2 Tín dụng đối với hoạt động xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu gạo của đồng bằng sông cửu long (Trang 45 - 50)

6. Kết cấu của luận án

1.2. TÀI CHÍNH VỚI VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU GẠO

1.2.2. 2 Tín dụng đối với hoạt động xuất khẩu gạo

Tín dụng là các quan hệ kinh tế gắn liền với q trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống theo nguyên tắc hoàn trả.

Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ tín dụng ngày càng được mở rộng và các hình thức tín dụng ngày càng trở nên đa dạng. Các hình thức tín dụng được xem xét và phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau như: theo tính chất pháp lý của quan hệ tín dụng; theo thời hạn tín dụng; theo đối tượng tín dụng; theo mục đích sử dụng vốn tín dụng; theo chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng… Tuy nhiên, phù hợp với phạm vi nghiên cứu của luận án, chỉ tập trung trình bày về vai trị của tín dụng nhà nước đối với

hoạt động xuất khẩu gạo ở nước ta.

Tín dụng Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu gạo

TDNN là các quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với dân cư và các chủ thể kinh tế khác để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội {26}.

TDNN có các đặc điểm cơ bản sau đây:

- Nguồn vốn để cho vay đầu tư là vốn NSNN được cân đối để cho vay đầu tư, hoặc nguồn vốn huy động theo kế hoạch của Nhà nước để phục vụ đầu tư phát triển theo chủ trương của Nhà nước;

- Tổ chức tín dụng làm nhiệm vụ quản lý và cho vay đầu tư là hệ thống những đơn vị, cơ quan chuyên môn của Nhà nước, được thành lập theo quyết định của Chính phủ. Các tổ chức này được Nhà nước cấp vốn pháp định, cấp bù chênh lệch lãi suất để hoạt động theo quy định của Nhà nước.

- Đối tượng cho vay của TDNN là những dự án đầu tư theo chương trình, mục tiêu, định hướng về chủ trương đầu tư của Nhà nước, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo nói riêng.

- Lãi suất cho vay của TDNN là lãi suất ưu đãi, do Nhà nước điều tiết phù hợp với yêu cầu, đặc điểm, điều kiện cụ thể của đất nước và chủ trương khuyến khích đầu tư của Nhà nước trong từng thời kỳ.

- Hoạt động TDNN được thực hiện theo chính sách và cơ chế tín dụng do Nhà nước quy định.

TDNN bao gồm các hình thức sau đây:

- Cho vay đầu tư: Là hình thức tín dụng đầu tư nhà nước truyền thống, ở đó nguồn vốn TDNN trực tiếp tham gia vào hoạt động đầu tư. Ưu điểm của hình thức tín dụng này là có khả năng thực hiện quản lý, giám sát vốn chặt chẽ ở các khâu trước và trong khi cho vay. Tuy nhiên, để thực hiện cho vay đầu tư địi hỏi phải có sẵn nguồn vốn theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

- Bảo lãnh tín dụng đầu tư: Là hình thức tín dụng đầu tư gián tiếp, ở đó cơ quan quản lý tín dụng đầu tư nhà nước với uy tín và nguồn vốn của mình thực hiện việc bảo

lãnh cho các nhu cầu vay vốn đầu tư nằm trong danh mục các dự án cần khuyến khích đầu tư của Nhà nước. Khác với cho vay đầu tư, nguồn vốn tín dụng đầu tư của nhà nước không xuất hiện khi bảo lãnh và cũng khơng xuất hiện trong hoạt động tín dụng đầu tư, trừ khi người vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, do khả năng giám sát của người bảo lãnh trong cho vay bị hạn chế, nên cần tăng cường hoạt động giám sát của tổ chức trực tiếp cấp tín dụng.

- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: Là việc Nhà nước sử dụng một phần vốn đầu tư phát triển để hỗ trợ một phần lãi suất cho người đầu tư vào các dự án nằm trong danh mục các dự án cần hỗ trợ của Nhà nước. Đây thực chất không phải là quan hệ vay – trả, song nó là động cơ, là nhân tố hỗ trợ cho hoạt động tín dụng đầu tư phát triển. Nguồn vốn hỗ trợ là nguồn vốn cho không, tuy nhiên hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư phát triển sẽ tăng cường nguồn thu cho NSNN trong tương lai, tạo nguồn để thanh toán các nghĩa vụ nợ trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước.

- Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu: Là loại tín dụng ngắn hạn ưu đãi của Nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thuộc chương trình khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước trong từng giai đoạn. Hoạt động tín dụng này chỉ mang tính kích thích, động viên có định hướng cho hoạt động xuất khẩu. Vốn chủ yếu để sản xuất kinh doanh đối với các nhà xuất khẩu vẫn là vốn tài trợ từ các ngân hàng thương mại.

Ưu điểm nổi bật của TDNN là khả năng tập trung nguồn vốn lớn trong một thời gian ngắn, các điều kiện tín dụng thường là có nhiều ưu đãi như không phải thế chấp, lãi suất cho vay ưu đãi, điều kiện ân hạn, gia hạn dễ dàng và thực hiện theo quyết định của Nhà nước nên đảm bảo tính tập trung, thực hiện đúng các mục tiêu về sản xuất và xuất khẩu gạo mà Nhà nước đặt ra.

Đối với nước ta hiện nay, do vốn đầu tư từ NSNN hạn hẹp nên TDNN đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong đầu tư để thực hiện hoạt động xuất khẩu gạo. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, trong một số trường hợp TDNN đóng vai trị quyết định phát triển một số ngành, lĩnh vực ưu tiên. Sau khi lựa chọn được các vùng trọng điểm sản xuất gạo và các lĩnh vực cần ưu tiên phát triển, có ý nghĩa quyết định đến hoạt động sản xuất và

xuất khẩu gạo, Nhà nước có thể trực tiếp cho vay để đầu tư phát triển các ngành, các lĩnh vực đó. Do được hưởng các nguồn tín dụng dồi dào với nhiều điều kiện ưu đãi nên các đối tượng được hưởng TDNN có điều kiện phát triển nhanh vượt bậc, có thể đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu gạo theo hướng hiện đại, hiệu quả.

Để thực hiện mơ hình cơng nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp khác nhau để khuyến khích xuất khẩu, trong đó tín dụng hỗ trợ xuất khẩu được coi trọng. Đây là hình thức tín dụng ngắn hạn của nhà nước dành cho các nhà xuất khẩu để họ có đủ nguồn lực tài chính mở rộng danh mục, khối lượng và thị trường xuất khẩu. Thông thường, nguồn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu khơng lớn nếu so với tín dụng đầu tư của Nhà nước, song lại có tác dụng rất tích cực kích thích hoạt động xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo một cách hiệu quả.

Do nguồn lực tài chính nhà nước có hạn nên khơng thể cấp tín dụng cho tất cả các ngành, lĩnh vực cần ưu tiên phát triển. Thay vào đó Nhà nước có thể hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư. Thực thế cho thấy đây là những biện pháp tích cực khuyến khích thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước đồng thời lại tiết kiệm được nguồn tài chính của nhà nước, huy động tốt hơn và có hiệu quả hơn các nguồn lực tài chính ngồi nhà nước, kể cả từ nước ngoài cho việc thực hiện mục tiêu sản xuất và xuất khẩu gạo.

Đối với việc giải quyết các mục tiêu có tính xã hội trong quá trình sản xuất, xuất khẩu gạo, thiếu vốn kết hợp với cách làm ăn kém hiệu quả thì sẽ dẫn đến đói nghèo. Vậy để phá vỡ được vịng luẩn quẩn trên, có thể tập trung vào những khâu nào? Các chính sách xã hội, về mặt bản chất được đáp ứng bằng nguồn tài trợ khơng hồn lại từ NSNN. Song phương thức tài trợ khơng hồn lại thường bị hạn chế về qui mô và thiếu hiệu quả. Để khắc phục hạn chế này, phương thức tài trợ khơng hồn lại được thay thế bởi phương thức tài trợ có hồn lại của tín dụng nhằm duy trì nguồn cung cấp tài chính và có điều kiện mở rộng qui mơ tín dụng chính sách. Thơng qua các phương thức tài trợ này, các mục tiêu chính sách được đáp ứng một cách chủ động và hiệu quả hơn. Khi các đối tượng chính sách buộc phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo hồn trả đúng thời hạn thì kỹ năng lao động của họ cũng sẽ được cải thiện từng bước. Tăng vốn

lên là một cách hữu hiệu để tăng khả năng đầu tư, từ đó tăng năng suất lao động. Các hợp đồng cho vay có tính ưu đãi là cần thiết để phá vỡ hoặc làm vơ hiệu hố vịng luẩn quẩn của sự nghèo khổ và nợ nần. Rõ ràng thu nhập tăng lên là điều kiện tiên quyết để vịng đói nghèo được xố bỏ và cũng là mục tiêu chính của xố đói giảm nghèo. Đó chính là mục đích của việc sử dụng phương thức tài trợ các mục tiêu chính sách bằng con đường tín dụng.

Chính sách tín dụng được lồng ghép vào các chương trình phát triển khác tạo ra hiệu quả đồng bộ. Hoạt động tín dụng đã giải quyết hàng loạt các vấn đề đang tồn tại, nan giải về bài tốn ‘’vốn’’. Việc cung cấp tín dụng đã được xem như là một công cụ thiết yếu để mang lại sự hồi sinh cho phát triển kinh tế nói chung và nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng, góp phần tích cực trong q trình hoạt động xuất khẩu gạo theo hướng CNH, HĐH đất nước.

Để phát huy vai trò và hiệu quả của TDNN, một mặt, cần huy động đủ nguồn vốn đa dạng để đảm bảo nguồn lực thực hiện chính sách TDNN. Mặt khác, quan trọng hơn là phải xác định đúng các lĩnh vực cần vốn TDNN. Việc cho vay TDNN tràn lan, không hiệu quả không chỉ làm hao hụt quỹ TDNN, đối tượng vay khơng có khả năng hồn trả, mà nghiêm trọng hơn là làm sai lệch mục tiêu hoạt động xuất khẩu gạo giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm chậm tốc tăng trưởng kinh tế, gây rối loạn các hoạt động tài chính – tiền tệ.

Tuy nhiên, chính sách tín dụng nhà nước hỗ trợ xuất khẩu gạo cũng xảy ra những tác động tiêu cực đối với hoạt động xuất khẩu. Trong nhiều năm thực thi chính sách hỗ trợ xuất khẩu gạo từ tín dụng nhà nước đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa các chủ thể được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi, trong đó chủ yếu là giữa nơng dân (người trồng lúa xuất khẩu) với các tổ chức được phép thu mua tạm trữ lúa gạo cho xuất khẩu. Mục tiêu của chính sách tín dụng ưu đãi là đảm bảo cho người trồng lúa có mức lãi thỏa đáng, nhưng trên thực tế nhiều khi người được hưởng lợi không phải là nông dân mà các tổ chức trung gian trong thu mua tạm trữ xuất khẩu. Vì vậy, để chính sách tín dụng ưu đãi thực sự phát huy vai trò hỗ trợ xuất khẩu gạo nhà nước cần có cơ chế kiểm sốt để hạn chế những tác động tiêu cực của chính sách này.

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu gạo của đồng bằng sông cửu long (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w