6. Kết cấu của luận án
1.2. TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO
1.2.1.3. Định hướng hoạt động xuất khẩu gạo
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động xuất khẩu gạo chịu sự tác động của các quy luật thị trường. Vì vậy, người sản xuất gạo cũng như các tổ chức kinh doanh gạo phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung - cầu gạo trên thị tr- ường để định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh của mình. Sự thay đổi chiến lược sản xuất - kinh doanh của các chủ thể có liên quan đến sản xuất và xuất khẩu gạo để thích ứng với điều kiện của thị trường mới có khả năng tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, gạo là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội, không chỉ là vấn đề cấp thiết trước mắt mà cịn có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo có tính đặc thù khơng giống với những hàng hóa thơng thường khác là chịu sự tác động trực tiếp của các điều kiện tự nhiên và của quy luật sinh học nên sản xuất và thu hoạch có tính thời vụ rất rõ rệt.
Ở Việt Nam gạo chủ yếu tập trung ở 2 vùng đồng bằng trọng điểm: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sơng Cửu Long. Ngồi ra cịn phân bố rải rác ở các vùng đồng bằng của các tỉnh miền trung nhưng với quy mô không lớn. Sản xuất và thu hoạch gạo mang tính thời vụ nên quy luật cung cầu tác động tiêu cực gây nhiều khó khăn cho người sản xuất cũng như hoạt động tiêu thụ gạo. Thông thường vào thời vụ thu hoạch giá lúa trên thị trường thường xuống thấp và người sản xuất cũng rất khó tiêu thụ nên gây cho họ nhiều khó khăn trong bảo quản và thu hồi vốn để đầu tư cho vụ sản xuất tiếp theo.
Vì vậy, nếu khơng có sự can thiệp của Nhà nước thì hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo, nhất là hoạt động xuất khẩu sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó sẽ gây ra những hậu quả khơng chỉ về kinh tế mà cả về chính trị, xã hội .
Vai trò của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu gạo là rất quan trọng và không thể thiếu. Hoạt động xuất khẩu gạo chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó chính sách của Nhà nước, như: quy hoạch tổng thể và cụ thể cho từng vùng, từng ngành, từng loại sản phẩm chủ yếu; chính sách đầu tư; chính sách tài chính; chính sách tiền tệ; chính sách phát triển khoa học cơng nghệ; chính sách
khuyến khích xuất khẩu; chính sách đào tạo nguồn nhân lực; các chính sách xã hội; v.v…và Nhà nước phải sử dụng một hệ thống các công cụ, giải pháp để thực hiện các chính sách đó. Việc thực hiện định hướng cho quá trình hoạt động xuất khẩu gạo của Nhà nước trước hết được thực hiện bởi các công cụ, giải pháp về quy hoạch, kế hoạch và tổ chức. Tuy nhiên, chính sách tài chính của Nhà nước có sự chi phối và tác động rất mạnh mẽ đến quá trình định hướng này, vai trị đó thể hiện tập trung ở những nội dung sau đây:
- Một là, trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, Nhà nước sử dụng các cơng cụ của chính sách tài chính như: chi ngân sách, tín dụng ưu đãi ... như một đòn bẩy kinh tế để hướng các chủ thể trong nền kinh tế thực hiện các mục tiêu sản xuất và xuất khẩu gạo đã hoạch định;
- Hai là, mọi hoạt động kinh tế theo quy hoạch, kế hoạch phải được tài trợ bởi một nguồn lực tài chính nhất định. Vì vậy, tài chính có vai trị đảm bảo sự tài trợ đúng hướng để các ý đồ quy hoạch, kế hoạch về sản xuất và tiêu thụ gạo trở thành hiện thực;
- Ba là, những cơng cụ tài chính có tính linh hoạt cao do sử dụng lợi ích kinh tế như một động lực nên tác động của nó đối với q trình hoạt động tiêu thụ gạo là khá mạnh mẽ.
Mặc dù, Nhà nước không phải là chủ thể duy nhất tài trợ cho quá trình hoạt động tiêu thụ gạo, nhưng vai trò định hướng cho hoạt động tiêu thụ gạo của tài chính gắn liền với vai trị điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Bằng việc sử dụng các công cụ tài chính để Nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hoạt động tiêu thụ gạo qua đó định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ gạo theo định hướng của Nhà nước.
1.2.2. Tác động của các chính sách tài chính đối với hoạt động xuất khẩu gạo
Cơ chế tác động của các công cụ tài chính đối với hoạt động xuất khẩu gạo có thể theo phương thức tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các chủ thể có liên quan đến quá trình sản xuất và xuất khẩu gạo.
Tác động trực tiếp, là việc sử dụng các cơng cụ tài chính nhằm làm thay đổi quy mơ, trình độ, chất lượng hoạt động của các bộ phận cấu thành quá trình hoạt động xuất khẩu gạo, như đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu gạo, đầu tư xây dựng và hiện đại hóa hệ thống cơng nghiệp chế biến, bảo quản gạo.v.v.
Tác động gián tiếp, là việc sử dụng các công cụ tài chính tác động nhằm tạo mơi trường thuận lợi, hoặc các lĩnh vực có liên quan đến q trình hoạt xuất khẩu gạo như đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển các ngành dịch vụ cho nông nghiệp, phát triển hệ thống thị trường …
Để các công cụ tài chính phát huy tối đa các nguồn lực phục vụ quá trình hoạt động xuất khẩu gạo, đạt mục tiêu và định hướng đưa ra, cần có sự kết hợp đồng bộ các cơng cụ đó. Nếu thiếu sự kết hợp đồng bộ giữa các cơng cụ tài chính, có thể dẫn đến triệt tiêu động lực, gây lãng phí nguồn lực, cản trở quá trình hoạt động xuất khẩu gạo. Trong q trình sử dụng các cơng cụ tài chính, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhất là giữa ngành tài chính, ngân hàng, các ngành kinh tế – kỹ thuật và chính quyền các cấp.
Một đặc điểm bao trùm của các cơng cụ tài chính là tính chất hai mặt: tích cực và tiêu cực. Cùng một cơng cụ tài chính nếu được sử dụng đúng và thích hợp sẽ kích thích và tạo động lực cho phát triển kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu gạo nói riêng. Ngược lại, nếu sử dụng khơng đúng và khơng phù hợp thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến q trình hoạt động xuất khẩu gạo, có thể dẫn đến triệt tiêu động lực của cả hệ thống tài chính.
Về lý luận cũng như thực tiễn, việc sử dụng các cơng cụ tài chính phục vụ q trình hoạt động xuất khẩu gạo đều chịu sự ràng buộc của những điều kiện cụ thể. Sự ràng buộc trong việc thực hiện các giải pháp tài chính là xuất phát từ chính bản thân hệ thống tài chính và từ mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực trong phát triển kinh tế nói chung và nơng nghiệp nói riêng. Mặt khác, việc sử dụng các cơng cụ tài chính hỗ trợ xuất khẩu gạo không thể tách rời những yếu tố tác động của môi trường
bên ngồi (sự tác động của các ngành cơng nghiệp, dịch vụ đô thị, xu thế hội nhập quốc tế…)
Khả năng về tài chính của một quốc gia khơng chỉ biểu hiện bằng số lượng các nguồn lực tài chính có trong tay Nhà nước, mà cịn biểu hiện ở việc sử dụng các cơng cụ tài chính để chi phối và tác động đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và q trình hoạt động xuất khẩu gạo nói riêng.
Hoạt động xuất khẩu gạo là vấn đề phức tạp có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoạt động và nhiều vùng địa phương cũng như các quốc gia khác nhau trên thế giới. Q trình đó địi hỏi phải có sự nỗ lực không chỉ đối với ngành nông nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ, mà địi hỏi phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và chính quyền các cấp, phải có sự quan tâm của cả xã hội. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo theo hướng hiện đại, hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp cả về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về kinh tế, tài chính, trong đó tài chính có một vai trị cực kỳ quan trọng và có tính quyết định đến sự thành bại đối với hoạt động xuất khẩu gạo.
Để hiểu rõ tác động của tài chính đối với q trình hoạt động xuất khẩu gạo cần xem xét sự tác động cụ thể của một số công cụ chủ yếu sau:
1.2.2.1. Chính sách chi NSNN
NSNN là cơng cụ tài chính chủ yếu của Nhà nước phục vụ cho hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội của Nhà nước. NSNN là một hệ thống các cấp ngân sách phù hợp với hệ thống chính quyền Nhà nước: ngân sách của Chính phủ Trung ương, ngân sách của chính quyền cấp tỉnh, ngân sách của chính quyền cấp huyện, ngân sách của chính quyền cấp xã. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước các cấp, quỹ ngân sách lại được chia thành nhiều quỹ nhỏ để sử dụng cho các lĩnh vực khác nhau.
Chi NSNN là việc Nhà nước sử dụng nguồn thu của ngân sách vào các khoản chi tiêu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu của Nhà nước. Nội dung chi NSNN bao gồm:
- Chi thường xuyên;
- Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền vay của Chính phủ; - Chi viện trợ cho các Chính phủ và các tổ chức nước ngồi; - Chi cho vay theo quy định của pháp luật;
- Bổ sung quỹ dự trữ tài chính; - Bổ sung cho ngân sách địa phương;
- Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang năm sau.
Chi NSNN đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong hệ thống các công cụ tài chính để đảm bảo sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội của Nhà nước. Tuy nhiên, xét dưới giác độ tác động đến xuất khẩu gạo thì chi NSNN được biểu hiện tập trung thông qua chi NSNN cho đầu tư phát triển những lĩnh vực có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu gạo và thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau:
- Chi đầu tư phát triển từ NSNN để xây dựng đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu gạo
Kết cấu hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của đất nước nói chung và từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động nói riêng. Theo đánh giá của các nhà kinh tế cũng như các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đều có nhận định hệ thống kết cấu hạ tầng lạc hậu và thiếu đồng bộ cùng với chất lượng nguồn nhân lực thấp đang là những điểm nghẽn đối với sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và từng ngành kinh tế, từng vùng địa phương nói riêng.
Chính vì vậy, đầu tư xây dựng và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đang là vấn đề cấp thiết đối với nước ta hiện nay. Hệ thống kết cấu hạ tầng có tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo trong đó nhiều nội dung có liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, như: hệ thống chuyển tải điện, hệ thống giao thông, bến cảng, hệ thống thông tin, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho đào tạo nguồn nhân lực, cho nghiên cứu và chuyển giao khoa học và cơng nghệ.v.v. Ngồi ra, do tính đặc thù của sản xuất và xuất khẩu gạo nên hệ thống kết cấu hạ tầng cần được đầu tư xây dựng phù hợp với nhu cầu thực tiễn, như hệ thống các cơng trình thủy lợi, các cơ sở nghiên cứu và chuyển
giao khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản , vận chuyển lương thực, hệ thống kho dự trữ, bảo quản lương thực.v.v.
Đầu tư xây dựng, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ địi hỏi phải có một lượng vốn rất lớn, trong đó chi đầu tư phát triển từ NSNN giữ vai trò tiên quyết và chủ yếu, xuất phát từ những lý do sau đây:
Một là, Hệ thống kết cấu hạ tầng có tính xã hội và tính liên kết rất cao, mang đặc
tính của “hàng hố cơng cộng”, tức là ai cũng cần nhưng khơng ai có thể sử dụng chúng một mình và khơng ai tự nguyện bỏ tiền để đầu tư xây dựng hoặc mua kết cấu hạ tầng cho riêng mình. Chính vì vậy, việc quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trước hết phải do Nhà nước khởi xướng và tổ chức thực hiện.
Hai là, Hệ thống kết cấu hạ tầng yêu cầu về vốn đầu tư rất lớn, khả năng thu hồi
rất khó khăn và phải thu hồi trong thời gian dài hoặc không thể thu hồi được, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp do chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố tự nhiên, đối tượng thụ hưởng là những người nông dân phần đơng cịn nghèo và nhiều vùng địa phương rất khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác. Vì vậy, để có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, hoạt động xuất khẩu gạo nói riêng thì đầu tư từ phía Nhà nước có tính quyết định, ngồi Nhà nước đầu tư ra thì các thành phần kinh tế, các chủ thể khác khơng có khả năng hoặc khơng muốn đầu tư.
Ba là, Hệ thống kết cấu hạ tầng phải luôn đi trước, mở đường cho sự phát triển.
Với chức năng định hướng phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước phải quy hoạch và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, từ đó định hướng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh gạo.
Hiện nay, hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo, nhất là ở các vùng trọng điểm sản xuất lúa như Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa được đầu tư một cách đồng bộ, phần lớn vẫn trong tình trạng lạc hậu và xuống cấp nghiêm trọng, nhất là hệ thống cơng trình thủy lợi, hệ thống cảng phục vụ cho vận chuyển gạo, hệ thống công nghiệp chế biến, hệ thống kho bảo quản như kho giữ hộ lúa cho nông dân khi thu hoạch mà giá thị trường thấp bán ra chưa có lợi, hệ thống kho dự
trữ xuất khẩu, hệ thống phân phối các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, hệ thống cầu đường chưa đảm bảo cho xe trọng tải lớn vận chuyển gạo.v.v.
Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cho phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo theo hướng hiện đại, có khả năng cạnh tranh quốc tế cũng như hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ đang đặt ra cho Nhà nước phải nghiên cứu và có chiến lược đầu tư một cách đồng bộ, hiện đại. Một trong những nguyên nhân làm cho năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam còn thấp so với các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan là do đầu tư cho đào tạo, sử dụng nhân lực chất lượng cao phục vụ nông nghiệp chưa thỏa đáng, hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất và xuất khẩu gạo còn lạc hậu và thiếu đồng bộ. Tất cả những hiện tượng đó địi hỏi Nhà nước phải tăng chi ngân sách cho đầu tư hiện đại hóa hệ thống đào tạo nhân lực và