Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu gạo của đồng bằng sông cửu long (Trang 56 - 59)

6. Kết cấu của luận án

1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG TÀI CHÍNH HỖ

1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái lan là một quốc gia nằm trong khu vực, có diện tích canh tác 19,62 tr. Ha, gấp 2,62 lần nước ta. Trong khi đó dân số có 58,5 người, bình qn đất canh tác trên đầu người gấp 4 lần so với Việt Nam. Cách đây 25 năm Thái lan là một nước nông nghiệp lạc hậu, nhưng hiện nay là một nước phát triển trong khu vực, có mức bình qn (thu nhập/người) gấp 10 lần nước ta. Sự phát triển vượt bậc đó nhờ vào chính sách đổi mới của Thái lan, trên quan điểm nông nghiệp, nông thôn là xương sống của đất nước, Chính phủ khuyến khích phát triển chiến lược công nghiệp hố nơng nghiệp, nông thơn, thực hiện chủ trương đa dạng hố nền kinh tế hướng vào sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu. Do vậy tiềm năng trong nông nghiệp được khai thác và phát huy triệt để, sản xuất phát triển nhanh chóng, trong một thời gian rất ngắn Thái Lan đã là một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Sự thành công trong chiến lược xuất khẩu gạo, phải kể đến sự đóng góp to lớn của phát triển cơng nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm nâng cao được chất lượng sản phẩm, vì thế gạo Thái lan có sức cạnh tranh cao và khá ổn định .

Thái Lan là nước có tiềm năng sản xuất lúa tương đương với nước ta, song kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái lan vượt xa so với nước ta. Kim ngạch xuất khẩu gạo của ta chỉ bằng 50-60% kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thành công trong lĩnh vực xuất khẩu gạo của Thái Lan là những chính sách hỗ trợ cần thiết cho các ngành xuất khẩu nơng sản, Chính phủ Thái Lan đã có nhiều chính sách hỗ trợ đối với sản xuất và xuất khẩu gạo như:

Thứ nhất là chính sách trợ giá nơng sản: Ở Thái Lan đang thực hiện trợ giá

cho nông dân trên các lĩnh vực nơng sản chủ yếu trong đó có gạo. Chính phủ Thái Lan đã mua giá gạo thơm 6.500baht/tấn trong khi giá thị trường chỉ 5.000 – 5.200baht/tấn. Việc trợ giá nông sản không chỉ thực hiện ở việc mua giá ưu đãi của nơng dân mà nơng dân trồng lúa cịn được hưởng những ưu đãi khác như mua phân bón với giá thấp, miễn cước vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao, được vay vốn lãi suất thấp từ ngân hàng nông nghiệp .v..v… Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ này chính phủ Thái Lan đưa các chuyên viên cao cấp phụ trách chương trình với nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩu mới.

Thứ hai là chính sách cơng nghiệp nơng thơn: Thái Lan vốn là nước nông

nghiệp truyền thống với số dân nông thôn chiếm khoảng 80%. Do vậy, công nghiệp nông thôn được coi là nhân tố quan trọng giúp cho Thái Lan nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân.

Để thực hiện nhiệm vụ này, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các công việc sau: cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xem xét đầy đủ các nguồn tài nguyên, xem xét những kỹ năng truyền thống, nội lực tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị,… Cụ thể là Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan phát triển mạnh nhờ một số chính sách sau:

+ Chính sách ưu tiên phát triển nơng nghiệp với mục đích nâng cao chất lượng trong đó có mặt hàng gạo bằng một chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” (One tambon, One product – OTOP) tức là mỗi ngày làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao. Trên thực tế chương trình này trung bình 06 tháng đem lại cho nông dân khoảng 84,2 triệu USD lợi nhuận. Bên cạnh chương trình trên chính phủ Thái Lan cũng thực hiện chương trình “Quỹ Làng” (Village Fund Progam) nghĩa là mỗi làng sẽ nhận được một triệu baht từ chính phủ để cho dân làng vay mượn. Trên thực tế đã có trên 75.000 ngơi làng ở Thái Lan được nhận khoản vay này.

+ Chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm. Để thực hiện chính sách chính phủ Thái Lan đã phát động chương trình: “Thái Lan là bếp ăn của thế giới” với mục đích khuyến khích các nhà chế biến và nơng dân có những hành động thiết thực có hiệu quả để kiểm sốt chất lượng vệ sinh thực phẩm đảm bảo cho xuất khẩu và người tiêu dùng.

Thứ ba là mở cửa thị trường thích hợp để thu hút đầu tư mạnh mẽ của nước

ngồi cho nơng nghiệp, đặc biệt là cơng nghiệp chế biến thực phẩm. Ở đây chính phủ Thái Lan đã có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng như cảng, kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Thái Lan xúc tiến công việc này là trách nhiệm của Cục xúc tiến Công nghiệp, Cục xúc tiến Nông nghiệp, Cục Hợp tác xã, Cục thủy sản, cơ quan tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp trực thuộc Bộ Cơng nghiệp và Bộ nơng nghiệp.

Tóm lại một loạt chính sách ra đời từ thách thức của nền nông nghiệp Thái Lan khi diện tích canh tác ngày càng bị thu hẹp, nông dân bỏ ruộng vườn đi làm thuê, nơng dân khơng được hưởng lợi từ các chính sách của chính phủ. Các chính sách ấy đã kết hợp được kinh nghiệm truyền thống và công nghệ hiện đại để từng bước làm cho suy nghĩ, nhận thức cùa người nông dân Thái Lan thay đổi, họ đã hiểu sản xuất nơng nghiệp khơng chỉ để ăn mà cịn để xuất khẩu. Từ đây họ đã chung sức, chung

lịng phát triển nền nơng nghiệp với tốc độ tăng trưởng nhanh, công nghệ cao và một số lĩnh vực đứng đầu thế giới.

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu gạo của đồng bằng sông cửu long (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w