PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆỤ

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp trực tiếp từ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long thông qua các báo cáo tài chính chủ yếu như: Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua các năm 2008 - 2009 - 2010.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu và thông tin

- Tính tốn các chỉ tiêu, hệ số, tỷ trọng. - Dùng phần mềm Excel để xử lý số liệụ

Hệ số rủi ro lãi suất = Tài sản nhạy cảm với lãi suất Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

Hệ số rủi ro tín dụng = Nợ xấu Tổng dư nợ

GVHD: Th.S. Tống Yên Đan 18 SVTH: Phan Thị Vân Hương

- Vẽ biểu đồ, sơ đồ, bảng để minh họa và thống kê số liệụ

2.2.3. Phương pháp phân tích đánh giá

Phương pháp so sánh: xem tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêụ

- Số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc.

- Số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đốị

Phương pháp tỷ trọng: Xác định phần trăm, cơ cấu của từng yếu tố

chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét, phân tích.

Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp xác định mức độ ảnh

hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm bốn bước sau:

- Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích

so với kỳ gốc.

Nếu gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc. Đối tượng phân

tích được xác định là Q1 – Q0 = ∆Q

- Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất. Giả sử có 4 nhân tố: a, b, c, d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q (có thể các nhân tố có quan hệ tổng, thương, hiệu với chỉ tiêu) và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến nhân tố d phản ánh về chất, chúng ta thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố sau:

Kỳ phân tích: Q1 = a1 × b1 × c1 ×d1 Kỳ gốc: Q0 = a0 × b0 × c0 ×d0.

- Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2.

Thế lần 1: a1 × b0 × c0 ×d0 Thế lần 2: a1 × b1 × c0 ×d0 Thế lần 3: a1 × b1 × c1 ×d0

GVHD: Th.S. Tống Yên Đan 19 SVTH: Phan Thị Vân Hương

Thế lần 4: a1 × b1 × c1 ×d1.

Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở kỳ phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố kỳ gốc.

- Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tố được xác định, bằng đối tượng phân tích là ∆Q.

Xác định mức ảnh hưởng : Mức ảnh hưởng nhân tố a: a1b0c0d0 – a0b0c0d0 = ∆a Mức ảnh hưởng nhân tố b: a1b1c0d0 – a1b0c0d0 = ∆b Mức ảnh hưởng nhân tố c: a1b1c1d0 – a1b1c0d0 = ∆c Mức ảnh hưởng nhân tố d: a1b1c1d1 – a1b1c1d0 = ∆d Tổng cộng các nhân tố: a1b1c1d1 – a0b0c0d0 = ∆a + ∆b + ∆c + ∆d Q1 – Q0 = ∆Q.

Tuy nhiên, để đơn giản hơn trong việc theo dõi sự tăng giảm của các nhân tố, bài viết sẽ áp dụng phương pháp chênh lệch trong q trình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Phương pháp tính số chênh lệch: Là một dạng đặc biệt của phương pháp

thay thế liên hoàn, nhằm phân tích các nhân tố thuận ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế.

Là dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hồn nên phương pháp tính

số chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp liên hoàn. Chúng chỉ khác ở chỗ là khi xác định các nhân tố ảnh hưởng đơn giản hơn, chỉ việc nhóm các số hạng và tính chênh lệch các nhân tố sẽ cho ta mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Như vậy, phương pháp số chênh lệch chỉ áp dụng được trong trường hợp, các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng tích số và cũng có thể áp dụng trong trường hợp các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng thương số.

Xác định các nhân tố ảnh hưởng:

GVHD: Th.S. Tống Yên Đan 20 SVTH: Phan Thị Vân Hương

Mức ảnh hưởng nhân tố b: ∆b = (b1 – b0) × a1 × c0 × d0 Mức ảnh hưởng nhân tố c: ∆c = (c1 – c0) × a1 × b1 × d0 Mức ảnh hưởng nhân tố d: ∆d = (d1 – d0) × a1 × b1 × c1

Các nhân tố được sắp xếp trong phương trình phải theo trình tự từ “số lượng” đến “chất lượng”.

- Nhân tố số lượng nói lên quy mơ hoạt động, cịn gọi là nhân tố “quy mô” chẳng hạn như khối lượng sản phẩm thực hiện…

- Nhân tố chất lượng nói lên hiệu suất hoạt động, còn gọi là nhân tố “hiệu suất” chẳng hạn như đơn giá…

GVHD: Th.S. Tống Yên Đan 21 SVTH: Phan Thị Vân Hương

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)