10. Cấu trúc của đề tài
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biể n đảo tỉnh Phú Yên
2.1.8. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào cung ứng một số dịch vụ DLBĐ
Phát triển DL biển - đảo không thể tách rời phát triển cộng đồng ở khu vực biển - đảo. Việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương từ hoạt động DL sẽ góp phần hạn chế đáng kể sức ép của cộng đồng lên tài nguyên khu vực biển - đảo, đồng thời sẽ khuyến khích họ đóng góp bảo tồn tài ngun biển - đảo và phát huy các giá trị di sản, văn hóa khu vực biển - đảo.
Là một tỉnh thuần nơng, hoạt động kinh tế chính ở Phú n vẫn là nơng- lâm- ngư nghiệp. Chính vì thế trong cơng tác kêu gọi sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương vào việc cung ứng một số các dịch vụ du lịch cịn gặp phải khơng ít khó khăn: thái độ thân thiện, ý thức trách nhiệm của cư dân địa phương đối với việc phát triển DL còn hạn chế. Các hộ dân tham gia hoạt động du lịch biển - đảo với nhiều
mức độ khác nhau, chủ yếu là kinh doanh dịch vụ nhỏ phục vụ khách DL như: bán các mặt hàng thiết yếu, chế biến, các sản phẩm làng nghề truyền thống biển - đảo: nước mắm, chế biến hải sản khô, đặc sản biển, …; kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách như: xe ôm, lái tàu, thuyền; kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống nhỏ như: nhà trọ, quán cơm, quán nước, ... Tuy nhiên, phần lớn hoạt động tham gia của hộ dân cịn yếu, mang tính tự phát, với quy mơ nhỏ, chưa được định hướng cụ thể.
Có thể nói, hoạt động của cộng đồng địa phương tham gia cung ứng dịch vụ DL ảnh hưởng đến chất lượng phát triển DLBĐ. Để phát triển DLBĐ, tỉnh cần định hướng, quan tâm, kiểm soát hơn nữa sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động như: cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ DL, dịch vụ nghỉ trọ, cơ sở ăn uống bình dân, … đồng thời khuyến khích đẩy mạnh phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống vùng biển - đảo phục vụ nhu cầu khách DL.