10. Cấu trúc của đề tài
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch biể n đảo
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của du lịch biể n đảo đối với phát triển KT XH
1.1.2.1. Đặc điểm của du lịch biển - đảo
Ngồi đặc điểm chung với các loại hình du lịch khác như: du lịch tham quan; du lịch lịch sử - văn hóa; du lịch ẩm thực; du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng; du lịch khám phá - mạo hiểm; du lịch tâm linh - lễ hội; du lịch MICE; Teambuilding, … du lịch biển - đảo có các đặc điểm riêng:
- Các hoạt động DLBĐ chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố khí hậu, thời tiết do đó các hoạt động DLBĐ mang tính chất mùa. Ở nước ta, thời vụ DL biển thường ngắn, chênh lệch cường độ giữa mùa du lịch chính so với thời kỳ trước và sau vụ khá rõ ràng. Vì vậy, tính mùa DLBĐ khác nhau đối với đối tượng khách nội địa và quốc tế. Khách nội địa có thời vụ khoảng 04 tháng mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm); khách quốc tế phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và nhu cầu của khách có thể dài hơn. Đây là hạn chế lớn nhất của DLBĐ ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển.
- Du lịch biển - đảo được tổ chức chủ yếu ở “vùng bờ biển”; đây là vùng địa lý với hệ sinh thái tự nhiên rất nhạy cảm, dễ biến đổi bởi tác động của việc phát triển KT - XH và thiên tai, bão gió nên DLBĐ chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến động tự nhiên, khí hậu, thủy triều, … Các hoạt động DLBĐ thường được tổ chức và phát triển ở vùng địa lý đặc thù là vùng ven biển và hải đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường biển - đảo (Phạm Trung Lương, 2003).
- Đầu tư CSHT, CSVCKT phục vụ DLBĐ thường khó khăn, phức tạp, đặc biệt là đối với các đảo xa bờ; chi phí lớn hơn so với đầu tư hạ tầng các loại hình DL khác do tính chất địa lý, kiến tạo của khu vực biển. Do đó, sản phẩm DLBĐ ln có sự liên kết chặt chẽ với các trung tâm lưu trú, dịch vụ trên bờ. Đồng thời, khi xây dựng các CSHT, cơ sở vật chất phục vụ DLBĐ, cần đánh giá đến tác động của dự án đối với môi trường biển vốn rất nhạy cảm, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Hiện trạng và giải
- Phát triển DLBĐ có mối quan hệ chặt chẽ trong mối tương quan với các ngành kinh tế biển khác. Phát triển DLBĐ là một trong những trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên biển, vận tải biển, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản), … nhằm phát triển tồn diện, góp phần đảm bảo các mục tiêu KT - XH.
1.1.2.2. Vai trò của du lịch biển - đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội
Sự phát triển của DLBĐ có một vai trị quan trọng trong việc phát triển KT - XH của một quốc gia, đặc biệt là dải ven biển và hải đảo, thể hiện:
a. Đối với lĩnh vực kinh tế:
Sự phát triển của DL nói chung, DLBĐ nói riêng đã góp phần trong việc tạo nên thu nhập quốc dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kinh tế DLBĐ đã trở thành một nguồn động lực lớn vực dậy nền kinh tế của những địa phương ven biển, góp phần tăng ngân sách, thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành kinh tế, làm thay đổi bộ mặt KT - XH, đặc biệt là những địa phương có trình độ phát triển kinh tế cịn thấp, dân cư cịn nghèo, vùng hải đảo khó khăn thơng qua các hoạt động, nhu cầu đi lại du ngoạn; ăn, ở; vui chơi giải trí, mua sắm, … của du khách; sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành vận tải, ngành dịch vụ lưu trú, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, sản xuất thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp, ... tiến tới tạo cơ hội phát triển cho các ngành kinh tế khác. Do vậy, phát triển DLBĐ góp phần tăng ngân sách, kích thích đầu tư trong và ngồi nước, thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm thay đổi diện mạo đô thị ven biển.
b. Đối với lĩnh vực xã hội:
DLBĐ là ngành dịch vụ có nhu cầu về lao động cao cả về lao động trực tiếp (làm việc trong các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch, quản lý văn phòng, quản lý khách sạn, nhà hàng, quản lý cảng biển, quản lý bãi tắm, bếp trưởng hoặc giám đốc marketing, ...) và lao động gián tiếp (xây dựng, cung cấp lương thực thực phẩm biển thông qua nuôi trồng, chế biến, đánh bắt hải sản, …) góp phần giải quyết việc làm cho lao động vùng biển và hải đảo.
Theo thống kê, hiện nay ở 157 quốc gia có biển trên thế giới, ở các mức độ khác nhau, vấn đề việc làm cho người dân vùng ven biển đã và đang được đặt ra, bởi đây là khu vực chính trị nhạy cảm, tập trung dân cư. Du lịch nói chung, du lịch biển
nói riêng là “ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hố cao” có khả năng tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội trong quá trình phát triển. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi số lao động cần bố trí việc làm ở vùng ven biển nước ta đã lên đến khoảng trên 15 triệu người, chiếm khoảng 80% dân số trong độ tuổi lao động ở 28 tỉnh, thành ven biển (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Đề án phát triển du lịch biển - đảo và
vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020, 2013).
Ở một số khu vực, các hoạt động DLBĐ chính là sinh kế quan trọng của người dân địa phương, đặc biệt là các dịch vụ lưu trú, ăn uống, cung cấp hải sản phục vụ du khách, góp phần làm thay đổi bộ mặt KT - XH ở những vùng ven biển và hải đảo, giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển KT - XH giữa dải ven biển với các khu vực khác, giữa hải đảo và đất liền. Bên cạnh đó, DLBĐ cũng góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn và khơi phục bản sắc văn hóa cư dân vùng biển với những tập tụng thờ cúng, lễ hội, tín ngưỡng đặc trưng vùng biển - đảo.
c. Đối với lĩnh vực an ninh - quốc phòng:
Phát triển DLBĐ có vai trị to lớn trong việc đảm bảo an ninh - quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc thông qua các tác động: hoạt động DL biển sẽ kéo theo sự phát triển nhanh chóng hệ thống CSHT, tạo điều kiện củng cố quốc phòng vùng ven biển; sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, của khách DL quốc tế ở vùng biển và hải đảo nơi có hoạt động DL là sự khẳng định chủ quyền của đất nước, góp phần tích cực tạo dựng và củng cố thế trận quốc phịng tồn dân, phát triển hậu phương vững chắc ở tuyến phịng thủ trên biển. Chính vì thế, sự phát triển của DLBĐ sẽ là kênh thơng tin quan trọng để quảng bá hình ảnh và giữ vững chủ quyền biển - đảo nước chủ nhà (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Đề án
phát triển du lịch biển - đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020, 2013).