TẠI NGÂN HÀNG QUA 03 NĂM (2008 - 2010)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Nông - lâm nghiệp 132.478 177.233 209.219 44.755 33,78 31.986 18,05 Thủy sản 5.031 7.667 13.013 2.636 52,40 5.346 69,73 TTCN - xây dựng 13.634 18.129 31.361 4.495 32,97 13.232 72,99 Thương mại, dịch vụ 69.900 98.418 138.480 28.518 40,80 40.062 40,71 Ngành khác 6.055 7.716 8.703 1.661 27,43 987 12,79 Tổng 227.098 309.163 400.776 82.065 36,14 91.613 29,63 (Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT CN Trà Cú)
Ngành nơng – lâm nghiệp
Doanh số thu nợ của ngành nông – lâm nghiệp năm 2008 là 132.478 triệu
đồng, đến năm 2009 doanh số thu nợ ngành này đạt 177.233 triệu đồng, tăng
44.755 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 33,78% so với năm 2008. Ngành nơng nghiệp có mức thu nợ tăng là do ngành này trên địa bàn có nhiều thuận lợi,
người dân được trúng mùa nên trả nợ cho ngân hàng tăng. Sang năm 2010 doanh
số thunợ này tiếp tục gia tăng đạt 209.210 triệu đồng, với tốc độ tăng là 18,05%,
tương ứng với so tuyệt đối là 31.986 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân tăng là người dân đã áp dụng những biện pháp kỹ thuật đã làm tăng năng suất thu
hoạch hằng năm của cây trồng, đa số người dân làm lúa trúng mùa, giá lúa cao nên việc trả nợ cho ngân hàng dễ dàng hơn. Hơn nữa do làm ăn có hiệu quả nên
người dân mở rộng diện tích và vay vốn ngân hàng đầu tư nhiều hơn, do đó,
Ngành thủy sản
Doanh số thu nợ ngành thủy sản có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2008 thu nợ đạt 5.031 triệu đồng, năm 2009 thu nợ tăng lên đạt 7.667 triệu đồng, tốc độ tăng 52,40% (tương ứng với số tuyệt đối 2.636 triệu đồng) so với năm
2008. Sang năm 2010 doanh số thu nợ của ngành này tiếp tục tăng đạt 13.013
triệu đồng, tỷ lệ tăng 69,73%, tức tăng 5.346 triệu đồng. Để đạt được kết quả như thế trước tiên là do tình hình ni tơm của bà con nông dân được thuận lợi, nhờ nguồn vốn của ngân hàng mà bà con đầu tư nhiều vào con tơm đảm bảo cung cấp
đủ thức ăn và phịng bệnh dịch trên con tơm. Ngồi ra, ngân hàng cũng tạo điều
kiện cho những hộ đã từng gia hạn nợ nhưng có quyết tâm và thiện chí trả nợ
được tái đầu tư vào những vụ mùa mới. Một yếu tố không kém phần quan trọng
là nhờ vào khâu thẩm định và cho vay được cán bộ tín dụng thực hiện tốt, trong thời gian cho vay các cán bộ thương xuyên kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của khách hàng để quản lý món vay. Chủ trương cho vay đến các hộ dân đạt hiệu quả ở những năm trước đã mang lại hiệu quả trong công tác thu nợ của ngân hàng trong những năm gần đây.
TTCN – xây dựng
Đây là ngành có tỷ trọng và có xu hướng tăng trưởng trong 03 năm gần đây.
Cụ thể ngành này đạt 13.634 triệu đồng năm 2008, sang năm 2009 doanh số thu nợ tăng lên đạt 18.129 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 32,97% (tức tăng 4.495 triệu đồng) so với năm 2008. Đến năm 2010 doanh số thu nợ này tiếp tục tăng mạnh đạt 31.361 triệu đồng, với tốc độ tăng 72,99% (tức tăng 40.062 triệu đồng) so với năm 2009. Nguyên nhân là do ngành thương mại – dịch vụ của tỉnh Trà Vinh nói chung và huyện Trà Cú nói riêng đang phát triển mạnh việc mở rộng quy mô mở rộng quy mô sản xuất, bước đầu mang lại hiệu quả, đa số các doanh nghiệp vay trung và dài hạn từ 01 đến 02 năm để nhập nguyên liệu hay đầu tư máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, cùng với tốc độ tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của ngành thương mại – dịch vụ cũng tăng theo.
Ngành thương mại – dịch vụ
Doanh số thu nợ ngành thương mại – dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá cao.
Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 98.418 triệu đồng, tăng 40,80% so với năm 2008, tương ứng với số tuyệt đối là 28,518 triệu đồng. Sang năm 2010 doanh số thu nợ
tiếp tục tăng và đạt 138.480 triệu đồng, tỷ lệ gia tăng đạt 40,71%, tương ứng với số tuyệt đối là 40.062 triệu đồng so với năm 2009. Việc tăng doanh số thu nợ ở ngành này là do sự gia tăng cao của doanh số cho vay của ngành thương mại – dịch vụ như đã phân tích ở phần trên. Đồng thời cho thấy ngân hàng đã làm tốt cơng tác quản lý nợ, tích cực theo dõi, đôn đốc việc thu hội nợ và thiện chí trả nợ của các doanh nghiệp ở ngành này cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng.
Ngành khác
Doanh số thu nợ của ngành khác đều tăng qua các năm. Nhóm khách hàng chủ yếu của ngành này là cán bộ cơng nhân viên chức có thu nhập ổn định hàng tháng, vay vốn để phục vụ cho nhu cầu đời sống, số tiền trả nợ là số tiền tiết kiệm sau khi trang trải chi phí hoặc trả góp thơng qua việc trừ lương hàng tháng. Cụ thể năm 2008 doanh sốthu nợ đạt 6.055 triệu đồng, sang năm 2009 doanh số thu nợ ngành này đạt 7.716 triệu đồng, với tốc độ tăng 27,43% (tương ứng với số tuyệt đối là 1.661 triệu đồng). Mặc dù ảnh hưởng bởi tác động của thị trường nhưng khơng nhiều do có nguồn thu nhập ổn định nên ta thấy tốc độ tăng của doanh số thu nợ năm 2009 tăng cao. Năm 2010 doanh số thu nợ đạt 8.703 triệu
đồng, tỷ lệ tăng 12,79% (tức tăng 987 triệu đồng) so với năm 2009. Nguyên nhân
là do các hình thức tiêu dùng, trả góp,…thường có thời hạn lớn hơn 01 năm (từ
02 đến 04 năm) nên thời gian thu hồi vốn kéo dài. Thêm vào đó tình hình kinh tế
hiện nay có nhiều biến động, tình hình lạm phát cao với tốc độ tăng giá của nhiều loại hàng hóa, điển hình là xăng dầu, là đòn bẩy kéo theo sự tăng giá của nhiều mặt hàng khác góp phần làm giảm sức mua của người dân dẫn đến doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng chậm trở lại.
Tóm lại, doanh số thu nợ giữa các ngành kinh tế qua các năm tuy có khác
nhau do đặc điểm sản xuất kinh doanh, do các yếu tố khách quan nhưng nhìn
chung, mỗi ngành đều hoạt động hiệu quả và đóng góp vào hiệu quả chung của ngân hàng. Bên cạnh đó phải kể đến việc ngân hàng đã tích cực trong việc bám
sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thường xuyên theo dõi biến
động giá cả cũng như nhu cầu thị trường. Qua đó, ngân hàng đã nắm được tình hình sản xuất của khách hàng mà có hướng đầu tư cũng như kế hoạch thu hồi vốn hợp lý.
4.2.3 Doanh số dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt
động của ngân hàng. Dư nợ của ngân hàng tỷ lệ nghịch với doanh số thu nợ và tỷ
lệ thuận với doanh số cho vay, điều đó có ý nghĩa là cơng tác thu nợ đạt hiệu quả bao nhiêu thì số dư càng ít bấy nhiêu. Dư nợ cho chúng ta biết được ngân hàng còn phải thu bao nhiêu nữa từ khách hàng vay vốn. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và phát sinh trong năm hiện hành.
4.2.3.1 Doanh số dư nợ theo thời hạn tín dụng
Cùng với sự gia tăng của cho vay ngắn hạn thì dư nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh. Cụ thể dư nợ theo thời gian tại
ngân hàng như sau: