7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Phương Đông
Tên tiếng Anh: ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK. Tên viết tắt: ORICOMBANK (OCB)
Hội sở chính: Số 45 đường Lê Duẩn, quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ngày 10/06/1996, Ngân hàng TMCP Phương Đơng đã chính thức khai trương hoạt động trong bối cảnh khá thuận lợi: cơn suy thoái các hợp tác xã tín dụng những năm đầu thập niên 90 tạm lắng dịu, lòng tin của người dân vào hệ thống Ngân hàng dần được phục hồi. Hơn nữa, Ngân hàng Phương Đông được thành lập mới với vốn điều lệ khá lớn, được sự hỗ trợ nhiệt tình của cấp Đảng ủy, chính quyền các cấp tại TP Hồ Chí Minh và các cổ đông sáng lập, đây là điều kiện tốt để phát triển hoạt động. Tuy nhiên, Ngân hàng hoạt động chưa được bao lâu thì cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nổ ra (năm 1997) ít nhiều đã tác động đến hoạt đọng của hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng Phương Đơng nói riêng. Chặng đường hình thành và phát triển của Ngân hàng Phương Đơng có thể chia làm 4 giai đoạn:
- Từ năm 1996 – 2000: Giai đoạn mới thành lập và chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nên tốc độ phát triển bị hạn chế.
- Từ 2001 – 2005: Giai đoạn hoạt động ổn định và trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam ổn định phát triển nhanh nên tốc độ phát triển ngày càng tăng.
- Từ 2006 – 2009: Phát triển mạng lưới hoạt động, nguồn nhân lực, tái cấu trúc bộ máy hoạt động, triển khai dự án Core Banking System làm cơ sở để phát triển Ngân hàng hiện đại, xây dựng nét văn hóa, thương hiệu OCB, tăng vốn điều
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh 23 SVTH: Lê Thanh Hậu lệ lên 2000 tỷ đồng bảo đảm cho sự phát triển bền vững và hội nhập với các nước trong khu vực.
- Đến 2010 – đến nay: Với quyết định của OCB và sự chấp thuận của NHNN về việc tăng vốn điều lệ cho OCB lên mức 3000 tỷ đồng. Đó là một bước đi trong lộ trình tăng vốn nhằm nâng cao lăng lực tài chính của Ngân hàng, nâng tỷ lệ vốn hoạt động. Đồng thời tạo điều kiện đề OCB đầu tư công nghệ, mở rộng mạng lưới kinh doanh phát triển thêm dịch vụ mới đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
3.1.2 Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Tây Đô
3.1.2.1 Giới thiệu chung
Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Tây Đô tiền thân là Quỹ tiết kiệm Xã hội Chủ nghĩa trực thuộc NHNN tỉnh Hậu Giang thành lập từ năm 1996, thực hiện vai trò huy động vốn trong dân cư để cho vay và tài trợ các dự án kiến thiết địa phương. Ngày 21/06/1998, NHNN Việt Nam ký quyết định thành lập Quỹ Tín dụng Nhân dân tỉnh Hậu Giang trên cơ sở Quỹ tiết kiệm Xã hội Chủ nghĩa, cơ sở đặt tại 25A đường Châu Văn Liêm, Phường Tân An, Tỉnh Hậu Giang. Hoạt động chính là huy động vốn và cho vay theo chỉ định của NHNN. Ngày 22/05/2003, theo quyết định số 508/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về việc chuẩn y sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Tây Đô vào Ngân hàng TMCP Phương Đông lấy tên là Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Tây Đô.
Ngày 02/06/2003, Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Tây Đô (OCB Tây Đơ) chính thức đi vào hoạt động. Ngay khi sáp nhập, Ban tổng giám đốc đã chỉ đạo phát triển chi nhánh Tây Đô thành một trong những chi nhánh Ngân hàng đa năng, phát huy tối đa tiềm lực sẵn có, đưa chi nhánh Tây Đơ thành một ngân hàng khu vực của Ngân hàng Phương Đông tại miền Tây Nam Bộ, tạo tiền đề cho việc phát triển mạng lưới sang các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
3.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động
Hiện OCB Tây Đơ đang có 1 chi nhánh cấp 1, 4 phòng giao dịch tại thành phố Cần Thơ. Đến cuối tháng 9 năm 2011, số lượng nhân viên của OCB Tây Đô là 83 người với phong cách phục vụ thân thiện, tận tình và chu đáo. Mạng lưới
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh 24 SVTH: Lê Thanh Hậu tương đối rộng nhưng cán bộ quản lý tại các đơn vị là những người có trình độ, thâm niên cơng tác, có đạo đức và tâm huyết, bên cạnh đó Ban giám đốc chi nhánh Tây Đô thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, kịp thời uốn nắn, sửa chữa những thiếu sót, khiếm khuyết nên Chi nhánh Tây Đô và các đơn vị trực thuộc hoạt động ổn định, hiệu quả, tăng trưởng chỉ tiêu qua các năm.
Bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống, chi nhánh Tây Đơ đã đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng như:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ dưới hình thức tiền gửi của mọi tổ chức thuộc các thành phần kinh tế.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trong các lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; Mua nền nhà, mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà ở: Tài trợ mua xe; Nuôi trồng thủy sản; Phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình.
- Cung ứng các dịch vụ thanh tốn trong nước và các dịch vụ khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi của khách hàng.
+ Đổi ngoại tệ tiền mặt, chi trả kiều hối, chuyển tiền. + Dịch vụ rút tiền tự động bằng thẻ LUCKY OCB.
+ Thực hiện kinh doanh ngoại tệ; cầm cố và chiết khấu chứng từ có giá. Trong đầu tư cho vay đã có những chuyển dịch tích cực, trước đây cho vay ở khu vực nông nghiệp và nông thôn là chủ yếu (chiếm đến 80%), nay cơ cấu đầu tư của chi nhánh tương đối hợp lý hơn. Một số lĩnh vực, ngành nghề được đầu tư như sản xuất kinh doanh, tài trợ mua xe ô tô, tài trợ mua nhà – đất, xây dựng – sửa chữa nhà ở, nuôi trồng thủy – hải sản xuất khẩu, tài trợ mua các phương tiện thủy nội địa, tài trợ vốn lưu động và vốn cố định cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,… làm cho danh mục đầu tư vốn đa dạng hơn. Các loại hình dịch vụ ngân hàng được mạnh dạn áp dụng và đưa vào hoạt động như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, các dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước, thanh toán quốc tế…
Số dư tiền gửi có được của Ngân hàng chủ yếu vẫn là tiền gửi tiết kiệm trong dân cư, tiền gửi của doanh nghiệp và các TCTD khác còn hạn chế, nên tốc độ tăng trưởng huy động còn chậm so với tốc độ tăng dư nợ cho vay và các đơn
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh 25 SVTH: Lê Thanh Hậu vị phải vay từ nguồn vốn của Hội sở để đáp ứng yêu cầu hoạt động. Trong thời gian qua, Chi nhánh đã được sự hỗ trợ tích cực từ Hội sở nên đã tranh thủ được nguồn vốn vay từ Quỹ dự án tài chính nơng thơn II của Ngân hàng Thế Giới (World Bank) tài trợ, đây là nguồn vốn hỗ trợ lãi suất thấp phục vụ cho công tác cho vay nhất là ở khu vực nông thôn.