Người sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật lao động (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 46)

2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

2.1.2.2 Người sử dụng lao động

Cũng như NLĐ, NSDLĐ muốn tham gia ký kết một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải đáp ứng điều kiện về năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động.

Tại Khoản 2, Điều 3 BLLĐ 2012 quy định: “Người sử dụng lao động là doanh

nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có th mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, nếu là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. Như vậy, NSDLĐ tham gia ký kết một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể là

doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình hoặc cá nhân khi đáp ứng được các điều kiện của pháp luật lao động:

74 Khoản 2, Điều 23 BLLĐ 2012.

75

Đối với NSDLĐ là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình

Các chủ thể này phải được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật có liên quan như Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Hợp tác xã… và các văn bản khác có liên quan. Những chủ thể này phải đảm bảo đang tiến hành hoạt động kinh doanh có sử dụng và thuê mướn lao động. Trong nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, cùng với chính sách đầu tư và phát triển của Nhà nước đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam. Do đó, phạm vi NSDLĐ ký kết thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được mở rộng, bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngồi dưới nhiều hình thức sở hữu. Hiện nay, các văn bản hướng dẫn BLLĐ 2012 chưa có quy định cụ thể điều kiện để tổ chức, cá nhân trở thành NSDLĐ, để hiểu rõ hơn có thể tham khảo một số quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động của một số tổ chức, cá nhân76.

Đối với NSDLĐ là cá nhân

Trong trường hợp NSDLĐ lao động là cá nhân thì cá nhân phải đủ năng lực hành vi dân sự từ đủ18 tuổi trở và có khả năng đảm bảo các điều kiện lao động và trả công lao động theo quy định của pháp luật77

.

Bên cạnh đó, pháp luật lao động cịn quy định khi NSDLĐ có nhu cầu bảo vệ các bí mật thơng tin, bí mật cơng nghệ phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin về một quy định bảo vệ các thơng tin đó cho NLĐ biết trước khi ký kết hợp đồng lao động78

. Về bản chất, địa vị pháp lý của các bên chủ thể trong quan hệ lao động là khơng bình đẳng, NLĐ có lợi thế yếu hơn do phải chịu sự giám sát, điều hành, quản lý từ phía NSDLĐ. Với quy định NSDLĐ phải cung cấp thông tin về quy định bảo mật trước khi ký kết hợp đồng lao động nhằm giúp NLĐ có sự lựa chọn chấp nhận hay từ chối ký kết một hợp đồng lao động có nội dung quy định vấn đề hạn chế cạnh tranh.

76 Theo điểm 1, Mục II Thơng tư 21/2003/TT-BLĐTBXH quy định chủ thể có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động như sau: Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp; đối với Hợp tác xã là Chủ nhiệm Hợp tác xã, đối với Liên hiệp hợp tác xã là Giám đốc liên hiệp hợp tác xã; đối với cơ quan, tổ chức, các chi nhánh, các văn phòng đại diện (gọi chung là tổ chức) của quốc tế hoặc nước ngồi đóng tại Việt Nam là người đứng đầu tổ chức (Trưởng chi nhánh, Trường văn phịng, Trưởng đại diện…); đối với hộ gia đình: là người trực tiếp sử dụng lao động.

77 Khoản 2, Điều 3 BLLĐ 2012.

78

2.1.3 Lợi ích kinh doanh hợp pháp của ngƣời sử dụng lao động đƣợc bảo vệ bằng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Theo quy định của pháp luật lao động, không phải mọi lợi ích hợp pháp của NSDLĐ đều được bảo vệ bằng một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Đối tượng trong những thỏa thuận này hay các lợi ích hợp pháp của NSDLĐ được pháp luật bảo vệ chỉ bao gồm bí mật kinh doanh và bí mật cơng nghệ79. Pháp luật lao động không đưa ra khái niệm về bí mật kinh doanh hay bí mật cơng nghệ mà quy định “bí mật kinh

doanh, bí mật cơng nghệ theo quy định của pháp luật”. Do đó, khái niệm bí mật kinh

doanh, bí mật cơng nghệ được tiếp cận theo quy định của một số pháp luật có liên quan.

2.1.3.1 Bí mật kinh doanh

Theo quy định của pháp luật hiện hành bí mật kinh doanh được định nghĩa trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Luật Cạnh tranh 2005. Theo đó, tại Khoản 23, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định như sau: “Bí mật kinh doanh là những thơng

tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”. Cịn trong pháp luật Cạnh tranh khơng đưa ra định nghĩa

thế nào là bí mật kinh doanh mà liệt kê các điều kiện để một thông tin trở thành bí mật kinh doanh, bao gồm: không phải là hiểu biết thơng thường; có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người khơng nắm giữ hoặc khơng sử dụng thơng tin đó; được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thơng tin đó khơng bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được80.

Thuật ngữ bí mật kinh doanh trong pháp luật Việt Nam có nội hàm tương tự như thuật ngữ “bí mật thương mại” (trade secret) trong pháp luật Hoa kỳ. Theo đó, “bí mật thương mại” là các thơng tin tài chính, kinh doanh, khoa học, kỹ thuật, kinh tế hay kỹ nghệ, bao gồm các mơ hình, kế hoạch, tài liệu biên soạn, thiết kế chương trình, cơng thức, thiết kế, nguyên mẫu, phương pháp, kỹ thuật, quy trình, thủ tục, các chương trình, hoặc mã số, dù hữu hình hay vơ hình, và có được hay khơng được cất

79 Khoản 2, Điều 23 BLLĐ 2012.

80

giữ, sưu tầm hoặc lưu trữ bằng phương tiện vật lý, điện tử, đồ họa, hình ảnh, hoặc bằng văn bản, nếu (i) chủ sở hữu của chúng đã thực hiện các biện pháp hợp lý đễ giữ bí mật thơng tin đó, và (ii) thơng tin có giá trị kinh tế độc lập, thực tế hoặc tiềm năng, do công chúng không thể biết được một cách rộng rãi và khơng dễ dàng có được bằng phương tiện thích hợp81.

Tóm lại, bí mật kinh doanh là một dạng của thơng tin bí mật82, là những thông tin mang lại giá trị thương mại, kinh tế cho chủ sở hữu và được áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ. Đây là một trong những lợi ích kinh doanh hợp pháp được NSDLĐ bảo vệ thông qua ký kết một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

2.1.3.2 Bí mật cơng nghệ

Các quy định của pháp luật hiện nay chưa có quy định trực tiếp thuật ngữ “bí mật cơng nghệ” trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, thuật ngữ công nghệ được đề cập trong Luật Khoa học và công nghệ (KH&CN) 2000, theo đó tại khoản 2 Điều 2 Luật KH&CN 2000 định nghĩa: “Công nghệ là tập hợp các phương

pháp, quy trình, kỹ thuật, bí quyết, cơng cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. Một cách hiểu khác, công nghệ là việc tạo ra, sửa đổi, cách sử

dụng và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, hàng thủ công, hệ thống, phương thức tổ chức giải quyết một vấn đề, cải thiện cách thức giải quyết trước đó của một vấn đề, đạt được một mục tiêu hoặc thực hiện một chức năng cụ thể83.

Đối với bí mật kinh doanh được nhà làm luật đưa ra điều kiện cụ thể để một thơng tin trở thành bí mật kinh doanh, trong khi đó các quy định của pháp luật chưa nêu khái niệm thế nào là bí mật cơng nghệ cũng như các điều kiện để trở thành bí mật cơng nghệ. Theo từ điển luật học giải thích: “Bí mật cơng nghệ là những phương

pháp, cách thức, quy trình, chế tạo một sản phẩm được nhiều hơn, tốt hơn, hoặc rẻ

81 Hà Thị Thanh Bình (2012), tlđd 6, tr.86.

82 Liên quan đến bí mật thương mại cịn tồn tại một số thuật ngữ khác có liên quan như “thơng tin bí mật” và “thơng tin khơng được tiết lộ”. “Thơng tin bí mật” bao gồm bí mật kinh doanh, thông tin đặc quyền và thông tin không bị tiết lộ khác chưa trở thành đối tượng phải bị tiết lộ công khai khơng hạn chế theo pháp luật. Cịn “thông tin không thể tiếc lộ” được hiểu bao gồm những thử nghiệm hoặc dữ liệu không được tiết lộ nhất định được xem xét là điều kiện để phê duyệt việc tiếp thị dược phẩm hoặc các sản phẩm hóa nơng có sử dụng các thành phần hóa học mới. (Điều 39.3 Hiệp định TRIPs).

83

hơn mà nhà sản xuất giữ bí mật đối với đối thủ cạnh tranh, khi chưa xin văn bằng bảo hộ”84. Hiểu một cách đơn giản bí mật cơng nghệ là những cơng nghệ khơng phổ biến trên thị trường, được chủ sở hữu nắm giữ áp dụng những biện pháp bảo mật cần thiết, không dễ dàng tiếp cận so với những cơng nghệ bình thường khác. Nhưng vẫn chưa được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ. Những cơng nghệ này mang lại lợi ích nhất định cho các chủ sở hữu, được NSDLĐ bỏ ra nhiều chi phí và cơng sức để hình thành và phát triển trong quá trình sản xuất kinh doanh, bằng cách khai thác và sử dụng chúng sẽ mang lại một giá trị kinh tế nhất định cho NSDLĐ.

Nhìn chung, theo quy định của pháp luật lao động thừa nhận bí mật kinh doanh, bí mật cơng nghệ là những lợi ích hợp pháp của NSDLĐ được thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bảo vệ. Tuy nhiên, với việc quy định như vậy chưa thật sự đầy đủ và bao quát hết các lợi ích kinh doanh của NSDLĐ cần được bảo vệ. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được đặt ra nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, trên thực tế các lợi ích kinh doanh của NSDLĐ khơng chỉ bao gồm bí mật kinh doanh, bí mật cơng nghệ mà nó cịn có thể là hệ thống kết nối khách hàng, lợi thế thương mại hoặc có thể là những kỹ năng đặc biệt của NLĐ có được từ q trình lao động và đào tạo của NSDLĐ85. Do đó, để xác định được những lợi ích cần bảo vệ của thỏa thuận cần được xem xét trong từng trường hợp cụ thể, không nên chỉ giới hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật cơng nghệ.

2.1.4 Nội dung của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lao động

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 23 Bộ luật lao động 2013: “Khi người lao

động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật cơng nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật cơng nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.” Xét

trong bối cảnh pháp luật lao động Việt Nam hiện chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về nội dung của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lao động. Do đó, tác

84 Từ điển luật học (1999), NXB. Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr42.

85

giả phân tích nội dung của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trên cơ sở các vấn đề lý luận đã được trình bày ở chương 1.

Một thỏa thuận hạn chế theo quy định của pháp luật Việt Nam là thỏa thuận không cạnh tranh hoặc thỏa thuận khơng tiết lộ; nó khơng bao gồm thỏa thuận khơng chào mời, không giao dịch với khách hàng, nhà cung cấp cũ và thỏa thuận không chào mời, lôi kéo đồng nghiệp cũ. Bởi lẽ, chỉ khi NSDLĐ muốn bảo vệ các bí mật thương mại, bí mật kinh doanh mới được quyền giao kết một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Nếu NSDLĐ khơng có cái được gọi là bí mật kinh doanh hay bí mật cơng nghệ trong kinh doanh thì pháp luật khơng cho phép họ ký kết một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh với NLĐ. Tuy nhiên, dù thỏa thuận được thể hiện với loại hình nào thì nội dung chính của một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa NSDLĐ và NLĐ bao gồm các vấn đề sau:

2.1.4.1 Quy định về sự hạn chế

Bản chất của một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa NLĐ và NSDLĐ nhằm hạn chế quyền tự do làm việc, tự do kinh doanh của NLĐ nên quy định về sự hạn chế là một quy định bắt buộc phải có trong một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Hạn chế về phạm vi công việc

Theo quy định của pháp luật lao động có thể hiểu nội dung cơng việc hạn chế khi NLĐ tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm: (i) nghĩa vụ bảo mật một số thơng tin kinh doanh (bí mật kinh doanh, bí mật cơng nghệ), không tiết lộ thông tin cho NSDLĐ khác hoặc bất kỳ bên thứ ba nào khác; (ii) không được tham gia vào một số công việc nhất định hay làm việc cho đối thủ cạnh tranh với NSDLĐ hoặc tự mình tiến hành hoạt động kinh doanh cạnh tranh với NSDLĐ. Giới hạn của sự hạn chế phạm vi công việc được thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, khi ký kết loại thỏa thuận này nghĩa vụ của NLĐ có thể bao gồm:

- Cam kết không khai thác và sử dụng thông tin được bảo mật trong bất cứ công việc kinh doanh cho NSDLĐ khác hay tự NLĐ tiến hành kinh doanh;

- Duy trì việc bảo mật các thơng tin đó: khơng thực hiện việc sao chép, cung cấp một phần hay tồn bộ thơng tin bảo mật cho bên thứ ba mà không được sự đồng ý bằng văn bản của NSDLĐ hoặc trích ra trái phép bất kỳ phần nào của thơng tin bảo mật dưới hình thức văn bản hoặc dưới bất kì hình thức khác.

Thứ hai, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với NSDLĐ, NLĐ không được

tham gia vào một số công việc, ngành nghề kinh doanh có tính chất cạnh tranh với NSDLĐ; không hợp tác kinh doanh, ký kết hợp đồng lao động với NSDLĐ khác có cùng lĩnh vực kinh doanh với NSDLĐ cũ; hoặc chính NLĐ tiến hành các hoạt động kinh doanh. Tùy vào vị trí cơng việc của NLĐ và đặc điểm kinh doanh của NSDLĐ, NLĐ có thể bị cấm thực hiện một số cơng việc như86:

- Trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu, quản lý, vận hành, kiểm soát, làm việc, thực hiện dịch vụ, tư vấn, thu hút kinh doanh, với bất kỳ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh cạnh tranh với NSDLĐ;

- Trực tiếp hoặc gián tiếp kết NLĐối với quyền sở hữu, quản lý, hoạt động, hoặc kiểm soát, hoặc trong bất kỳ khả năng khác với bất kỳ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh tương tự hoặc cạnh tranh với NSDLĐ;

- Trực tiếp hoặc gián tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh cạnh tranh với NSDLĐ.

Pháp luật lao động nước ta không quy định chi tiết phạm vi hạn chế công việc với NLĐ, điều này hồn tồn phụ thuộc vào ý chí của các bên trong quan hệ. Do đó, khi thiết lập một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, u cầu NSDLĐ phải chi tiết hóa các cơng việc, nghề nghiệp mà NLĐ bị cấm tham gia. Phạm vi công việc bị hạn chế không được vượt quá khả năng chuyên môn của NLĐ và đảm bảo khả năng tìm kiếm việc làm trong tương lai của NLĐ. Xây dựng giới hạn phạm vi công việc hợp lý trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đóng một yếu tố quan trọng và có tính quyết định để đảm bảo hiệu lực thi hành của một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Đặc biệt khơng để NSDLĐ có thể lợi dụng một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh để ngăn cản quyền tự do

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật lao động (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)