Kịch bản biến đổi dòng chảy thượng lưu

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu gạo của đồng bằng sông cửu long (Trang 119 - 122)

6. Kết cấu của luận án

3.1.1. Dự báo về biến đổi khí hậu nước biển dâng và biến đổi dòng chảy

3.1.1.3 Kịch bản biến đổi dòng chảy thượng lưu

Tổng hợp các nghiên cứu, đánh giá của các tổ chức quốc tế, kết quả cơng bố chính thức của Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong, cân bằng tác động do biến đổi khí hậu và phát triển hồ chứa thủy điện, gia tăng cấp nước ở tất cả các nước thượng lưu, kịch bản chung cho dòng chảy tại Kratie từ nay đến đến năm 2020: dòng chảy lũ tăng 5% và dòng chảy kiệt giảm 5%; đến năm 2030: dòng chảy lũ tăng 10% và dòng chảy kiệt giảm 10%, tác động của lũ và xâm nhập mặn đến nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL sẽ phức tạp, có thể dự báo mang tính tổng qt như sau:

- Khả năng ảnh hưởng lũ trong các vùng kiểm soát lũ khơng triệt để (tháng VIII) có thể sẽ giảm do tần suất xuất hiện lũ trung bình và lũ nhỏ có xu hướng tăng nhưng vẫn phải chú ý đến trường hợp lũ lớn, chẳng hạn như lũ năm 2011.

- Khả năng đáp ứng tưới và tiêu trong các vùng kiểm soát lũ cả năm sẽ thuận lợi hơn, nhất là vùng hưởng lợi từ cơng trình cống Cái lớn – Cái Bé, nhưng tình trạng ngập lụt vùng ven sơng, nhất là phần hạ lưu chịu tác động tổ hợp của lũ và triều như TP. Cần Thơ, Vĩnh Long, Cao Lãnh, Sa Đéc,... ngày càng trở nên trầm trọng.

- Ảnh hưởng của xâm nhập mặn do NBD và ảnh hưởng dịng chảy trên các sơng chính trong mùa kiệt do khai thác nước ở thượng nguồn chưa thay đổi nhiều và không đến mức trầm trọng, cịn trong tầm kiểm sốt của các cơng trình hiện nay. Nhưng tác động của hạn hán do BĐKH, kéo theo xâm nhập mặn sẽ diễn biến phức tạp, tần xuất xảy ra có thể cao hơn, mức độ trầm trọng hơn, nhất là vào các thời điểm cuối mùa mưa, đầu mùa khô ở vùng cửa sông ven biển Đông và vùng BĐCM.

- Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt ở ĐBSCL trong 10 năm tới sẽ tăng nhưng không nhiều và nằm trong khả năng dịng chảy kiệt có thể đáp ứng.

Dự báo tác động của BĐKH-NBD và biến đổi dòng chảy thượng lưu đối với sản xuất lúa ĐBSCL

- Biến đổi khí hậu sẽ gây ảnh hưởng và có thể làm thay cơ cấu mùa vụ, khả năng tích lũy quang hợp, sinh trưởng và phát triển, dẫn tới làm thay đổi năng suất theo hướng bất lợi, gia tăng chi phí đầu tư, giảm khả năng cạnh tranh.

- Biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi, gây thiệt hại về năng suất, làm giảm chất lượng và tăng chi phí cho phịng, tránh và chữa trị khi dịch bệnh xảy ra.

- Xâm nhập mặn do hạn hán và nước biển dâng có thể làm thu hẹp địa bàn gieo trồng lúa.

• Dự báo sản lượng lúa vùng ĐBSCL đến năm 2020

- Theo quan điểm sinh thái bền vững: Duy trì sản lượng lúa của vùng ở mức 21 triệu tấn; chỉ mở rộng lúa Thu đơng trên đất thích nghi 2 - 3 vụ lúa; ổn định 3 vụ lúa Thu đơng đã có ở những nơi có điều kiện đê bao chống lũ trong vùng quy hoạch, tưới tiêu chủ động hồn tồn; mở rộng diện tích ln canh lúa – màu trên đất 2 – 3 vụ lúa đạt 300 – 350 ngàn ha, trong đó ln canh trong vụ Thu đơng khoảng 20% (60 – 70 ngàn ha), tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm của vùng đạt khoảng 3,7 - 3,8 triệu ha; sản lượng lúa Thu đông chiếm khoảng 18-19% so với tổng sản lượng lúa, tương đương 3,9 – 4,0 triệu tấn.

- Theo định hướng phát triển nông nghiệp và tái cơ cấu: Duy trì sản lượng lúa của vùng ở mức 22,5 triệu tấn; chuyển 200 - 250 ngàn ha lúa các vụ sang trồng cây hàng năm khác, trong đó ln canh trong vụ Thu đơng khoảng 20% (40 – 50 ngàn ha), tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm của vùng đạt khoảng 3,9 – 4,0 triệu ha; sản lượng lúa Thu đông chiếm khoảng 20 - 21%, tương đương 4,5 – 4,6 triệu tấn.

- Theo thực trạng sản xuất lúa và khả năng đa dạng hóa trên đất lúa của vùng hiện nay: Ổn định sản lượng lúa ở mức 24,0 triệu tấn; chuyển 150- 200 ngàn ha lúa các vụ sang trồng cây hàng năm khác, trong đó ln canh trong vụ Thu đơng khoảng 20% (30 – 40 ngàn ha), tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm của vùng đạt khoảng 4,0 – 4,1 triệu ha; sản lượng lúa Thu đông chiếm 22 - 23%, tương đương 5,4 - 5,5 triệu tấn.

- Theo quan điểm lợi thế so sánh: Sản lượng lúa của vùng đạt 26 triệu tấn, vùng ĐBSCL sẽ phát triển tối đa các vụ lúa, kể cả lúa vụ Thu đông để tạo điều kiện cho các vùng khác trong cả nước chuyển sang các cây hàng năm khác; chuyển 100- 150 ngàn ha lúa các vụ sang trồng cây hàng năm khác, trong đó ln canh trong vụ Thu đơng khoảng 20% (20 – 30 ngàn ha), tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm của vùng đạt khoảng 4,1 – 4,2 triệu ha; sản lượng lúa Thu đông chiếm 23 - 24%, tương đương khoảng 6,0 – 6,1 triệu tấn.

Dự báo năng suất lúa tăng ở mức 1,1%/năm trong giai đoạn 2013 – 2015; 1,0%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020; và 0,6%/năm trong giai đoạn 2021 – 2030.

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu gạo của đồng bằng sông cửu long (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w