6. Kết cấu của luận án
2.1.2. Lợi thế về điều kiện tự nhiên
Nước ta có điều kiện khí hậu và sinh thái khá phong phú và đa dạng. Với sự hình thành 7 vùng sinh thái khác nhau, mỗi vùng có những nét đặc thù có những thế mạnh (lợi thế ) riêng trong phát triển sản xuất nơng nghiệp, với việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật ni,... mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta, đặc biệt có nhiều tiểu vùng “sinh thái - khí hậu đặc thù” cho phép phát triển một số cây đặc sản có giá trị xuất khẩu cao, mà ít nơi có được, tạo cho nơng sản Việt Nam có năng suất sinh học cao và những đặc trưng về “hương vị - chất lượng” tự nhiên, được thế giới ưa thích, là những lợi thế trong cạnh tranh về tính độc đáo của nơng sản Việt Nam. Mà ở một số vùng đã hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi cho việc bố trí cây trồng vật ni có giá trị xuất khẩu lớn, mang tính đặc sản, có giá trị của nền nông nghiệp Việt Nam như:
- Vùng ĐBSCL được đánh giá vào loại phì nhiêu trên thế giới. Độ màu mỡ và những đặc điểm thời tiết khí hậu – mùa vụ cho phép ở ĐBSCL sản xuất lúa quanh năm (3 vụ) trên diện rộng và thích nghi với nhiều giống lúa cao sản, lúa đặc chủng, lại có năng suất cao. Có thể nói sản xuất lúa chúng ta khơng thua kém gì với Thái Lan mà cịn đáp ứng được tính đa dạng về chủng loại và phẩm cấp gạo cho thị hiếu tiêu dùng ngày càng đa dạng hiện nay trên thế giới
- Điều kiện đất đai
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011, tổng diện tích các tỉnh thuộc Đồng bằng sơng Cửu Long là 40.548,2 km² và tổng dân số của các tỉnh trong vùng là 17.330.900 người, mật độ dân số trung bình 432 người/km2. Đây là vùng đồng bằng khơng chỉ rộng lớn nhất của Việt Nam mà còn là một trong những hệ đồng bằng lớn trên thế giới. Bình quân đất sản xuất nông nghiệp khoảng 1.859 m2/người.
Đất đai rất bằng phẳng và có nhiều loại, phục vụ đa dạng cho phát triển kinh tế và có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, bao gồm: 1,2 triệu ha đa đất phù sa tốt (chiếm 29,7%), phân bố chủ yếu ven và giữa sông Tiền, sơng Hậu. Đây
là nhóm đất tốt nhất, thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp, có thể canh tác nhiều loại cây trồng như: bông, đậu nành, cây ăn trái, rau đậu, nhất là lúa...
Hiện nay hầu hết diện tích đất phù sa tốt đã được khai thác và đây là địa bàn thâm canh chính cho lúa, hoa màu, cây công nghiệp và cây ăn trái vùng Đồng Bằng Sơng Cửu Long.
Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước nhưng miền Tây đóng góp hơn 50% diện tích lúa. Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang. Bình quân lương thực đầu người gấp 2.3 lần so với lương thực trung bình cả nước. Nhờ vậy nên Đồng bằng sơng Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước.
- Điều kiện nguồn nước:
+ Nguồn nước mặt ở ĐBSCL khá dồi dào, bao gồm hệ thống sông thiên nhiên và hệ thống kênh đào chằng chịt, mang nguồn nước dàn trải hầu như rộng khắp đồng bằng, chủ yếu nhất là 2 hệ thống sơng chính: hệ thống sơng Cửu Long và hệ thống sông Vàm Cỏ. Với khoảng 2.500 km sông rạch tự nhiên, khoảng 3.000 km kênh đào và khoảng 1 triệu ha bề mặt ngập nước theo mùa, được hình thành nhiều hệ sinh thái đa dạng, là nơi sinh trưởng và cư trú của nhiều hệ động, thực vật thích nghi với cả môi trường nước ngọt và mặn.
+ Nguồn nước ngầm: ở ĐBSCL được đánh giá là có trữ lượng lớn. Tổng trữ lượng tiềm năng của vùng trên 84 triệu m3/ngày. Với hiểu biết hiện nay về địa chất thuỷ văn, thì sản lượng khai thác an tồn được đánh giá ở mức 1 triệu m3/ngày đêm, chủ yếu dựa vào tầng bên trên, là 1 trong 5 tầng chứa nước ở ĐBSCL. Hiện nay tổng lượng nước đang khai thác sử dụng là 854 ngàn m3/ngày, trong đó lượng nước ngầm chiếm hơn 12%.
+ Thuỷ triều biển Đông theo sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ xâm nhập sâu vào đồng bằng và ảnh hưởng lên phần lớn diện tích của ĐBSCL. Sự xâm nhập của thuỷ triều kéo theo sự xâm nhập mặn cho khoảng 1,7 triệu ha đất vùng ven biển, có làm ảnh hưởng đến sản xuất trồng trọt, nhưng lại mở ra một tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ để lấy sản phẩm xuất khẩu.
+ Do chế độ thuỷ văn có tính chu kỳ hàng năm, nên có gần 2 triệu hecta, trải rộng trên lãnh thổ của 9 tỉnh (An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An và Bến Tre) ở ĐBSCL bị ngập lũ kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 với các cấp độ ngập khác nhau. Ngập lũ đã gây ra những khó khăn nhất định cho sản xuất và đời sống dân sinh. Tuy nhiên, lũ mang nguồn phù sa bồi đắp cho đồng ruộng, dịng chảy lũ có tác dụng tốt trong việc cải tạo môi trường nước và cải tạo đất, vệ sinh đồng ruộng; mặt khác, cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, kinh tế dân sinh và tạo nên một vùng sinh thái nước ngọt rộng lớn cho đồng bằng.
- Điều kiện khí hậu:
ĐBSCL mang đặc trưng của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa với một nền nhiệt cao và ổn định trong năm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 250C, nhiệt độ tối cao trung bình 26 – 270C, tối thấp trung bình 23-240C. Tổng tích ơn hàng năm trên 9.0000C. Với nền nhiệt độ như vậy, rất thích hợp cho các cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới trong đó có cây lương thực như lúa, ngơ và có thể bố trí được 3 – 4 vụ cây ngắn ngày/năm. Đây là một trong những lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều chủng loại cây trồng vật nuôi, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản của vùng.
Lượng mưa trung bình 1.520 – 1.580 mm/năm và chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa thường từ tháng 7 đến tháng 12, tập trung khoảng 75% lượng mưa cả năm; mùa khơ từ tháng 1 đến tháng 6 ít mưa có thể gây nên hạn hán cục bộ.
Khí hậu là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống canh tác và năng suất lúa. Đồng bằng sơng Cửu Long có hai mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt, nhưng nhiệt độ cao hơn miền Bắc. Vì vậy, nơng dân ở ĐBSCL có thể trồng ba vụ lúa trong một năm, trong khi đó miền Bắc chỉ có thể trồng hai vụ một năm, do nhiệt độ trong mùa đơng thấp. ĐBSCL có điều kiện khí hậu thuận lợi, cây lúa được đưa vào trồng muộn hơn, quy mô nông hộ lớn hơn và gần đây, hệ thống cơ sở hạ tầng thuỷ lợi mới phát triển đem lại nhiều cơ hội gia tăng sản lượng lúa hơn tỉnh phía Bắc.
Hàng năm có bảy tỉnh vùng ĐBSCL thường xun bị ngập lụt do nước lũ từ thượng nguồn sông Mê Kơng đổ về, trong đó Đồng Tháp, An Giang, Long An và Kiên Giang là những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, còn Tiền Giang, Cần Thơ và Vĩnh Long chịu ảnh hưởng một phần. Biện pháp đối phó là sử dụng những giống lúa ngắn ngày (vụ hè thu) để thu hoạch vào trung tuần tháng 8 tránh lũ sớm đầu mùa. Đôi khi lũ lụt gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất (năm 2.000 làm hư hại 200 ngàn ha lúa), làm hư hỏng đường giao thơng, nhà ở, trường học,… thậm chí thiệt hại đến cả tính mạng của người dân.