PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 86 - 92)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆỤ

4.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

4.3.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN

Có thể nói lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó phân tích tình hình lợi nhuận trở thành điều kiện bắt buộc khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

GVHD: Th.S. Tống Yên Đan 73 SVTH: Phan Thị Vân Hương

Bảng 18: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng khách hàng)

Qua bảng trên ta thấy năm 2009 lợi nhuận thấp hơn so với năm 2008 tới 34,31%. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động chưa được sử dụng một cách tối ưu trong khi chi phí phải trả tương đối lớn dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút. Mặt khác, do trong năm 2009 tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn đối với cho vay ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ tăng caọ Nhưng đến năm 2010 lợi nhuận tăng đột biến đạt 31.961 triệu đồng, tăng gần 288,2% so với năm 2009 (tương đương số tiền 23.728 triệu đồng). Đạt được kết quả như vậy là nhờ Ngân hàng đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý, sáng tạo và thích ứng với sự biến động của thị trường cũng như ln tích cực mở rộng, nâng cao chất lượng tín dụng. Tóm lại, có thể nói hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2008 - 2010 đạt được hiệu quả tương đối caọ

Khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng không thể khơng nói đến lợi nhuận - bởi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà các NHTM đặt ra trong quá trình kinh doanh của mình, đã kinh doanh thì phải có lợi nhuận, cịn lợi nhuận nhiều hay ít lại tùy thuộc vào khả năng, tầm nhìn chiến lược của nhà quản trị, lãnh đạo ngân hàng cũng như sự ảnh hưởng từ các yếu tố khác như điều kiện thực tế, chi phí phát sinh… Và sự thay đổi đó có ảnh hưởng như thế nào đến doanh số lợi nhuận của các ngân hàng, cụ thể là VietinBank Vĩnh Long sẽ được trình bày bằng phương pháp thay thế liên hồn theo trình tự sau:

Năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 238.161 188.029 317.378 -50.132 -21,05 129.349 68,79 Tổng chi phí 225.628 179.796 285.417 -45.832 -20,31 105.621 58,74 Lợi nhuận 12.533 8.233 31.961 -4.300 -34,31 23.728 288,2

GVHD: Th.S. Tống Yên Đan 74 SVTH: Phan Thị Vân Hương

Bảng 19: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng khách hàng)

Ln = Qn (Pn – Zn – Cn) Trong đó:

Ln : Lợi nhuận trước thuế (n = 08, 09, 10 tức năm 2008, 2009, 2010) Qn : Dư nợ bình quân

Pn : Lãi suất cho vay bình quân (lãi suất đầu ra) Zn : Lãi suất huy động bình quân (lãi suất đầu vào) Cn : Chi phí hoạt động bình qn (trừ chi phí huy động)

Căn cứ nguồn thơng tin thu thập tại VietinBank Vĩnh Long, ta lần lượt phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận qua từng năm như sau:

Bảng 20: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Chênh lệch ĐVT ĐVT Chênh lệch ĐVT ĐVT Q 235.259 Tr.đ 2.517 Tr.đ 248.777 Tr.đ 1.418 Tr.đ C 0,06 % -846 Tr.đ 3,12 % -51.734 Tr.đ P -0,43 % -6.112 Tr.đ 4,45 % 73.712 Tr.đ Z -0,01 % 141 Tr.đ -0,02 % 332 Tr.đ

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính VietinBank Vĩnh Long)

Ghi chú: ∆Q09/08 = (Q09 – Q08) (P08 – Z08 – C08) ∆P09/08 = Q09 (P09 – P08) ∆Z09/08 = Q09 (Z09 – Z08) ∆C09/08 = Q09 (C09 – C08) ∆Q10/09 = (Q10 – Q09) (P09 – Z09 – C09)

Năm Q (Triệu đồng) P (%) Z (%) C (%) L (Triệu đồng) 2008 1.174.113 14,46 9,40 3,99 12.533 2009 1.409.372 14,03 9,41 4,05 8.233 2010 1.658.149 18,48 9,39 7,17 31.961

GVHD: Th.S. Tống Yên Đan 75 SVTH: Phan Thị Vân Hương

∆P10/09 = Q10 (P10 – P09) ∆Z10/09 = Q10 (Z10 – Z09) ∆C10/09 = Q10 (C10 – C09)

Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2009/2008:

1. Xác định đối tượng phân tích L = L09 – L08

Lợi nhuận được xác định Ln = Qn (Pn – Zn – Cn) + Lợi nhuận năm 2009 (L09):

L09 = Q09 (P09 – Z09 – C09)

= 1.409.372 × (0,1403 – 0,0941 – 0,0405)

= 8.233 (triệu đồng)

+ Lợi nhuận năm 2008 (L08): L08 = Q08 (P08 – Z08 – C08)

= 1.174.113 × (0,1446 – 0,094 – 0,0399)

= 12.533 (triệu đồng)

Đối tượng phân tích là:

L = L09 – L08 = 8.233 – 12.533 = -4.300 (triệu đồng)

Vậy: Lợi nhuận thực tế của Ngân hàng ở năm 2009 so với năm 2008 giảm 4.300 triệu đồng. Mức lợi nhuận này giảm là do ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: Dư nợ bình quân, Lãi đầu ra, Lãi đầu vào, Chi phí hoạt động bình qn.

2. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

- Các nhân tố làm tăng lợi nhuận:

+ Dư nợ bình quân: 2.517 triệu đồng

+ Lãi đầu vào: 141 triệu đồng - Các nhân tố làm giảm lợi nhuận:

+ Lãi đầu ra: 6.112 triệu đồng + Chi phí hoạt động bình qn: 846 triệu đồng

Đối tượng phân tích (lợi nhuận) = (2.517 + 141) – (6.112 + 846)

= -4.300 triệu đồng

Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2010/2009:

GVHD: Th.S. Tống Yên Đan 76 SVTH: Phan Thị Vân Hương

Lợi nhuận được xác định Ln = Qn (Pn – Zn – Cn) + Lợi nhuận năm 2010 (L10):

L10 = Q10 (P10 – Z10 – C10)

= 1.658.149 × (0,1848 – 0,0939 – 0,0717)

= 31.961 (triệu đồng)

+ Lợi nhuận năm 2009 (L09): L09 = Q09 (P09 – Z09 – C09)

= 1.409.372 × (0,1403 – 0,0941 – 0,0405) = 8.233 (triệu đồng)

Đối tượng phân tích là:

L = L10 – L09 = 31.961 – 8.233 = 23.728 (triệu đồng)

Vậy: Lợi nhuận thực tế của Ngân hàng ở năm 2010 so với năm 2009 tăng 23.728 triệu đồng. Mức lợi nhuận này tăng là do ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: Dư nợ bình qn, Lãi đầu ra, Lãi đầu vào, Chi phí hoạt động bình quân.

2. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

- Các nhân tố làm tăng lợi nhuận:

+ Dư nợ bình quân: 1.418 triệu đồng

+ Lãi đầu vào: 332 triệu đồng + Lãi đầu ra: 73.712 triệu đồng - Các nhân tố làm giảm lợi nhuận:

+ Chi phí hoạt động bình quân: 51.734 triệu đồng

Đối tượng phân tích (lợi nhuận) = (1.418 + 332 + 73.712) – 51.734

= 23.728 triệu đồng

Nhận xét:

Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 ta thấy lợi nhuận nhìn chung có sự tăng trưởng, giá trị dư nợ cho vay bình quân mỗi năm đều tăng. Cụ thể, năm 2009 lợi nhuận giảm đi do lãi suất cho vay giảm 0,43% so với năm 2008 và chi phí hoạt động bình qn tăng 0,06%. Điều này bắt nguồn từ thực trạng khó khăn chung của nền kinh tế khiến các doanh nghiệp khơng có nhu cầu vay thêm vốn phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh nên Ngân hàng chủ động giảm lãi suất cho vay để thu

GVHD: Th.S. Tống Yên Đan 77 SVTH: Phan Thị Vân Hương

hút khách hàng đến vay vốn nhiều hơn, qua đó gián tiếp làm giảm tốc độ tăng thu nhập của Ngân hàng. Mặt khác, chi phí hoạt động bình qn cũng tăng lên đáng kể bởi thứ nhất do tài sản công hư hỏng, thứ hai do nhu cầu giải trí, văn hóa, văn nghệ thể thao phát triển mạnh đòi hỏi phải được trang bị chu đáo về trang phục, dụng cụ… Bên cạnh đó như đã đề cập ở trên, với một tỷ lệ nợ quá hạn cao như vậy cùng với những biến động bất thường trên thị trường tiền tệ buộc Ngân hàng phải mạnh dạn đầu tư chi nhiều cho các khoản chi dự phòng và bảo hiểm tiền gửi khách hàng. Tất cả những yếu tố trên là nguyên nhân làm cho tốc độ tăng lợi nhuận chậm hơn so với tốc độ tăng của thu nhập. Tuy nhiên sang năm 2010 Ngân hàng đã có nhiều chính sách hấp dẫn tạo điều kiện cho khách hàng có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai, đồng thời giúp cho họ có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của Ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng và dịch vụ tín dụng… nhưng vẫn đảm bảo tỉ lệ an toàn, đảm bảo ổn định lượng tiền cho vay khi có nhu cầụ Kết quả đạt được là lợi nhuận đã tăng 288,2% so với năm 2009. Sở dĩ lợi nhuận tăng là do dư nợ bình quân tăng 248.777 triệu đồng trong khi lãi suất huy động giảm 0,02% và lãi suất cho vay thì tăng 4,45% so với cùng kỳ năm 2009.

GVHD: Th.S. Tống Yên Đan 78 SVTH: Phan Thị Vân Hương

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)