6. Kết cấu của luận án
3.1.2 Dự báo nhu cầu thế giới và khả năng xuất khẩu gạo của ĐBSCL
3.1.2.1. Thị trường xuất khẩu thế giới
Tốc độ tăng dân số thế giới được giả thiết ở mức bình quân khoảng 1%/năm trong suốt thời kỳ dự báo đến năm 2020. Tốc độ tăng dân số ở hầu hết các nước đang phát triển vẫn cao hơn các nước còn lại trên thế giới. Kết quả là, tỷ lệ dân số của các nước đang phát triển trong tổng dân số thế giới sẽ tăng lên 82% vào năm 2020.
Sự gia tăng dân số ở các nước đang phát triển cùng với gia tăng đơ thị hóa và phát triển tầng lớp trung lưu là đặc biệt quan trọng đối với dự báo gia tăng nhu cầu lương thực, thực phẩm trên thế giới. Khác với các nước có trình độ phát triển cao hơn, dân số ở các nước đang phát triển phổ biến là lớp người trẻ hơn, là lớp người tiêu dùng nhiều lương thực, thực phẩm hơn, với các chủng loại ngày càng đa dạng.
Hơn nữa, giá dầu thô được dự báo sẽ tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung, với chi phí nhập khẩu dầu thơ của các nhà máy lọc dầu dự báo sẽ vượt mốc 110 USD/thùng vào cuối thời kỳ dự báo. Sự tăng giá dầu thô này sẽ làm tăng chi phí sản xuất trong khu vực nơng nghiệp và tăng chi phí giao thơng trong hoạt động xuất khẩu.
Theo USDA, giai đoạn 2009-2019, sản lượng gạo trên thế giới sẽ tăng ở mức 0,78%/năm và đạt 474,6 triệu tấn vào năm 2019; mức tiêu dùng gạo tăng 1%/năm và nhu cầu đến năm 2019 là 477,8 triệu tấn và từ năm 2013 trở đi thế giới sẽ liên tục bị thâm hụt gạo, từ 1,9-4,4 triệu tấn/năm, thuận lợi cho các nước xuất khẩu gạo.
Mậu dịch gạo thế giới giai đoạn 2009-2019 sẽ tăng ở mức 2,4%/năm và đạt 38,7 triệu tấn vào năm 2019, tăng 23% so với kỷ lục của năm 2006. Các giống gạo hạt dài chiếm 75%, gạo trung bình và hạt ngắn chiếm 10-12%, còn lại là gạo thơm, chủ yếu là gạo Basmati và Jasmine. Những yếu tố làm tăng mậu dịch gạo thế giới là nhu cầu tăng ổn định do tăng dân số ở các nước đang phát triển và các nước nhập khẩu gạo chính khơng có khả năng gia tăng sản lượng đáng kể.
Theo cảnh báo của Tổ chức Oxfarm, giá lượng thực thế giới sẽ tăng gấp đơi trong vịng 20 năm tới, chi phí cho cây trồng sẽ tăng 150-180% so với năm 2010. Theo FAO, giá gạo thế giới sẽ tăng từ 40-48% cho giai đoạn 2015-2020 và năm 2010, thế giới còn 925 triệu người đói lương thực. Theo báo cáo mới nhất của Viện chính sách đất đai – một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Wasington (Mỹ), hiện tượng thiếu hụt lương thực được cảnh báo từ lâu, đã bắt đầu rõ nét ngay từ đầu năm 2011.
Những năm tới, khả năng tăng diện tích trồng lúa của thế giới sẽ bị hạn chế do đất xây dựng, công nghiệp và đất ở ngày càng tăng lấn chiếm đất lúa. Do đó, thâm canh để tăng năng suất và sản lượng là chủ trương được nhiều nước lựa chọn. Tuy nhiên, cả diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới sẽ tăng không ổn định, vì phụ thuộc nhiều vào biến động thiên tai (lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh…).
3.1.2.2. Xuất khẩu gạo của ĐBSCL
Dự kiến mức tiêu thụ lúa gạo của vùng, kể cả các nhu cầu khác, đến năm 2020 khoảng 13 – 14 triệu tấn, sản lượng lúa của vùng có thể tham gia xuất khẩu gạo theo các mức sản lượng dự kiến như sau:
- Xuất khẩu gạo cả nước đạt mức thấp: 3 - 4 triệu tấn, tương ứng với sản lượng lúa của vùng đạt 21,0 triệu tấn.
- Xuất khẩu gạo cả nước đạt mức trung bình: 5 - 6 triệu tấn, tương ứng với sản lượng lúa của vùng đạt 22,5 triệu tấn.
- Xuất khẩu gạo cả nước đạt mức cao: 7 - 8 triệu tấn, tương ứng với sản lượng lúa của vùng đạt 24,0 triệu tấn.
- Xuất khẩu gạo cả nước đạt mức cao: 9 - 10 triệu tấn, tương ứng với sản lượng lúa của vùng đạt 26,0 triệu tấn.