Thỏa thuận không cạnh tranh

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật lao động (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 27)

1.3 Phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lao động

1.3.1.1 Thỏa thuận không cạnh tranh

Thỏa thuận khơng cạnh tranh (hay cịn gọi là Non-compete) trong quan hệ lao động là một thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ. Theo đó, NLĐ lao động đồng ý không tham gia vào cuộc cạnh tranh với NSDLĐ sau khi chấm dứt hợp đồng lao động32 hay là việc NLĐ đồng ý không tham gia hoặc bắt đầu một nghề nghiệp/hoạt động thương mại tương tự có tính chất cạnh tranh với NSDLĐ.

31 Lus Laboris (2010), tlđd 13, p.321 và Toby Kempter & Melanie Tether (2005), The Restraint of Trade, p.4.

32

Nội dung hạn chế của thỏa thuận thể hiện NLĐ trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động và đặc biệt sau khi chấm dứt hợp đồng lao động không thể làm việc cho đối thủ cạnh tranh hoặc bắt đầu hoạt động kinh doanh. Theo đó, NSDLĐ yêu cầu NLĐ khơng được khai thác thơng tin bí mật về các hoạt động sử dụng lao động trước đây hoặc bí mật thương mại, hoặc thơng tin nhạy cảm chẳng hạn như danh sách khách hàng, hoạt động kinh doanh, sản phẩm sắp tới, kế hoạch tiếp thị…để tạo cho mình lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Loại thỏa thuận khơng cạnh tranh có phạm vi hạn chế lớn, nó cản trở, hạn chế sự tự do tìm việc làm và có thể là tự do kinh doanh của NLĐ. Do đó, cần được xem xét trong một không gian và thời gian hợp lý. Tuy nhiên, các thỏa thuận này dễ bị tuyên vô hiệu khi không đảm bảo cân bằng lợi ích của NSDLĐ và NLĐ. Vì vậy, trong quá trình thiết kế một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lao động các bên cần xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp, cũng như lợi ích mà mình mong muốn bảo vệ để quyết định có nên lựa chọn áp dụng thỏa thuận không cạnh tranh hay không.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật lao động (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)