2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
2.1.3.2 Bí mật cơng nghệ
Các quy định của pháp luật hiện nay chưa có quy định trực tiếp thuật ngữ “bí mật cơng nghệ” trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, thuật ngữ công nghệ được đề cập trong Luật Khoa học và công nghệ (KH&CN) 2000, theo đó tại khoản 2 Điều 2 Luật KH&CN 2000 định nghĩa: “Công nghệ là tập hợp các phương
pháp, quy trình, kỹ thuật, bí quyết, cơng cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. Một cách hiểu khác, công nghệ là việc tạo ra, sửa đổi, cách sử
dụng và kiến thức về các cơng cụ, máy móc, kỹ thuật, hàng thủ công, hệ thống, phương thức tổ chức giải quyết một vấn đề, cải thiện cách thức giải quyết trước đó của một vấn đề, đạt được một mục tiêu hoặc thực hiện một chức năng cụ thể83.
Đối với bí mật kinh doanh được nhà làm luật đưa ra điều kiện cụ thể để một thơng tin trở thành bí mật kinh doanh, trong khi đó các quy định của pháp luật chưa nêu khái niệm thế nào là bí mật cơng nghệ cũng như các điều kiện để trở thành bí mật cơng nghệ. Theo từ điển luật học giải thích: “Bí mật cơng nghệ là những phương
pháp, cách thức, quy trình, chế tạo một sản phẩm được nhiều hơn, tốt hơn, hoặc rẻ
81 Hà Thị Thanh Bình (2012), tlđd 6, tr.86.
82 Liên quan đến bí mật thương mại cịn tồn tại một số thuật ngữ khác có liên quan như “thơng tin bí mật” và “thơng tin khơng được tiết lộ”. “Thơng tin bí mật” bao gồm bí mật kinh doanh, thơng tin đặc quyền và thông tin không bị tiết lộ khác chưa trở thành đối tượng phải bị tiết lộ công khai khơng hạn chế theo pháp luật. Cịn “thông tin không thể tiếc lộ” được hiểu bao gồm những thử nghiệm hoặc dữ liệu không được tiết lộ nhất định được xem xét là điều kiện để phê duyệt việc tiếp thị dược phẩm hoặc các sản phẩm hóa nơng có sử dụng các thành phần hóa học mới. (Điều 39.3 Hiệp định TRIPs).
83
hơn mà nhà sản xuất giữ bí mật đối với đối thủ cạnh tranh, khi chưa xin văn bằng bảo hộ”84. Hiểu một cách đơn giản bí mật cơng nghệ là những cơng nghệ khơng phổ biến trên thị trường, được chủ sở hữu nắm giữ áp dụng những biện pháp bảo mật cần thiết, không dễ dàng tiếp cận so với những cơng nghệ bình thường khác. Nhưng vẫn chưa được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ. Những cơng nghệ này mang lại lợi ích nhất định cho các chủ sở hữu, được NSDLĐ bỏ ra nhiều chi phí và cơng sức để hình thành và phát triển trong quá trình sản xuất kinh doanh, bằng cách khai thác và sử dụng chúng sẽ mang lại một giá trị kinh tế nhất định cho NSDLĐ.
Nhìn chung, theo quy định của pháp luật lao động thừa nhận bí mật kinh doanh, bí mật cơng nghệ là những lợi ích hợp pháp của NSDLĐ được thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bảo vệ. Tuy nhiên, với việc quy định như vậy chưa thật sự đầy đủ và bao quát hết các lợi ích kinh doanh của NSDLĐ cần được bảo vệ. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được đặt ra nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, trên thực tế các lợi ích kinh doanh của NSDLĐ không chỉ bao gồm bí mật kinh doanh, bí mật cơng nghệ mà nó cịn có thể là hệ thống kết nối khách hàng, lợi thế thương mại hoặc có thể là những kỹ năng đặc biệt của NLĐ có được từ q trình lao động và đào tạo của NSDLĐ85. Do đó, để xác định được những lợi ích cần bảo vệ của thỏa thuận cần được xem xét trong từng trường hợp cụ thể, không nên chỉ giới hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật cơng nghệ.