Bí mật kinh doanh

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật lao động (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 48 - 49)

2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

2.1.3.1 Bí mật kinh doanh

Theo quy định của pháp luật hiện hành bí mật kinh doanh được định nghĩa trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Luật Cạnh tranh 2005. Theo đó, tại Khoản 23, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định như sau: “Bí mật kinh doanh là những thơng

tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”. Cịn trong pháp luật Cạnh tranh khơng đưa ra định nghĩa

thế nào là bí mật kinh doanh mà liệt kê các điều kiện để một thông tin trở thành bí mật kinh doanh, bao gồm: không phải là hiểu biết thơng thường; có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người khơng nắm giữ hoặc khơng sử dụng thơng tin đó; được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thơng tin đó khơng bị tiết lộ và khơng dễ dàng tiếp cận được80.

Thuật ngữ bí mật kinh doanh trong pháp luật Việt Nam có nội hàm tương tự như thuật ngữ “bí mật thương mại” (trade secret) trong pháp luật Hoa kỳ. Theo đó, “bí mật thương mại” là các thơng tin tài chính, kinh doanh, khoa học, kỹ thuật, kinh tế hay kỹ nghệ, bao gồm các mơ hình, kế hoạch, tài liệu biên soạn, thiết kế chương trình, cơng thức, thiết kế, nguyên mẫu, phương pháp, kỹ thuật, quy trình, thủ tục, các chương trình, hoặc mã số, dù hữu hình hay vơ hình, và có được hay khơng được cất

79 Khoản 2, Điều 23 BLLĐ 2012.

80

giữ, sưu tầm hoặc lưu trữ bằng phương tiện vật lý, điện tử, đồ họa, hình ảnh, hoặc bằng văn bản, nếu (i) chủ sở hữu của chúng đã thực hiện các biện pháp hợp lý đễ giữ bí mật thơng tin đó, và (ii) thơng tin có giá trị kinh tế độc lập, thực tế hoặc tiềm năng, do công chúng không thể biết được một cách rộng rãi và khơng dễ dàng có được bằng phương tiện thích hợp81.

Tóm lại, bí mật kinh doanh là một dạng của thơng tin bí mật82, là những thông tin mang lại giá trị thương mại, kinh tế cho chủ sở hữu và được áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ. Đây là một trong những lợi ích kinh doanh hợp pháp được NSDLĐ bảo vệ thông qua ký kết một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật lao động (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)