10. Cấu trúc của đề tài
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch biể n đảo
1.2.1. Khái quát kinh nghiệm phát triển DLBĐ của một số quốc gia
Hiện nay, trên thế giới ngoài việc khai thác lợi thế về tiềm năng của biển - đảo nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho mỗi quốc gia mà còn chú trọng đến việc phát triển DLBĐ nhằm khai thác tối đa tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng, đa dạng hóa các loại hình du lịch, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách.
1.2.1.1. Phát triển DLBĐ của Thái Lan
Là quốc gia có lợi thế về phát triển kinh tế du lịch biển với tổng chiều dài bờ biển là 3219 km, có nhiều đảo lớn nhỏ trên Vịnh Thái Lan và biển Andaman với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với các loại hình du lịch biển - đảo: du lịch thể thao biển, tắm biển, ẩm thực biển, … Hàng năm, kinh tế du lịch phát triển mang lại nguồn thu chiếm 6,5% GDP cho Thái Lan, tạo ra nhiều việc làm ổn định, là nguồn phân phối thu nhập cho rất nhiều ngành công nghiệp khác. Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, Thái Lan đã bắt tay vào làm du lịch từ rất sớm và ngày nay được mệnh danh là “cường quốc du lịch” của khu vực. Chất lượng dịch vụ hoàn hảo, cách làm du lịch chuyên nghiệp là một trong những ưu thế vượt trội thu hút khách du lịch đến Thái Lan. Các dịch vụ du lịch của Thái Lan, từ dịch vụ chuyên chở khách du lịch, dịch vụ lưu trú đến hướng dẫn du lịch và các dịch vụ bổ trợ cho ngành du lịch cũng được thực hiện một cách chu đáo và hoàn hảo, tạo thuận lợi tối đa cho khách du lịch.
Đến với Thái Lan, ta sẽ thấy đó thực sự là mảnh đất của những nụ cười ("Land of Smiles"), bởi đâu đâu, người làm du lịch hay người dân cũng đón tiếp khách du lịch với nụ cười rạng rỡ trên mơi. Cảnh sát Du lịch Thái Lan cịn phối hợp với các cơ quan hữu quan khác hỗ trợ du khách nhằm xây dựng sự tin tưởng về an ninh trật tự, an toàn xã hội cho khách du lịch; Hình thành mối quan hệ điều phối, hợp tác tốt giữa các cơ quan du lịch của Chính phủ, Trung ương và địa phương, các đơn vị tư nhân và cơng ty nước ngồi để giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch;
Nâng cao danh tiếng và vị thế của ngành Du lịch Thái Lan, quảng bá và xây dựng hình ảnh đất nước du lịch lý tưởng cho du khách.
1.2.1.2. Phát triển DLBĐ của Malaysia
Malaysia là một quốc gia của biển - đảo với phần lãnh thổ thuộc dạng bán đảo và hải đảo, có nguồn tài nguyên biển - đảo khá phong phú: Langkawi (Kedah), Pulau Payar (Kedah), Pantai Merdeka (Kedah). Đặc biệt công viên biển của Malaysia là một trong những điểm đến hấp dẫn với du khách, là thiên đường biển - đảo. Có được kết quả đó là do Malaysia có các chiến lược hướng thẳng vào nội dung của phát triển DLBĐ với việc xây dựng, định vị thương hiệu điểm đến quốc gia và phát triển, đa dạng hóa các SPDL chuyên sâu, đặc thù các loại hình DLBĐ cao cấp, mạo hiểm biển, DL chữa bệnh, DL giáo dục và cuối cùng là du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện). Các sản phẩm DLBĐ được ưu tiên phát triển, đa dạng hóa bao gồm: Du thuyền, chèo thuyền, thuyền buồm (yachting, sailing and boating); Lặn có bình khí (Scuba diving); Câu cá giải trí (Sports fishing).
Bên cạnh phát triển sản phẩm DLBĐ trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay, Malaysia xác định phải có những sáng kiến và cải tiến tập trung vào tổ chức các sự kiện tầm quan trọng quốc gia gồm: khuyến khích người nước ngồi mua nhà tại Malaysia để đi lại nghỉ ngơi, du lịch và kéo theo người thân, bạn bè tới du lịch, duy trì và khuếch trương sản phẩm du lịch mua sắm. Có thể nhận định rằng, việc kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và khai thác các tài nguyên du lịch biển - đảo cùng những dịch vụ tốt, cao cấp là yếu tố then chốt, là kinh nghiệm quý giá của Malaysia trong phát triển DLBĐ, mang lại cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời.
1.2.1.3. Khái quát kinh nghiệm phát triển DLBĐ của Indonesia
“Quốc đảo” Indonesia là một quốc gia với tập hợp quần đảo rộng lớn, rừng nhiệt đới có diện tích lớn nhất so với các nước Đơng Nam Á. Indonesia có nhiều biển - đảo đẹp, nổi tiếng trên thế giới với hình ảnh tuyệt vời của Bali - thiên đường DL của quốc gia này. Vùng biển - đảo Bali trước đây là vùng kém phát triển, hoang sơ, nhưng có TNDL tự nhiên biển - đảo khá phong phú cùng với nền văn hóa truyền thống đặc sắc là điều kiện thuận lợi để Indonesia phát triển DLBĐ. Để biến Bali trở thành địa điểm DLBĐ nổi tiếng, Indonesia đã biết kết hợp khéo léo những lợi thế về tự nhiên, cảnh quan biển - đảo, khai thác tối đa TNDL nhân văn trong phát triển
DLBĐ. Đặc biệt, những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng miền biển - đảo nhằm tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa khác biệt đáp ứng nhu cầu du khách.