6. Kết cấu của luận án
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
2.4.1 Kết quả đạt được
Trong nhiều năm qua sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước, an ninh lương thực quốc gia và đẩy mạnh xuất khẩu, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đạt được những thành tựu đó là do trong chiến lược và chính sách phát triển kinh tế nói chung, nơng nghiệp nói riêng vùng ĐBSCL đã biết khai thác lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế, xã hội của vùng này. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành cơng là chúng ta đã có sự đánh giá đúng đắn về lợi thế của vùng trong phát triển nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa gạo để từ đó có có chiến lược đầu tư cho vùng này. Trong hàng chục năm qua nhờ việc thực hiện tổng hợp các chính sách, trong đó có các chính sách về tài chính, tín dụng đã góp phần quyết định cho sự thành cơng về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Có thể đánh giá những kết quả đạt được trong việc sử dụng các giải pháp tài chính đối với xuất khẩu lúa gạo ở ĐBSCL thời gian qua trên các mặt chủ yếu sau:
- Các giải pháp tài chính đã tập trung vào việc giải quyết những khó khăn cho vùng về sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Do tính đặc thù của vùng ĐBSCL nên chi ngân sách nhà nước hàng chục năm qua đã tập trung đầu tư cho thủy lợi. Nhờ đó nhiều vùng ngập mặn, vùng sình lầy.v.v. đã trở thành vùng sản xuất lúa hiệu quả như vùng Đồng Tháp Mười chẳng hạn. Hầu hết các vùng trồng lúa ở ĐBSCL đã cơ bản giải quyết được vấn đề tưới tiêu nên đưa năng suất lúa khơng ngừng tăng lên.
- Đã có sự quan tâm đầu tư tương đối đồng bộ cho các khâu có liên quan đến sản xuất và xuất khẩu gạo. Cùng với việc tăng cường đầu tư cho thủy lợi thì các khâu khác như giống, cơ giới hóa, cơng nghệ sau thu hoạch (chế biến, bảo quản, dự trữ) cũng được quan tâm đầu tư nên vừa thúc đẩy tăng năng suất, nâng cao chất lượng gạo, vừa giảm được tổn thất sau thu hoạch.
Cụ thể, tỷ lệ diện tích được sử dụng giống mới ngày càng tăng, các khâu làm đất, gieo cấy và thu hoạch lúa cũng được cơ giới hóa ngày càng cao. Kỹ thuật phơi sấy, bảo quản và xay xát gạo xuất khẩu ngày càng hiện đại nên gạo xuất khẩu chất lượng ngày càng cao (tỷ trọng gạo xuất khẩu loại 5% tấm ngày càng tăng).
- Các chính sách và giải pháp tài chính đã có sự quan tâm bước đầu đến việc hình thành các vùng sản xuất lúa gạo tập trung, chuyên canh quy mô lớn ở các địa phương của vùng. Điều đó tạo thuận lợi cho việc nâng cao năng suất và sản lượng gạo xuất khẩu của các tỉnh trong vùng này.
- Ngồi các nguồn lực tài chính của trung ương, các chính sách tài chính đã biết phát huy sức mạnh tổng hợp vào đầu tư sản xuất và xuất khẩu gạo. Các tỉnh trong vùng đã huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư sản xuất và xuất khẩu gạo thông qua việc dành ngân sách địa phương cho sản xuất nông nghiệp, thông qua việc huy động các thành phần kinh tế, nhất là hộ nông dân, các doanh nghiệp tư nhân trong vùng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chẳng hạn, trong nhiều năm qua khâu xay xát gạo ở vùng ĐBSCL chủ yếu do các cơ sở xay xát tư nhân đảm nhiệm nên đã góp phần quan trọng vào tăng sản lượng gạo xuất khẩu. Nhiều nông dân đã đầu tư tự nghiên cứu tạo ra giống lúa năng suất cao, nghiên cứu sản xuất, chế tạo ra các loại máy móc phục vụ khâu sản xuất, bảo quản, chế biến lúa gạo.