Phân tích tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp phương đông - chi nhánh tây đô (Trang 67 - 84)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT

4.2.1.1 Phân tích tình hình sử dụng vốn

a) Doanh số cho vay

Trong những năm vừa qua, Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Tây Đô luôn luôn đặc biệt qua tâm đến việc làm thế nào để sử dụng nguồn vốn có được một cách có hiệu quả cao nhất, một trong số đó là hoạt động cho vay của Ngân hàng. Đây là hoạt động chủ yếu và đem lại nguồn thu nhập chính cho Ngân hàng.

Trong 3 năm (2010 – 2012) nền kinh tế diễn biến phức tạp với nhiều sự kiện kinh tế như: năm 2010 nền kinh tế tiếp tục rơi vào tình trạng lạm phát đến 2 con số sau khi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu năm 2009, và tình trạng này tiếp tục kéo dài sang năm 2011, chỉ giảm bớt được vào năm 2012. Chỉ trong 3 năm mà đã có 2 năm lạm phát đến 2 con số. Vì vậy, trong cơng tác cho vay thì các Ngân hàng Thương mại nói chung và OCB chi nhánh Tây Đơ nói riêng thường rất ngại những khoản trung và dài hạn. Sau đây, ta tìm hiểu kĩ hơn về tình hình cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Tây Đô qua Bảng 9, trang 53. Tổng doanh số cho vay của Ngân hàng có biến động qua từng năm. Năm 2010, tổng doanh số cho vay đạt 966.854 triệu đồng, năm 2011 là 594.865 triệu đồng, giảm 371.989 triệu đồng (tức 38,47%) so với năm 2010, nguyên nhân là trong năm 2011, ngân hàng huy động được vốn khá ít (223.773 triệu đồng), bên cạnh đó, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhằm giảm tỷ lệ lạm phát dưới một con số đã ảnh hưởng đến doanh số cho vay của Ngân hàng. Đến năm 2012 là 886.319 triệu đồng, tăng 291.454 triệu đồng, (tức 48,99%) so với năm 2011, vốn huy động được trong năm này là khá cao góp phần giúp tăng chỉ số này của Ngân hàng (huy động được 318.770 triệu đồng).

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh 53 SVTH: Lê Thanh Hậu Bảng 9: Doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP Phương Đông qua 3 năm (2010 -2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 713.405 391.357 640.600 (322.048) (45,14) 249.243 63,69 Trung và dài hạn 253.449 203.508 245.719 (49.941) (19,70) 42.211 20,74

Tổng doanh số cho vay 966.854 594.865 886.319 (371.989) (38,47) 291.454 48,99

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh 54 SVTH: Lê Thanh Hậu - Cho vay ngắn hạn: Cho vay ngắn hạn luôn được các Ngân hàng quan tâm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Điều này cũng phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội hiện nay khi mà nhu cầu vay vốn bổ sung vốn lưu động phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân ngày càng tăng. Năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 391.357 triệu đồng, giảm 322.048 triệu đồng (tức giảm 45,14%) so với năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 640.600 triệu đồng, tăng 249.243 triệu đồng so với năm 2011 (tức 63,69%).

- Cho vay trung và dài hạn: Bên cạnh sự thay đổi liên tục của doanh số cho

vay ngắn hạn thì doanh số cho vay trung và dài hạn cũng biến động nhưng với biên độ thấp hơn rõ rệt. Năm 2010, doanh số cho vay trung và dài hạn là 253.449 triệu đồng, năm 2011 đạt 203.508 triệu đồng, giảm 49.941 triệu đồng so với năm 2010, tức giảm 19,70%. Đến năm 2012, doanh số cho vay trung và dài hạn là 245.719 triệu đồng, tăng 42.211 triệu đồng (tức 20,74%) so với năm 2011.

Ta có thể nhận thấy Ngân hàng bắt đầu có sự quan tâm ngày càng nhiều đến cho vay trung và dài hạn nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn doanh số cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là hình thức tiền gởi ngắn hạn, có kì hạn dưới 1 năm và trong tình hình lãi suất biến động liên tục như hiện nay thì Ngân hàng quan tâm nhiều hơn đến các khoản cho vay ngắn hạn vì vịng quay vốn tín dụng sẽ nhanh hơn, ít rủi ro hơn trong khi vay trung và dài hạn ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì vậy, Ngân hàng luôn rất thận trọng trong việc xét duyệt cho vay vốn trung và dài hạn nên doanh số cho vay này luôn thấp hơn doanh số cho vay ngắn hạn. Ngoài ra, cho vay ngắn hạn còn là hoạt động đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng.

b) Doanh số thu nợ

Trong hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng Phương Đơng ln thực hiện phương châm chất lượng, an toàn và hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều hành, phân công trách nhiệm cụ thể, nên đã đạt được kết quả khá tốt trong công tác thu nợ. Tình hình thu nợ của Ngân hàng được thể hiện qua Bảng 10 như sau:

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh 55 SVTH: Lê Thanh Hậu Bảng 10: Hoạt động thu nợ của Ngân hàng TMCP Phương Đông qua 3 năm (2010 -2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 679.512 339.404 596.458 (340.108) (50,05) 257.054 75,74 Trung và dài hạn 283.869 189.698 228.504 (94.171) (33,17) 38.806 20,46 Tổng doanh số thu nợ 963.381 529.102 824.962 (434.279) (45,08) 295.860 55,92

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh 56 SVTH: Lê Thanh Hậu - Thu nợ ngắn hạn: Nhìn chung qua 3 năm, tình hình thu nợ thu nợ ngắn

hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể: năm 2010, doanh số thu nợ ngắn hạn là 679.512 triệu đồng, năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn là 339.404 triệu đồng, giảm 340.108 triệu đồng tương ứng 50,05% so với năm 2010. Đến năm 2012, doanh số thu nợ lại tăng trở lại và đạt mức 596.458 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2011 là 257.054 triệu đồng, tức 75,74%. Ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, doanh số cho vay trong năm 2012 tăng tăng kéo theo tình hình thu nợ của Ngân hàng cũng tăng theo. Ta có thể thấy được doanh số thu nợ ngắn hạn của chi nhánh tương đối cao và biến động theo doanh số cho vay vì chi nhánh chú trọng đầu tư vào các khoản cho vay ngắn hạn thu hồi vốn nhanh, rủi ro thấp.

- Thu nợ trung và dài hạn: Năm 2010, doanh số thu nợ trung và dài hạn là 283.869 triệu đồng, năm 2011 doanh số thu nợ trung và dài hạn là 189.698 triệu đồng, giảm 94.171 triệu đồng, tức 33,17% so với năm 2010. Đến năm 2012, doanh số thu nợ trung và dài hạn đạt 228.504 triệu đồng, tăng 38.806 triệu đồng tức 20,46% so với năm 2011. Ta có thể thấy doanh số thu nợ trung và dài hạn của Ngân hàng tuy tăng giảm không ổn định qua từng năm nhưng độ biến thiên thấp hơn doanh số thu nợ ngắn hạn, nguyên nhân chính là do Ngân hàng cho vay trung và dài hạn chủ yếu phục vụ: nhu cầu xây dựng nhà, kinh doanh các ngành cơng nghiệp,… có thời gian thu hồi vốn dài hơn, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của người dân. Hơn nữa, số lượng cho vay trung và dài hạn rất ít, do đó việc thu hồi nợ thuận lợi hơn cho vay ngắn hạn rất nhiều.

Một trong những nguyên tắc trong hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn gốc và lãi theo đúng hạn định đã thỏa thuận. Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng khơng chỉ thể hiện ở doanh số cho vay cao mà còn thể hiện ở việc thu hồi nợ kịp thời và đúng hạn hay khơng. Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và trả nợ , lãi đúng hạn cho Ngân hàng không chỉ thể hiện rằng Ngân hàng đã cho vay đúng mục đích phục vụ kịp thời cơ hội cho khách hàng, tính tốn chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng một cách chính xác. Ngồi ra, thu nợ kịp thời sẽ giúp doanh số cho vay tăng nhiều hơn, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ cho xã hội. Nhưng ngược lại, khi doanh nghiệp sử dụng vốn khơng đúng mục đích, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năng trả nợ cho

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh 57 SVTH: Lê Thanh Hậu Ngân hàng không kịp thời dẫn đến nợ quá hạn tăng, hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng cũng giảm đi và xuất hiện tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh tín dụng. Do đó, doanh số thu nợ là vấn đề mà chi nhánh đặc biệt quan tâm bởi vì nó thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy, một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ chú trọng đến doanh số cho vay mà còn phải để ý đến công tác thu nợ làm sao để đồng vốn bỏ ra có khả năng thu hồi đúng hạn, nhanh chóng, tránh thất thốt và có hiệu quả cao.

Ta có thể nhận thấy tổng doanh số thu nợ biến động theo tình hình doanh số cho vay của Ngân hàng. Trong năm 2010 là 963.381 triệu đồng, sang năm 2011 thì doanh số thu nợ là 529.102 triệu đồng. Đến năm 2012 đạt 824.962 triệu đồng. Điều này cho thấy doanh số thu nợ cả ngắn, trung và dài hạn đều có mức thu tốt, có được kết quả này là do chi nhánh đã xây dựng kế hoạch thu nợ cho vay chặt chẽ, sắp xếp lịch thu nợ phù hợp, tổ chức việc phân cơng sau kê tính lãi, phát giấy báo đến tận tay khách hàng,… Bên cạnh đó cán bộ tín dụng còn mở sổ theo dõi việc cho vay và thu nợ của chi nhánh, theo dõi nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro, thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc khách hàng khi đến hạn trả nợ nên kết quả thu nợ luôn đạt kế hoạch.

Doanh số thu nợ của OCB chi nhánh Tây Đơ có sự diễn biến tốt theo tổng doanh số cho vay. Điều này thể hiện được hiệu quả trong cơng tác tín dụng của chi nhánh. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng doanh số thu nợ trung và dài hạn có khả quan, đây là tín hiệu đáng mừng của chi nhánh vì Ngân hàng ln lo sợ hoạt động tín dụng trung và dài hạn sẽ khó thu được nợ, do trong thời gian dài nền kinh tế có nhiều biến động bất thường dẫn đến khó khăn cho khách hàng. Tuy vậy nhưng mức thu nợ là đạt cao so với doanh số cho vay của Ngân hàng.

Nhìn lại các năm qua mặc dù nền kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn nhưng cơng tác thu nợ tín dụng của chi nhánh vẫn tiến triển khá tốt, cán bộ tín dụng của chi nhánh đã thực hiện tốt nhiệm vụ này trong quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay, lựa chọn những khách hàng có uy tín trong quan hệ vay trả. Bên cạnh đó, cũng nhờ kinh nghiệm trong kinh doanh nên khách hàng làm ăn có hiệu quả, trả nợ và lãi đúng hạn cho Ngân hàng.

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh 58 SVTH: Lê Thanh Hậu

c) Dư nợ

Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay và thu nợ. Dư nợ thể hiện số vốn Ngân hàng vẫn còn cho khách hàng vay tại thời điểm báo cáo và đồng thời cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu của khách hàng.

Qua Bảng 11, trang 59, ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và cơ cấu dư nợ qua các năm cũng tăng giảm qua các năm. Cụ thể, tổng dư nợ năm 2011 đạt 534.337 triệu đồng, tăng 65.763 triệu đồng và tăng với tốc độ 14,03% so với năm 2010, năm 2012 lại tiếp tục tăng 61.357 triệu đồng, với mức 11,48% so với năm 2011, đạt 595.694 triệu đồng. Dư nợ ngắn hạn cũng có xu hướng tăng giảm tương tự tổng dư nợ là năm 2011 đạt 364.564 triệu đồng, tăng 51.953 triệu đồng, tức tăng 16,62% so với năm 2010, và năm 2012 lại tiếp tục tăng 44.142 triệu đồng tức 12,11% so với năm 2011, đạt mức 408.706 triệu đồng, dư nợ trung và dài hạn của chi nhánh cũng không ngoại lệ, các năm 2010, 2011, 2012 lần lượt đạt các mức tăng dần là 155.963 triệu đồng, 169.773 triệu đồng, 186.988 triệu đồng. Năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 13.810 triệu đồng, tương ứng với 8,85%, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 17.215 triệu đồng, tương ứng 10,14%.

Nguyên nhân làm cho tổng dư nợ các năm tăng là do khả năng trả nợ bị suy giảm đáng kể của các khách hàng doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn năm 2011 và nhu cầu vay vốn tăng trưởng mạnh vào năm 2012 khi lãi suất cho vay được giảm mạnh theo Thơng tư số 14/2012/TT-NHNN, theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay tối đa bằng (=) lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên do NHNN quy định cộng (+) 3%/năm.

Tình hình dư nợ của chi nhánh đã có những bước phát triển đáng kể. Với chính sách “ln hướng đến sự hồn hảo để phục vụ khách hàng”, chi nhánh đã thật sự là nơi tin cậy của khách hàng. Bên cạnh đó, sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc cùng với sự nỗ lực của tồn thể cán bộ tín dụng đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đơng – chi nhánh Tây Đô.

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh 59 SVTH: Lê Thanh Hậu Bảng 11: Tình hình dư nợ của Ngân hàng TMCP Phương Đơng qua 3 năm (2010 -2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 312.611 364.564 408.706 51.953 16,62 44.142 12,11 Trung và dài hạn 155.963 169.773 186.988 13.810 8,85 17.215 10,14 Tổng dư nợ 468.574 534.337 595.694 65.763 14,03 61.357 11,48

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh 60 SVTH: Lê Thanh Hậu

d) Nợ quá hạn

Xét Bảng 12 trang 61: Trong năm 2010, được xem là năm hoạt động tín dụng tốt và đạt hiệu quả cao nhất trong các năm, tổng nợ quá hạn là 19.824 triệu đồng, trong đó, nợ ngắn hạn là 12.209 triệu đồng, chiếm 61,59%; các khoản nợ trung và dài hạn là 12.209 triệu đồng, chiếm 38,41%. Đến năm 2011, tổng nợ quá hạn tăng lên 65.882 triệu đồng, tăng 46.058 triệu đồng tức 232,33% so với năm 2010; trong đó, ngắn hạn chiếm đến 71,86% tương ứng 51.953 triệu đồng và tăng 39.744 triệu đồng, tức 325,53% so với năm 2010; trung và dài hạn chỉ chiếm 21,14% tương ứng 13.929 triệu đồng, tăng 6.314 triệu đồng tức 82,92% so với năm 2010. Tình hình kinh tế cịn khó khăn, lạm phát vẫn còn ở mức cao, sản xuất kinh doanh không thuận lợi, nên việc khách hàng trả nợ còn chậm dẫn đến Nợ quá hạn tăng lên, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn. Và các khoản nợ của năm trước tồn đọng lại cũng được chuyển sang năm nay làm cho Nợ quá hạn tăng lên. Ngân hàng nên theo dõi kĩ việc kiểm tra chất lượng của mỗi dự án vay vốn, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay khơng, để có thể phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh các biện pháp thu hồi nợ, góp phần nâng cao hoạt động tín dụng, đảm bảo hoạt động của Ngân hàng luôn ổn định.

Đến năm 2012, Nợ quá hạn đã có phần suy giảm, đạt mức 50.702 triệu đồng, giảm 15.180 triệu đồng so với năm 2011 tức 23,04%; tuy nhiên tỷ trọng của Nợ quá hạn lại có thay đổi đáng kể: khoản nợ ngắn hạn chỉ còn chiếm 26,64% trong tổng khoản nợ quá hạn tương ứng với 13.506 triệu đồng, giảm 38.447 triệu đồng tức 74,00% so với năm 2011; thay vào đó, các khoản nợ trung và dài hạn lại tăng hơn 23.267 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với 167,04% và đạt mức 37.196 triệu đồng, chiếm 73,36% trong tổng nợ quá hạn. Lý do ảnh hưởng là từ giai đoạn khó khăn năm 2011 khiến cho lãi suất tăng cao, một số khách hàng có những món nợ trung và dài hạn từ những năm trước chuyển sang đã không theo kịp sự diễn biến của lãi suất nên thanh toán chậm cho chi nhánh những khoản nợ đến hạn. Cũng vì lý do trên đã khiến cho khoản nợ quá hạn trung và dài hạn (chủ yếu là nợ nhóm 2) của chi nhánh tăng lên đặc biệt

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp phương đông - chi nhánh tây đô (Trang 67 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)