QUA 03 NĂM (2008 - 2010)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Trồng trọt 48.173 54.088 58.377 5.915 12,28 4.289 7,93
Chăn nuôi 37.912 45.791 49.520 7.879 20,78 3.729 8,14 Kinh tế tổng hợp 47.627 56.498 61.844 8.871 18,63 5.346 9,46 Máy nông nghiệp 15.378 21.162 24.681 5.784 37,61 3.519 16,63 TTCN - dịch vụ 5.893 7.932 10.234 2.039 34,60 2.302 29,02 Khác 10.420 16.352 22.553 5.932 56,93 6.201 37,92
Tổng 165.403 201.823 227.209 36.420 22,02 25.386 12,58
(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT CN Trà Cú)
Trồng trọt
Dư nợ cho vay của ngành này chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu dư nợ
của hộ sản xuất kinh doanh. Năm 2009 dư nợ ngành trồng trọt đạt 54.088 triệu
đồng với tốc độ tăng 12,28% (tương ứng với số tiền tăng 5.915 triệu đồng) so với năm 2008, dư nợ này tăng là do doanh số cho vay tăng. Năm 2010 chỉ tiêu này tăng đạt 58.377 triệu đồng, tốc độ tăng 7,93% (tức tăng 4.289 triệu đồng) so với năm 2009. Nguyên nhân là do mùa vụ năm 2010 điều kiện khá thuận lợi cho việc
sản xuất, vì thế mà nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng để mở rộng hoặc tái đầu tư vào sản xuất. Điều đó đã dẫn đến việc doanh số cho vay trong lĩnh vực này tăng lên cũng làm dư nợ cho vay trong năm tăng lên.
Chăn nuôi
Tương tự như trồng trọt, tình hình dư nợ của ngành chăn nuôi cũng tăng. Năm 2009 dư nợ này đạt 45.791 triệu đồng, tăng 7.879 triệu đồng, tức tăng
8,14% đạt ở mức 49.520 triệu đồng. Sự thay đổi của chỉ tiêu dư nợ trong lĩnh vực này được giải thích là do doanh số cho vay tăng, nên doanh số dư nợ cũng tăng.
Máy nông nghiệp
Do đâylà lĩnh vực kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào ngành trồng trọt. Vì thế, doanh số cho vay đối với ngành trồng trọt tăng liên tục qua các năm thì chỉ tiêu này cũng sẽ tăng lên trong lĩnh vực cho vay máy nơng nghiệp từ đó cũng keo theo sự gia tăng của chỉ tiêu dư nợ. Đây cũng là nguyên nhân chính làm cho dư
nợ máy nông nghiệp tăng lên. Cụ thể năm 2009 tăng 37,61% so với năm 2008
đạt mức 21.162 triệu đồng (tức tăng 5.784 triệu đồng). Đến năm 2010 tốc độ tăng dư nợ là 16,63% so với năm 2009 với mức dư nợ tín dụng đạt 24.681 triệu đồng.
Kinh tế tổng hợp
Trong những năm qua do doanh số cho vay tăng nên dẫn đến doanh số dư nợ cũng tăng. Cụ thể năm 2009 đạt 56.498 triệu đồng, tăng 8.871 triệu đồng so với năm 2008 (tức tăng 18,63%). Khách hàng đi vay đầu tư vào lĩnh vực này thì ít rủi ro. Vì vậy, ngân hàng khuyến khích đầu tư vào. Ngân hàng tập trung cho
vay chi phí chăm sóc lúa, vườn cây ăn trái, rau màu các loại,…Trong lĩnh vực thương mại, ngân hàng đã cho vay để kinh doanh mua bán hàng hóa vì thế đã
góp phần làm tăng doanh số dư nợ. Đến năm 2010 dư nợ đối tượng này là 61.844 triệu đồng, với tốc độ tăng 9,46% (tương ứng với số tuyệt đối 5.346 triệu đồng) so với năm 2009. Dư nợ tăng cho thấy ngân hàng đã mở rộng quy mô cho vay
đáp ứng một phần nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ
Doanh số dư nợ của đối tượng tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ lần lượt như
sau: năm 2008 đạt 5.893 triệu đồng, năm 2009 là 7.932 triệu đồng, tăng 2.039
triệu đồng (tức tăng 34,60%) so với năm 2008, đến năm 2010 dư nợ đạt 10.234 triệu đồng, với tốc độ tăng 29,02%, tức tăng 2.302 triệu đồng so với năm 2009.
Nguyên nhân là các đối tượng này làm ăn có hiệu quả nên nhu cầu vay tiền thêm
của khách hàng cũ ngày càng tăng lên nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh giúp mang lại lợi nhuận nhiều hơn, mặt khác ngân hàng cũng thu hút ngày
càng được nhiều khách hàng mới ở đối tượng này để cho vay nên làm cho dư nợ này tăng lên qua các năm.
Đối tượng khác
Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng dư nợ tín dụng của đối tượng khác tăng liên tục qua các năm. Năm 2008 dư nợ là 10.420 triệu đồng, năm 2009 con số
này đạt 16.352 triệu đồng, tăng 5.932 triệu đồng với tốc độ tăng 56,93% so với năm 2008. Đến năm 2010 dư nợ tiếp tục tăng đạt 22.553 triệu đồng, tỷ lệ tăng 37,92% ( tướng ứng với số tiền tăng là 6.201 triệu đồng) so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho mức dư nợ tín dụng tăng lên là do hàng năm doanh số cho vay luôn lớn hơn doanh số thu nợ, mặt khác nhu cầu về vốn tiêu dùng ngày càng
tăng góp phần làm cho sự tăng lên của chỉ tiêu dư nợ trong lĩnh vực này.
4.2.1.4 Doanh số dư nợ theo ngành kinh tế
Việc phân phối vốn tín dụng cả ngân hàng bên cạnh mục đích là đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, nó cịn thể hiện mục tiêu đầu tư của ngân hàng trong nền kinh tế. Ngân hàng muốn mở rộng ngành nào, thu hẹp ngành nào được đánh giá dựa vào mức dư nợ hàng năm có tăng trưởng hay khơng. Sau đây ta xem xét tình hình dư nợ theo ngành kinh tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Trà Cú từ năm 2008 –2010 như sau: