạch, nhất là khâu phơi sấy, bảo quản, chế biến và xuất khẩu gạo. Chính vì thế nên gạo cùng loại của Việt Nam bao giờ cũng bán với giá thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan. Nguyên nhân là do Thái Lan rất quan tâm đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch, nhất là công nghệ chế biến và đầu tư cho hoạt động quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu.v.v.
Trong thực tế phát triển sản xuất gạo ở ĐBSCL hiện nay mới chú trọng nhiều hơn ở khâu sản xuất, còn khâu sau thu hoạch chưa được quan tâm đầu tư thỏa đáng nên việc phơi sấy, chế biến, bảo quản gạo còn nhiều bất cập, gây thiệt hại cho người trồng lúa và ảnh hưởng đến chất lượng gạo.
Mỗi địa phương trên cơ sở quy hoạch sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng cần xây dựng các dự án đầu tư để giải quyết các vấn đề cụ thể về sản xuất và công nghệ sau thu hoạch một cách đồng bộ nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất, thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, chế biến và tiêu thụ một cách tốt nhất.