6. Kết cấu của luận án
2.3. THỰC TRẠNG CHI NSNN VÀ TÍN DỤNG CHO VAY TẠM TRỮ GẠO
2.3.2 Chính sách tín dụng cho vay tạm trữ
Khi lượng lúa, gạo hàng hóa tại các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long tăng cao vào các tháng thu hoạch cao điểm làm giá lúa, gạo giảm, ảnh hưởng tới thu nhập và đời sống của nông dân trồng lúa. Trên cơ sở đề nghị của các Bộ ngành liên quan, Thủ
tướng Chính phủ đã quyết định giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam thu mua tạm trữ (quy ra gạo).
Mục tiêu của chính sách mua tạm trữ lúa, gạo là nhằm giúp nông dân bán lúa với giá đảm bảo cho họ có lợi nhuận (tức nâng giá lúa cho nơng dân). Đây là chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với nông dân trồng lúa được thực hiện trong nhiều năm qua.
Nhiều năm qua Hiệp hội đã đề nghị Bộ Cơng thương kiến nghị Chính phủ can thiệp, hỗ trợ mua tạm trữ để kịp thời xuất khẩu gạo vụ hè thu hỗ trợ cho nông dân năm 2010: Cuối tháng 6, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 993/QĐ-TTg chỉ đạo việc thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ hè thu, với thời hạn từ ngày 15/7 đến 15/9/2010. Theo đó, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua gạo tạm trữ, với thời gian tối đa là 4 tháng, tính từ ngày 15/7 đến 15/11/2010. Các doanh nghiệp thực hiện mua gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. Chính phủ tiếp tục có chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản, thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10. Theo đó, những tổ chức hộ gia đình, cá nhân được vay vốn và hỗ trợ lãi suất gồm: hợp tác xã, tổ hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có địa chỉ cư trú hợp pháp; các doanh nghiệp có ký và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nơng sản và dịch vụ cơ giới hố sản xuất nơng nghiệp…
Năm 2011 thông qua việc hỗ trợ 100% lãi suất vay 3 – 4 tháng để mua trữ lúa, tránh tình trạng rớt giá khi được mùa cho nông dân lúc thu hoạch. Tuy nhiên, nông dân lại khơng được lợi, bởi họ ít bán trực tiếp cho doanh nghiệp mà chủ yếu bán cho thương lái ngay tại ruộng. Phần lớn tranh thủ thời gian linh hoạt ba tháng, doanh nghiệp thường chỉ chọn mua khi giá thấp. Đồng thời, thời điểm thu hoạch và thời gian áp dụng chính sách thu mua tạm trữ có sự vênh nhau. Thời gian thu hoạch ở các tỉnh tương đối khác nhau nhưng thời gian cho chính sách thu mua lại cố định. Chính sách này dù nhằm hỗ trợ cho nông dân nhưng trên thực tế các doanh nghiệp mới là người hưởng lợi.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), mức hỗ trợ lãi suất của Chính phủ giúp doanh nghiệp tham gia tạm trữ vào khoảng 15USD cho mỗi tấn gạo. Như vậy, riêng lãi suất hỗ trợ thu mua 1 triệu tấn gạo đã mất 15 triệu USD. Con số này tương đương 57% ngân sách nhà nước dành cho khuyến nông của cả năm 2012, phục vụ gần 10 triệu nông hộ trong cả nước.
Trong năm 2012, có hai đợt mua tạm trữ với số lượng 1,5 triệu tấn quy gạo, đáp ứng được mục tiêu làm cho giá lúa, gạo trên thị trường ổn định trở lại và tăng lên.
Thủ tướng Chính phủ quyết định thu mua tạm trữ tối đa 500.000 tấn gạo vụ Hè Thu năm 2012, thời hạn mua tạm trữ từ ngày 10/7/2012 đến hết ngày 10/8/2012. Ngay khi chương trình thu mua tạm trữ 500.000 tấn kết thúc, giá lúa gạo nội địa đã tăng mạnh trở lại, vượt mức 5.000 đ/kg đối với lúa IR 50404, tức là tăng tới 400 – 500 đ/kg chỉ trong vịng 1 tuần, giá lúa khơ tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.600 đ - 5.700 đ/kg, lúa dài khoảng 5.800 – 5.900 đ/kg. Giá gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.200 – 7.300 đ/kg tùy chất lượng và địa phương. Giá gạo thành phẩm 5% tấm 8.200 – 8.300 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.800 – 7.900 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.
Vào vụ hè thu năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 15/6/2013 đến hết ngày 31/7/2013.
Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ; thời gian tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa là 3 tháng, từ ngày 15/6/2013 đến ngày 15/9/2013.
Chương trình thu mua tạm trữ gạo thực hiện đến nay được khoảng 8 năm, và mục đích của chương trình này là để kích giá lúa làm sao cho người dân có lãi, thế nhưng trên thực tế điệp khúc “được mùa, rớt giá”, đang diễn ra nhiều năm ở khu vực ĐBSCL. Phương thức cho vay mua thóc, gạo tạm trữ 8 năm qua đã bộc bộ nhiều hạn chế nhưng vẫn chưa có sự thay đổi. Hạn chế lớn nhất là người trực tiếp được hưởng lợi là nông dân nhưng trên thực tế họ được hưởng lợi rất ít, hoặc khơng được hưởng lợi. Ngay tại thời điểm đang diễn ra việc thu mua thóc, gạo tạm trữ theo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ (đầu tháng 7 năm 2013) tình hình giá thóc cũng tăng khơng đáng kể và theo phản ảnh của các tỉnh vùng ĐBSCL giá thóc mà doanh nghiệp trả cho người dân cũng chỉ có thể hịa vốn hoặc bị lỗ. Vậy vốn nhà nước hỗ trợ cho vay mua thóc, gạo tạm trữ ai là người được hưởng lợi. Câu hỏi đó đã nhiều năm nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Theo đánh giá của lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL cũng như các thương lái và bà con nơng dân thì việc thu mua tạm trữ hiện còn nhiều bất hợp lý, nhất là về phân bổ mua tạm trữ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chỉ phân bổ cho những DN có năng lực, bảo đảm xuất khẩu được nhưng thực tế có một số DN không đủ năng lực nhưng vẫn được giao chỉ tiêu mua tạm trữ. Phải xem DN có hợp đồng tập trung khơng thì VFA mới phân cơng chỉ tiêu, nhưng thực tế có DN khơng có hợp đồng tập trung vẫn được giao chỉ tiêu, trong khi DN có hợp đồng lại không được giao. Cơ chế thu mua thiếu minh bạch, do đó, mọi diễn biến của thị trường gạo ÐBSCL đều rơi vào thiểu số nhóm lợi ích của các doanh nghiệp. Giá thu mua bị thao túng chính là bức xúc chung của tất cả chính quyền địa phương các cấp lẫn bà con nông dân, tư thương thu gom hàng sáo. Dạng phân bổ “ưu tiên” như thế trên thực tế đang bị lợi ích nhóm chi phối.
Khi thực hiện chính sách thu mua tạm trữ, nơng dân khơng được hưởng lợi như mong muốn của chính phủ, bởi chính sách cịn nhiều điểm bất hợp lý nên dễ bị các chủ thể có liên quan đến thực hiện chính sách lợi dụng, cịn nơng dân được hưởng lợi không đáng kể so với số tiền mà ngân sách nhà nước cho vay không lãi suất. Cụ thể trong các quyết định :
- Khơng có điều khoản nào qui định giá mua lúa.
- Cho phép các thương nhân thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh, có nghĩa là thương nhân được phép mua lúa của nông dân với giá tùy ý miễn sao thương nhân có lời là được (thương nhân chính là các cơng ty trong VFA, hầu hết là các cơng ty của Chính phủ). Có nghĩa là VFA được phép bán gạo xuất khẩu của nông dân với giá thấp nhất thế giới cũng không sao.
- Mục tiêu của chính sách mua tạm trữ lúa, gạo là nâng giá lúa cho nơng dân, nhưng Chính phủ cho phép VFA tự ấn định giá mua lúa cho nông dân, nên trong thực tế VFA có nâng giá mua lúa cho nơng dân hay khơng sẽ khơng kiểm sốt được.
Trong q trình thực hiện lúc đầu VFA cũng có tăng chút đỉnh giá mua lúa tạm trữ sau đó để báo cáo, cịn trước đó tìm mọi cách hạ giá lúa.
- Về thời gian mua tạm trữ: thời gian thực hiện chính sách mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo thường được triển khai trong một khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, đối với sản xuất và thu hoạch lúa ở ĐBSCL dù là gieo sạ đồng loạt nhưng là đồng loạt ở từng địa phương, cịn tính chung tồn vùng thì thời gian gieo sạ kéo dài hơn rất nhiều. Vì vậy, ln ln có sự “lệch pha” rất lớn giữa thời gian thu hoạch rộ của từng địa phương và thời gian mua tạm trữ khiến nơng dân ở nhiều địa phương hồn tồn khơng được thụ hưởng lợi ích của chính sách này.
- Về số lượng mua tạm trữ: rất ít so với sản lượng cần tiêu thụ nên số lượng lúa cịn lại khơng được mua và khơng xác định được giá mua.
- Việc phân bố chỉ tiêu tạm trữ cũng chưa phù hợp với khối lượng lúa hàng hóa ở từng địa phương.
Ngồi ra , doanh nghiệp hầu như khơng mua lúa, gạo trực tiếp từ hộ nông dân mà chủ yếu qua thương lái nên nơng dân khơng được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách thu mua tạm trữ của Nhà nước.
Từ những phân tích trên cho thấy chính sách mua lúa tạm trữ có ba điểm yếu cơ bản:
- Cách thức mua lúa tạm trữ: Chính phủ giao hết cho VFA ấn định giá lúa và cách mua lúa, nên không thể nâng giá lúa cho nông dân.
- Thời điểm mua lúa tạm trữ: Chậm hơn nông dân thu hoạch, khiến cho VFA mặc sức hạ giá lúa của nông dân rớt tận đáy vào đúng ngày bắt đầu thực hiện tạm trữ . - Số lượng lúa mua tạm trữ năm 2012: 2 triệu tấn so với 8,4 triệu tấn lúa cần tiêu thụ, tức chỉ chiếm 23,8% lượng lúa cần tiêu thụ, vì vậy khơng thể nâng giá lúa cho nông dân.
Với ba điểm yếu to lớn đó, chính sách mua lúa, gạo tạm trữ không những không làm tăng giá lúa, mà chính sách này, ngược lại, làm hạ giá lúa của nơng dân, vì các nguyên nhân sau:
- Do Chính phủ giao tồn bộ quyền bán gạo xuất khẩu cho VFA, thế nên, VFA đem gạo xuất khẩu của nông dân bán với giá rẻ nhất thế giới.
Vào cuối năm 2012, gạo 5% tấm của Việt Nam bán rẻ hơn gạo 5 % tấm của Thái Lan 122 đô la Mỹ/ tấn, gạo 5% tấm của Việt Nam lại bán thấp hơn gạo cùng loại của Ấn Độ trong khi chất lượng gạo Việt Nam cao hơn chất lượng gạo Ấn Độ.
- Do Chính phủ giao tồn bộ quyền mua lúa cho VFA, nên VFA tìm mọi cách giảm giá lúa của nơng dân từ 5.400 đồng/ kg đầu vụ, xuống cịn có 4.400 đồng/ kg tại thời điểm bắt đầu mua tạm trữ.
Chúng ta đều biết: VFA hầu hết là các công ty lương thực của nhà nước, trong đó chủ yếu là Tổng công ty lương thực miền Nam và Tổng công ty Lương thực miền Bắc chiếm trên 60% lượng gạo xuất hằng năm.
Mua lúa, gạo tạm trữ mà Chính phủ cho VFA là các cơng ty của Chính phủ tồn quyền ấn định giá mua bán lúa gạo, lại buộc họ tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh, khác nào Chính phủ cho phép các cơng ty của mình mặc tình ép giá lúa của nông dân, miễn sao họ càng lời càng tốt.
Nhiệm vụ của Chính phủ là phải tìm mọi cách nâng cao giá bán gạo xuất khẩu, để từ giá bán gạo xuất khẩu cao đó qui ra giá mua lúa cao cho nơng dân, nhưng với chính sách mua tạm trữ của Việt Nam thì lại xảy ra ngược lại nên chính sách khơng đi vào cuộc sống theo đúng mục đích mà chính phủ đưa ra.
Mặc dù thực hiện khơng liên tục nhưng tính đến nay, chính sách tạm trữ lúa
gạo đã được áp dụng 8 năm và nội dung cơ bản khơng có gì thay đổi. Tuy khơng thể
phủ nhận tác dụng thực tế của nó nhưng có lẽ cũng đã đến lúc cần có bước đột phá để nâng cao hiệu quả của chính sách này, phải có cơ chế giám sát và phân bổ chặt chẽ hơn để việc ưu đãi thực sự phát huy hiệu quả tích cực.