Doanh thu du lịch giai đoạn 200 9 2019

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên (Trang 100 - 104)

Năm Doanh thu (tỷ đồng) Tỉ lệ tăng (%)

2009 253.800 2010 249.500 -1,7 2011 450.000 80,4 2012 500.000 11,1 2013 540.000 8 2014 675.060 25 2015 850.000 25,9 2016 997.500 17,4 2017 1.245.000 24,8 2018 1.556.000 25 2019 1.940.000 25

(Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, 2019)

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, doanh thu du lịch Phú Yên có nhiều biến động. Doanh thu du lịch có thời kỳ tăng trưởng nhanh nhưng cũng có thời kỳ tăng trưởng chậm.Từ năm 2009 trở đi, Phú Yên đăng cai tổ chức nhiều chương trình văn hóa - văn nghệ quốc gia đặc sắc như: Sao mai điểm hẹn, Duyên dáng Việt Nam... bắt đầu thu hút sự quan tâm của du khách.

Năm 2011 là năm thành công rực rỡ của ngành du lịch tỉnh Phú Yên với doanh thu du lịch vượt trội nhờ hoạt động quảng bá và thu hút du khách tham gia năm du lịch quốc gia Phú Yên - Nam Trung Bộ “Thiên đường du lịch biển - đảo”.

Từ năm 2014 cho đến nay, doanh thu du lịch tương đối ổn định và duy trì mức tăng bình quân 25%/năm. Đến năm 2019 đã đạt mức trên 1,9 tỷ đồng. Doanh thu du lịch của tỉnh Phú n có sự chuyển biến tích cực qua từng giai đoạn. Điều này liên quan trực tiếp đến số lượt du khách, thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách tại điểm đến. Nhìn chung qua các năm thì doanh thu từ DL của Phú Yên khá khiêm tốn so với các tỉnh khác trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nhưng cũng đã đánh dấu một chặng đường PTDL Phú Yên trong đó có sự đóng góp doanh thu tại điểm các điểm DLBĐ.

Năm 2015, sau khi bộ phim “Hoa vàng cỏ xanh” được trình chiếu, du khách ồ ạt đổ về địa phương, tập trung nhất ở các điểm du lịch biển - đảo như: Gành Đá Đĩa - Gành Đèn, Mũi Đại Lãnh - Bãi Mơn, Bãi biển Tuy Hịa; Bãi Xép - Gành Ơng; Đảo Nhất Tự Sơn và các điểm du lịch liên kết: Đồi Thơm; Tháp Nhạn; Nhà thờ Mằng Lăng; Chùa Đá Trắng và Chùa Thanh Lương...Trước đây, tỉnh Phú Yên không thu phí tham quan ở bất kỳ điểm du lịch nào nhưng từ ngày 01/01/2016, tỉnh bắt đầu bán vé tham quan tại các điểm du lịch biển - đảo đó là Gành Đá Đĩa - Gành Đèn, mũi Đại Lãnh - Bãi Mơn, với giá vé chỉ có 10.000 đồng/khách; từ ngày 01/01/2017, tăng giá vé lên 20.000 đồng/khách (quốc tế, nội địa).

Ngoài ra, Phú Yên đã giao quyền quản lý và khai thác bán vé những điểm DL: Bãi Xép - Gành Ông, Đảo Nhất Tự Sơn, Hòn Yến - Gành Yến, Núi Đá Bia, Đồi Thơm, ... cho các doanh nghiệp tư nhân sẽ tự tạo doanh thu qua việc khai thác các hoạt động ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí hay thu phí bán vé tham quan: Bãi Xép - Gành Ông: 20.000 đồng/khách; Đảo Nhất Tự Sơn: 40.000 đồng/khách.

Mặc dù doanh thu từ hoạt động DLBĐ chưa cao do giá vé tham quan rẻ nhưng qua đây cho thấy Phú Yên đã thực sự có sự quan tâm đầu tư vào các điểm DLBĐ thể hiện vai trò quan trọng của du lịch biển - đảo trong tổng thể ngành du lịch tỉnh. Vì thế, trong phát triển ngành du lịch Phú Yên, du lịch biển - đảo cần được quan tâm chú trọng phát triển hơn nhằm tạo ra doanh thu cao, đóng góp vào tổng doanh thu du lịch và tổng thu nhập kinh tế của Phú Yên.

2.3.1.3. Lao động trong ngành du lịch

Hiện nay, lực lượng lao động toàn tỉnh là: 554.138 người, chiếm 63,5% so tổng dân số; trong đó nữ là 258.045 người. Lực lượng lao động khu vực thành thị là 146.056 người và khu vực nông thôn là 408.082 người. Lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ sơ cấp nghề trở lên khoảng 19% trong tổng số người có việc làm. Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 547.684 người, chiếm 62,7% trên tổng số dân. Trong đó, lao động đang làm việc trong ngành dịch vụ là 192.438 người, trình độ đại học, cao đẳng chiếm 9,47 %, trung cấp chuyên nghiệp chiếm 17,1%, sơ cấp chiếm 25,94% và số lao động được đào tạo tại chỗ và học các lớp nghiệp vụ ngắn hạn chiếm 47,49%.

(Cục thống kê tỉnh Phú Yên, 2019).

Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch địa phương được chú trọng. Đây được xem là nhân tố quan trọng, quyết định cho định hướng phát triển du lịch bền vững. Hàng năm, tỉnh đã thường xuyên liên kết, phối hợp với các trường trên địa bàn tỉnh mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ: lễ tân khách sạn, thuyết minh viên du lịch; bảo vệ mơi trường du lịch tại các khu di tích thắng cảnh; nghiệp vụ buồng, báo cáo thống kê cho các đơn vị kinh doanh du lịch; tập huấn tuyên truyền pháp luật về du lịch, với khoảng 150 học viên. Phối hợp tổ chức các hội thi: Lễ tân khách sạn, thuyết minh viên di tích, văn hóa ẩm thực để khơng ngừng nâng cao năng lực và chất lượng phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn các chuyên gia, các chuyên gia đã có những nhận định chung như sau: Đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch đã được quan tâm chuẩn hóa dần nhưng thực sự vẫn chưa chuyên nghiệp, đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên và đội ngũ nhân viên phục vụ ăn uống trong các nhà hàng cần phải được bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ.

Mặc dù có sự gia tăng đáng kể về đội ngũ lao động ngành trong những năm gần đây, đội ngũ lao động DL Phú Yên vẫn còn thiếu và yếu nếu so sánh với các tỉnh thành trong khu vực: Tp. Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hịa, ... Nhìn chung, lực lượng lao động có chuyên mơn thấp và chưa qua đào tạo cịn chiếm số lượng lớn, trình độ ngoại ngữ còn rất thấp. Nếu nghiên cứu về nhu cầu lao động để đáp ứng yêu cầu PTDL thì lao động trong ngành DL Phú Yên hiện đang thiếu rất lớn về chất lượng.

Khơng ngồi tình trạng chung về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh, nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển - đảo cũng còn thiếu và yếu. thiếu hẳn đội ngũ hướng dẫn

viên, thuyết minh viên được đào tạo bài bản, am hiểu về biển - đảo tỉnh nhà. Bên cạnh đó, lực lượng phục vụ chuyên cho các loại hình du lịch biển - đảo đặc thù như lặn ngắm san hô, thể thao biển - đảo hầu như là chưa có (chủ yếu là ngư dân địa phương tham gia và hướng dẫn viên hỗ trợ), chưa có các chuyên viên giỏi trong nghiệp vụ marketing và xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp, phát triển sản phẩm du lịch, nghiệp vụ vui chơi, giải trí, … Như vậy, nhân lực phục vụ cho du lịch biển - đảo chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển các loại hình DLBĐ của tỉnh.

2.3.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch

a. Cơ sở lưu trú:

Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách nội địa và quốc tế có nhu cầu du lịch biển - đảo nhiều hơn nên các khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của du khách. Phú Yên không ngừng nâng cấp, xây mới các khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung, số lượng khách sạn, nhà nghỉ phục vụ du khách tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động.

Qua bảng số liệu bảng 2.5, ta thấy: trong giai đoạn 2009 - 2019, hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ khách DL nói chung và du lịch biển - đảo nói riêng đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm 2009, có 24 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động với 356 buồng và 1.051 giường, đến năm 2014 có trên 100 cơ sở lưu trú với 2.178 buồng và 4.000 giường, trong đó có 600 buồng đạt tiêu chuẩn 1- 2 sao và 500 buồng đạt tiêu chuẩn 3- 5 sao, có 01 khách sạn 5 sao, 02 khách sạn 4 sao, 06 khách sạn 2 sao. Năm 2018 tồn tỉnh đã có 150 cơ sở lưu trú với 3.500 buồng và 6.800 giường, trong đó có 35 khách sạn từ 1- 2 sao và 9 khách sạn từ 3- 5 sao. Công suất sử dụng phịng trung bình đạt ở mức từ 50-56%. Đến cuối năm 2019, Phú Yên đã đón trên 1,8 triệu lượt khách quốc tế và nội địa nâng công suất sử dụng buồng đạt 63%; doanh thu du lịch đạt 1.900 tỷ đồng. Có 161 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, tổng số buồng lưu trú dự kiến 3.410 buồng, trong đó có trên 700 buồng đạt tiêu chuẩn 3-5 sao, tuy nhiên hoạt động kinh doanh lưu trú vẫn còn thấp so với lượng du khách đến tham quan du lịch Phú Yên. Điều này có thể lý giải một phần là do tính thời vụ cao của DLBĐ và phần lớn là do nơi đây thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí bổ sung nên ít giữ chân du khách lưu lại lâu

đã ảnh hưởng đến ngày lưu trú và cơng suất sử dụng phịng dù chất lượng cơ sở lưu trú ngày càng được đầu tư nâng lên.

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)