Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆỤ

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

4.2.2.3. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

GVHD: Th.S. Tống Yên Đan SVTH: Phan Thị Vân Hương 56

Bảng 10: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VĨNH LONG QUA 3 NĂM 2008 - 2010 ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng khách hàng) Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 481.269 17,54 473.292 14,07 365.392 9,37 -7.977 -1,66 -107.900 -22,80 CNCB 357.331 13,02 593.862 17,65 732.498 18,78 236.531 66,19 138.636 23,34 Xây dựng 102.072 3,72 131.279 3,90 160.633 4,12 29.207 28,61 29.354 22,36 TM & DV 1.349.981 49,20 1.877.713 55,79 1.861.502 47,73 527.732 39,09 -16.211 -0,86 Vận tải 61.188 2,23 84.433 2,51 115.256 2,96 23.245 37,99 30.823 36,51 HĐ phục vụ CN & HGĐ 363.212 13,24 162.956 4,84 621.272 15,93 -200.256 -55,13 458.316 281,3 HĐ khác 28.811 1,05 41.987 1,24 43.561 1,11 13.176 45,73 1.574 3,75 Tổng cộng 2.743.864 100 3.365.522 100 3.900.114 100 621.658 22,66 534.592 15,88

GVHD: Th.S. Tống Yên Đan 57 SVTH: Phan Thị Vân Hương

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ theo ngành sản xuất của Ngân hàng có nhiều biến động qua 3 năm 2008, 2009 và 2010.

Ngành nông nghiệp:

Doanh số thu nợ đối với ngành này liên tục giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2009 Ngân hàng thu được 473.292 triệu đồng, giảm 7.977 triệu đồng so với năm 2008 ứng với tỷ lệ 1,66%. Sang năm 2010, con số này tiếp tục giảm xuống còn 365.392 triệu đồng với tỷ lệ giảm 22,8% (tương đương 107.900 triệu đồng). Nguyên nhân chính là do sản xuất nông nghiệp những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, người dân vay vốn nhưng đầu tư kém hiệu quả nên khơng có khả năng trả nợ đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Mặt khác, Ngân hàng cũng hạn chế cho vay đối với ngành này theo chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ngân hàng cấp trên, do đó tình hình thu nợ thời gian qua không được khả quan là điều dễ hiểụ

Ngành thương mại và dịch vụ (TM & DV):

Năm 2008 doanh số thu nợ là 1.349.981 triệu đồng, năm 2009 tăng lên 1.877.713 triệu đồng, tăng 527.732 triệu đồng so với năm 2008 với tỷ lệ 39,09%. Sang năm 2010, doanh số thu nợ có giảm nhưng không đáng kể đạt 1.861.502 triệu đồng với tỷ lệ giảm 0,86% so với năm 2009 (tương đương 16.211 triệu đồng). Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng (khoảng từ 47 - 56%) dựa vào đặc thù môi trường kinh doanh thuận lợi, dễ sinh lời nên thu hút được nhiều cá nhân hay tổ chức tham giạ

Hoạt động phục vụ cá nhân và hộ gia đình (HĐ phục vụ CN & HGĐ): Tình hình thu nợ đối với ngành này có nhiều biến động, năm 2009 Ngân hàng thu được 162.956 triệu đồng, giảm 200.256 triệu đồng so với năm 2008 (tương đương 55,13%). Doanh số thu nợ giảm mạnh là do đa phần khách hàng vay vốn để phục vụ cho nhu cầu mua sắm, tiêu dùng nên khi tình hình kinh tế khó khăn họ khơng có khả năng hồn trả vốn đúng hạn cho Ngân hàng. Nhưng đến năm 2010 do công tác thu nợ được thực hiện tốt nên doanh số tăng trưởng 281,3% so với năm 2009 đạt mức 621.272 triệu đồng.

Các ngành khác như: công nghiệp chế biến, xây dựng, vận tải,… đều có doanh số thu nợ tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ rằng uy tín, chất lượng

GVHD: Th.S. Tống Yên Đan 58 SVTH: Phan Thị Vân Hương

tín dụng của Ngân hàng ngày càng tốt hơn. Có được kết quả như vậy là do Ngân hàng đã áp dụng những chính sách hợp lý trong lĩnh vực tín dụng như: phân cơng cán bộ tín dụng đảm nhiệm từng khu vực cụ thể, điều này tạo điều kiện cho họ nắm rõ tình hình kinh tế - xã hội của khu vực mà mình phụ trách cũng như có mối quan hệ gần gũi với nhân dân trên địa bàn để từ đó có thể tìm hiểu được nhu cầu, mong muốn cũng như uy tín của từng khách hàng. Cán bộ tín dụng ln làm tốt khâu thẩm định và cho vay, tạo điều kiện cho khách hàng vay lại ngay sau khi trả nợ các món vay trước đó để họ có thể có vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh giai đoạn tiếp theọ Mặt khác, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hoạt động có hiệu quả, thu được lợi nhuận trả nợ cho Ngân hàng nên doanh số thu nợ của năm sau tăng cao hơn năm trước.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)