Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 51 - 71)

1.3 .3Đối tượng nghiên cứu

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ

Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng khơng chỉ thể hiện ở doanh số cho vay cao mà còn thể hiện ở việc thu hồi nợ kịp thời và đúng hạn hay không. Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và trả nợ, lãi đúng hạn cho ngân hàng

không chỉ thể hiện rằng ngân hàng đã cho vay đúng mục đích phục vụ kịp thời cơ hội của khách hàng một cách chính xác. Ngồi ra, thu nợ kịp thời sẽ giúp nguồn vốn của ngân hàng luân chuyển nhiều hơn, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ cho xã hội. Nhưng ngược lại khi doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích, hoạt

động kinh doanh kém hiệu quả, khả năng trả nợ cho ngân hàng không kịp thời

dẫn đến nợ quá hạn tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng giảm đi và xuất hiện rủi ro trong kinh doanh tín dụng. Do đó, doanh số thu nợ là vấn đề mà

ngân hàng đặc biệt quan tâm bởi vì nó thể hiện khả năng đánh giá khách hàng

của cán bộ tín dụng và đầy đủ khơng, phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ chú trọng đến doanh số cho vay mà còn phải để ý đến công tác thu nợ, làm sao để

đồng vốn bỏ ra có khả năng thu hồi đúng hạn, nhanh chóng, tránh thất thốt và có

hiệu quả cao.

4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng

Bên cạnh sự biến thiên của doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng thì doanh số thu nợ cũng có nhiều thay đổi. Tình hình biến động cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG QUA 03 NĂM (2008 - 2010) TẠI NGÂN HÀNG QUA 03 NĂM (2008 - 2010)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 179.889 253.735 335.515 73.846 41,05 81.780 32,23 Trung và dài hạn 47.209 55.428 65.261 8.219 17,41 9.833 17,74

Tổng 227.098 309.163 400.776 82.065 36,14 91.613 29,63

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT CN Trà Cú)

Ngắn hạn

Do việc vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng tương đương trong cơ cấu thu nợ. Trong quá trình thực hiện cho vay, thu nợ là khâu chiếm vị trí quan trọng được

ngân hàng đặc biệt quan tâm, nó khơng những thể hiện khả năng thẩm định

khách hàng của cán bộ tín dụng mà cịn phản ánh đến hiệu quả sử dụng đồng vốn của ngân hàng. Doanh số thu nợ tùy thuộc vào thời hạn trả nợ thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, thường khoản nợ vay được trả nợ sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh, doanh số thu nợ gia tăng qua các năm là dấu hiện đáng mừng cho ngân hàng. Cụ thể là năm 2009 doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng là 253.735 triệu đồng, tăng 41,05% so với năm 2008, tương ứng với số tuyệt đối là 73.846 triệu đồng. Đây là kết quả rất khả quan thể hiện công tác thu nợ gặt hái kết quả tốt. Tốc độ thu nợ tăng khá nhanh, doanh số thu nợ tăng là do nhiều

nguyên nhân như: cơ cấu của các món nợ, thời điểm cho vay,…Do sự tăng liên

tục về mặt giá trị làm cho tỷ trọng cũng tăng theo (năm 2009: 82,07%; năm 2008: 79,21%). Đến năm 2010, tình hình thu nợ tiếp tục tăng so với năm trước, cụ thể doanh số thu nợ đạt 335.515 triệu đồng, tăng 32,23%, so với năm 2009 với số tuyệt đối tăng 81.780 triệu đồng. Nguyên nhân do khi quyết định cho vay ngân

hàng đã tiến hành thẩm định, đánh giá rủi ro, phân tích khách hàng khá chính

xác, cơng tác quản lý thu nợ, bám sát địa bàn của cán bộ tín dụng, thể hiện tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ tín dụng, cũng như chất lượng tín dụng ngày

2008. Nguyên nhân còn do năm 2009 tình hình kinh doanh của các các doanh nghiệp cũng như phần lớn khách hàng của ngân hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cùng với thiện chí trả nợ vay của khách hàng. Và với nguyên nhân khác là do doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh trong những năm qua như đã phân tích bên trên, tất cả góp phần làm doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng đạt kết quả cao trong những năm qua.

Trung và dài hạn

Bên cạnh doanh số thu nợ ngắn hạn thời gian qua đạt kết quả tốt như đã phân tích trên thì doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng đạt hiệu quả tương đối, mặc dù nó chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số thu nợ nhưng doanh số thu nợ trung và dài hạn đạt được năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2009 doanh số thu nợ trung và dài hạn đạt 55.428 triệu đồng, tăng 17,41% so với năm 2008

tương ứng với số tuyệt đối là 8.219 triệu đồng. Doanh số thu nợ tăng là do doanh

số cho vay trung và dài hạn tăng so với năm 2008. Do tỷ trọng của doanh số thu nợ ngắn hạn tăng nên tỷ trọng của doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm nhưng

không đáng kể (năm 2008: 20,79%; năm 2009: 17,93% so với tổng doanh số thu

nợ). Đến năm 2010 doanh số thu nợ trung và dài hạn lại tiếp tục tăng lên 65.261 triệu đồng, tăng 17,74% so với năm 2009 tương ứng với số tiền tăng là 9.833 triệu đồng. Sở dĩ có được kết quả như vậy là do ngân hàng không ngừng cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Do khi cho vay các món vay trung và dài hạn thơng thường là những món vay lớn, cán bộ tín dụng rất thận trọng trong cơng tác thẩm định hiệu quả phương án đầu tư của khách hàng nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra, cộng thêm công tác quản lý và thu nợ chặt chẽ của cán bộ tín dụng. Ngun nhân cịn phải kể đến là ý thức trả nợ của khách hàng, họ ln chấp hành theo hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng, tất cả đã góp phần làm tăng doanh số thu nợ trung và dài hạn tại ngân hàng trong những năm qua.

Tóm lại, cơng tác thu nợ tại chi nhánh trong thời gian qua thực hiện khá tốt, sự hiệu quả này được ghi nhận bởi sự cố gắng khơng nhỏ của tồn thể cán bộ tín dụng trong cơng tác đơn đốc, theo dõi thu hồi vốn. Bên cạnh đó chi nhánh ln tạp điều kiện thuận lợi để khách hàng yên tâm sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả

cao nhất. Cụ thể như khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh có thể báo trước

khi món vay đến hạn để thỏa thuận cho khách hàng gia hạn để có đủ thời gian

tìm nguồn trả nợ cho ngân hàng.

4.2.2.2 Doanh sốthu nợ theo thành phầnkinh tế

Hiện nay, đơn vị đã chuyển khai cho vay thành phần kinh tế có sàng lọc và xây dựng các đối tác chiến lược, do đơn vị rất xem trọng việc hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng, để tạo sư an tồn, hiệu quả cho chính bản thân đơn vị. Tương tự

như doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì doanh số dư nợ của đơn vị cũng tăng qua các năm. Kết quả tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế cụ thể như sau:

Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG QUA 03 NĂM (2008 - 2010) TẠI NGÂN HÀNG QUA 03 NĂM (2008 - 2010)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

DN ngoài quốc doanh 18.141 25.128 29.722 6.987 38,51 4.594 18,28 Cá thể, hộ gia đình 208.957 284.035 371.054 75.078 35,93 87.019 30,64

Tổng 227.098 309.163 400.776 82.065 36,14 91.613 29,63

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT CN Trà Cú)

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Qua bảng số liệu cho thấy, doanh số thu nợ ở thành phần kinh tế liên tục

tăng qua các năm. Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2008 đạt 18.141 triệu đồng, năm

2009 thu nợ thành phần này đạt 25.128 triệu đồng, tăng 6.987 triệu đồng (tương

ứng với tốc độ tăng 38,51%) so với năm 2008. Sang năm 2010, doanh số thu nợ

lại tiếp tục tăng đạt 29.722 triệu đồng, tỷ lệ tăng 18,28% (ứng với số tuyệt đối là 4.594 triệu đồng) so với năm 2009. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chứngtỏ được năng lực của mình, các phương án kinh doanh của đối

tượng này đều khả thi. Vì vậy mà cơng việc làm ăn có hiệu quả do đó ngày càng

tạo được uy tín với ngân hàng. Do làm ăn có hiệu quả cho nên cơng tác thu hồi nợ của ngân hàng diễn ra rất tốt.

Cá thể, hộ gia đình

Trong 03 năm qua, doanh số thu nợ của thành phần cá thể, hộ gia đình tăng

liên tục. Cụ thể năm 2009, doanh số thu nợ đạt 284.035 triệu đồng, tăng 75.078 triệu đồng so với năm 2008, với tốc độ tăng là 35,93%. Do công tác thu hồi nợ của chinhánh chủ yếu tập trung vào khách hàng là hộ nông dân, cá thể, đông thời việc cán bộ tín dụng hoạt động tích cực, thường xuyên xuống địa bàn kiểm tra quá trinh sử dụng vốn vay của khách hàng, nhắc nhở. Sang năm 2010, thu nợ thành phần này đạt 371.054 triệu đồng, tăng với tốc độ 30,64% (tương ứng với số tuyệt đối là 87.019 triệu đồng) so với năm 2009. Nguyên nhân tăng là thành phần này biết cách hiệu quả sử dụng vốn mà ngân hàng đầu tư nên có lợi nhuận, từ đó thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký kết, ngân hàng có nhiều biện pháp thu nợ tích cực , thẩm định kỹ trước khi cho vay, kiên quyết

khơng cho vay đối với khách hàng khơng có phương án sản xuất kinh doanh rõ

ràng nhằm tránh việc sử dụng vốn sai mục đích.

4.2.2.3 Doanh sốthu nợtheo mục đích sử dụng

Doanh số thu nợ cịn được phân tích ở góc độ khác là phân tích theo mục đích sử dụng được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 10: DOANH SỐ THU NỢ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNGTẠI NGÂN HÀNG QUA 03 NĂM (2008 - 2010) TẠI NGÂN HÀNG QUA 03 NĂM (2008 - 2010)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Trồng trọt 66.324 78.958 98.354 12.634 19,05 19.396 24,56

Chăn nuôi 53.272 71.984 93.857 18.712 35,13 21.873 30,39 Kinh tế tổng hợp 62.301 86.049 101.493 23.748 38,12 15.444 17,95 Máy nông nghiệp 23.764 33.981 46.479 10.217 42,99 12.498 36,78 TTCN - dịch vụ 7.096 13.834 19.572 6.738 94,95 5.738 41,48 Khác 14.341 24.357 41.021 10.016 69,84 16.664 68,42

Tổng 227.098 309.163 400.776 82.065 36,14 91.613 29,63

Trồng trọt

Nhìn chung, doanh số thu nợ đối với ngành trồng trọt đều tăng qua các năm.

Năm 2009 tăng đạt 78.958 triệu đồng, tức tăng 12.634 triệu đồng (với tốc độ

19,05%) so với năm 2008. Đạt được kết quả trên là do công tác quản lý nợ chặt chẽ, định kỳ hạn nợ đúng vào vụ thu hoạch nên công tác thu hồi nợ được thực hiện thuận lợi. Năm 2010 doanh số này lại tiếp tục tăng 19.396 triệu đồng với tỷ lệ tăng 24,56%, đạt số tiền là 98.354 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là do ngành trồng trọt tuy khơng sinh lợi nhuận cao nhưng đảm bảo có thu nhập

hàng năm nên dù gặp rủi ro người nơng dân cùng hồn thành các khoản vay đúng

thời hạn, một phần là nhờ công tác thẩm định tốt của cán bộ ngân hàng và thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

Chăn nuôi

Cũng như hoạt động cho vay, doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao. Năm 2009 tình hình thu nợ đạt 71.984 triệu đồng, tức tăng 18.712 triệu đồng, với tốc độ tăng 35,13% so với năm 2008. Trong những năm gần đây dịch cúm gia cầm luôn xuất hiện ở nước ta làm cho việc chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên nhờ có sự chỉ

đạo đúng đắn của các cấp, các ngành mà dịch cúm đã được khống chế. Cũng

chính vì lẽ đó mà ngành chăn ni của huyện vẫn hoạt động có hiệu quả, nhờ đó mà doanh số thu nợ của ngành chăn nuôi của ngân hàng tăng. Năm 2010 thu nợ

đạt 83.857 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng 30,39%, tức tăng 21.873 triệu đồng so

2009. Nguyên nhân doanh số thu nợ của chăn nuôi tăng là do người dân làm ăn có hiệu quả nên ngân hàng thu nợ khả quan hơn.

Kinh tế tổng hợp

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ của đối tượng này tăng qua

các năm. Cụ thể năm 2008 đạt 62.301 triệu đồng, năm 2009 là 86.049 triệu đồng, tăng 23.748 triệu đồng, tức tăng 38,12% so với năm 2008. Đến năm 2010 doanh

số cho vay tăng đạt 101.493 triệu đồng, tăng với tỷ lệ 17,95% (tương ứng với số tiền tăng là 15.444 triệu đồng) so với năm 2009. Nguyên nhân là do các mơ hình

sảnxuất của nơng dân làm ăn có hiệu quả tạo nguồn thu nhập cao và ổn định nên họ có khả năng thanh tốn nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Máy nơng nghiệp

Với mục đích vay là để phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy doanh số thu nợ của đối tượng này phụ thuộc vào doanh số cho vay trong nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Do 03 năm qua doanh số cho vay của

đối tượng này tăng nên doanh số thu nợ cũng tăng. Năm 2008 doanh số thu nợ đạt 23.764 triệu đồng, năm 2009 thu nợ của đối tượng máy nông nghiệp đạt

33.981 triệu đồng, với tốc độ tăng 42,99% (tương ứng với số tuyệt đối 10.217 triệu đồng) so với năm 2008. Doanh số thu nợ tiếp tục tăng trong năm 2010 đạt 46.479 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 36,78% (tức tăng 12.498 triệu đồng) so với năm 2009. Đạt được kết quả trên do người dân biết ứng dụng khoa học kỹ thuật mới

vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế tăng thu nhập nên họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng nên đã làm doanh số thu nợ tăng.

Tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ

Cùng với tốc độ tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của đối tượng này cũng tăng lên. Năm 2008 là 7.069 triệu đồng, năm 2009 đạt 13,834 triệu

đồng, với tốc độ tăng 94,95% (tương ứng với số tiền 6.738 triệu đồng) so với năm 2008. Đến năm 2010 thu nợ đạt 19.572 triệu đồng, tăng 5.738 triệu đồng,

với tỷ lệ 41,48% so với năm 2009. Sở dĩ tăng là do ngân hàng rất chú trọng công tác thu nợ vì đây là vấn đề sống cịn quyết định đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, ngân hàng có kế hoạch thu hồi nợ tốt và công tác đôn đốc thu nợ của khách hàng đạt hiệu quả.

Đối tượng khác

Đây là nguồn vốn hổ trợ cho những đối tượng khác nhau với mục đích khác nhau. Nhìn chung, trong 03 năm qua doanh số thu nợ trong lĩnh vực này tăng lên cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay. Cụ thể, năm 2008 doanh số thu nợ

đạt 14.341 triệu đồng, năm 2009 đạt 24.357 triệu đồng, tăng 10.016 triệu đồng, tương đương tăng 69,84% so với năm 2008, năm 2010 doanh số thu nợ của

ngành này tiếp tục tăng đạt 41.021 triệu đồng, với tốc độ tăng 68,42% (tức tăng 16.664 triệu đồng) so với năm 2009.

4.2.2.4 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Phần trên đã phân tích doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng sau đây sẽ đi sâu nghiên cứu doanh số thu nợ theo ngành kinh tế.

Bảng 11: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾTẠI NGÂN HÀNG QUA 03 NĂM (2008 - 2010) TẠI NGÂN HÀNG QUA 03 NĂM (2008 - 2010)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Nông - lâm nghiệp 132.478 177.233 209.219 44.755 33,78 31.986 18,05 Thủy sản 5.031 7.667 13.013 2.636 52,40 5.346 69,73

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 51 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)