Phân loại tài nguyên, sản phẩm, loại hình du lịch biể n đảo

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên (Trang 35 - 39)

10. Cấu trúc của đề tài

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch biể n đảo

1.1.4. Phân loại tài nguyên, sản phẩm, loại hình du lịch biể n đảo

1.1.4.1. Phân loại tài nguyên du lịch biển - đảo

Theo Luật du lịch Việt Nam (2007), tài nguyên DL tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. TNDL văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; cơng trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

Đối với DLBĐ, ngồi các dạng tài ngun đã đề cập nhóm tác giả Trần Đức Thạnh và cs (2010) cho rằng, ở Việt Nam vị thế đang được coi là một dạng tài nguyên đặc biệt và quan trọng và có giá trị trong phát triển DL. Tài nguyên vị thế biển là các lợi ích có được từ một khu vực, một nơi ở biển hoặc ven bờ biển, được đặt trong mối quan hệ khơng gian của khu vực đó. Chúng bao hàm cả các hợp phần tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, nhưng chủ đạo là các lợi ích có được từ giá trị hình thể và vị trí khơng gian. Giá trị của tài nguyên vị thế biển được đánh giá theo ba tiêu chí: giá trị vị thế (địa) tự nhiên; giá trị vị thế (địa) kinh tế và giá trị vị thế (địa) chính trị.

1.1.4.2. Loại hình du lịch biển - đảo

Theo tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hịa (2006): Loại hình du lịch là “một tập hợp các SPDL có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó”. Theo tác giả Phạm Trung Lương (2003), trên cơ sở mục đích chuyến đi, DLBĐ gồm 2 loại hình chính là du lịch theo sở thích ý muốn và du lịch theo nghĩa vụ, trách nhiệm.

Hình 1.1. Sơ đồ phân loại các loại hình du lịch biển

Nguồn: Phạm Trung Lương (2003)

Dựa theo cách phân loại trên, luận án kế thừa và bổ sung vào đặc trưng của các loại hình du lịch biển - đảo như sau:

- Nghỉ dưỡng biển - đảo: loại hình này mang lại cho mọi du khách những cảm giác thoải mái nhất thông qua một số hoạt động như tham quan, bơi, tắm nắng, nhảy sóng, đọc sách, v.v … Nước biển, bãi cát cùng các yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh hưởng khơng nhỏ đến loại hình nghỉ dưỡng biển - đảo, trong đó quan trọng nhất là nhiệt độ nước, độ sạch màu nước, độ mịn, màu cát. Nhiệt độ nước thích hợp nhất cho hoạt động tắm biển từ 20-240C, diện tích dành cho bãi tắm tính theo đầu người là 10-15m2.

- Tham quan biển - đảo: các điểm đến thường là nơi có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc như vịnh, hải đảo, các hệ sinh thái biển với đặc điểm thời tiết, khí hậu thích nghi cho sức khỏe con người, môi trường trong lành.

- Du lịch tàu biển: loại hình du lịch biển - đảo này có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong vài năm gần đây. Du lịch bằng tàu biển vừa có thể ngắm cảnh, vừa có thể vui chơi, giải trí trên tàu với các thiết bị hiện đại, có thể tiến hành các hoạt động du lịch giải trí đa dạng hoặc có thể quan sát phong cảnh thế giới biển cả với các loại hải sản, san hô tuyệt đẹp thơng qua lăng kính ở đáy tàu.

- Thể thao biển - đảo: là loại hình ngày càng phổ biến và phát triển tương đối nhanh, với các hoạt động thể thao trên biển như thi đấu bóng đá, bóng chuyền bãi biển, tennis, đua xe trên cát, đi thuyền buồm, lướt sóng, lướt ván, chạy bộ vượt đồi cát, canơ, thả diều ở bãi biển, khinh khí cầu tổ chức ở ven biển, v.v…

- DL mạo hiểm biển (lặn biển): loại hình cho phép du khách chiêm ngưỡng tận mắt thế giới đáy biển phong phú, đa dạng. Hiện nay có 3 loại DL lặn biển được phát triển: lặn ven bờ có bình oxy với độ sâu khoảng 4 - 5m, ở khu vực gần bờ biển hoặc vùng nước xung quanh đảo; lặn có tàu và bình oxy với độ sâu khoảng 10m để nhìn thấy thế giới sinh vật biển phong phú và đa dạng hơn; lặn tay khơng (khơng trang bị bình khí, chỉ có mặt nạ, ống thở, giày chân nhái, áo cứu sinh) với độ sâu khoảng 10m. - Sinh thái biển - đảo: điểm tham quan và nghiên cứu của du khách chủ yếu là các hệ sinh thái biển, ven biển và trên các đảo như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi ở các đảo, …

- Tìm hiểu lối sống cộng đồng ven biển và hải đảo: du khách tìm đến cộng đồng dân cư sinh sống ven biển và hải đảo để tìm hiểu, nghiên cứu về lối sống, tập quán của họ, tìm hiểu đặc trưng trong lối sống mang nét văn hóa miền biển - đảo để nâng cao nhận thức, hoặc để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học.

- Lễ hội biển - đảo: Tham quan những lễ hội gắn liền với văn hóa biển - đảo

như lễ cầu ngư, lễ hội đua thuyền, đua ghe, lễ thờ cúng Ông Nam Hải (cá voi), v.v… nhằm thưởng thức những nét đặc trưng trong văn hóa mang đậm chất biển - đảo.

- Tìm hiểu văn hóa - nghệ thuật vùng biển - đảo: Tham quan các di tích văn hóa, lịch sử có nguồn gốc biển - đảo, gắn liền với nét văn hóa và các lễ hội mang đậm chất văn hóa cư dân vùng biển và hải đảo như lăng Ông Nam Hải với các kiến trúc đặc

trưng vùng biển - đảo cùng với những nét tín ngưỡng, những sự tích về các vị thần gắn với đời sống tâm linh của cư dân vùng biển - đảo.

- Tìm hiểu các làng nghề vùng biển - đảo: đến các làng nghề làm nước mắm,

làng nghề hải sản khô, làng nghề đan lưới và các ngư cụ, các làng chài; tham quan quá trình chế biến nước mắm, làm hải sản khơ, các thao tác đan lưới, đan thúng hoặc có thể tham gia vào q trình kéo lưới của ngư dân ở các làng chài. Bên cạnh đó, du khách cũng sẽ có cơ hội để mua chính những sản phẩm đó làm q.

Ngồi ra cịn có loại hình du lịch theo nghĩa vụ, trách nhiệm: du lịch chữa bệnh; thương mại, công vụ; hội nghị, hội thảo, hội chợ.

1.1.4.3. Sản phẩm du lịch biển - đảo

Luật DL Việt Nam 2017 quy định: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị TNDL để thỏa mãn nhu cầu của du khách”. Khái niệm này cho thấy, SPDL là tổng thể các dịch vụ tạo nên từ các yếu tố tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, con người, ... tại khu vực biển - đảo nhằm cung cấp cho du khách, đáp ứng một hoặc một số nhu cầu chính đáng của khách du lịch trong chuyến đi.

Theo Viện nghiên cứu và Phát triển Du lịch (2005), các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch biển - đảo có thể chia ra làm 3 nhóm yếu tố chính: Nhóm các yếu tố tài ngun: bao gồm TNDL tự nhiên (cảnh quan vịnh - đảo, bãi cát, hang động, các hệ sinh thái, ...) và TNDL văn hóa (di tích, lễ hội, truyền thuyết, ...); nhóm các yếu tố dịch vụ bao gồm: dịch vụ tham quan, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ lưu trú, dịch vụ mua bán, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển, ...); nhóm các yếu tố mơi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội. Các yếu tố cấu thành SPDL biển - đảo tổng thể có mối quan hệ với nhau trong quá trình phát triển. Sản phẩm du lịch tổng thể chỉ có thể tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách nếu các yếu tố cấu thành của nó được phát triển trong một hệ thống và có sự điều tiết, kiểm sốt theo một mục tiêu chiến lược nhất định để đảm bảo sự phát triển hài hoà.

Theo Tổ chức du lịch thế giới (2011) xác định: “SPDL của điểm đến là tổng hợp 3 nhóm yếu tố cấu thành là tài nguyên du lịch, CSHT - CSVCKT du lịch, môi trường tự nhiên - văn hóa và dịch vụ du lịch”. Với góc nhìn này thì khái niệm SPDL được hiểu rộng hơn, không chỉ giới hạn ở “tập hợp các dịch vụ” mà còn là tập hợp

những yếu tố vật chất và phi vật chất như các yếu tố hấp dẫn du lịch mà trước hết đó là tài nguyên du lịch, có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

Sản phẩm du lịch bao gồm hàng hóa và dịch vụ kết hợp nhau, bất kỳ sản phẩm du lịch nào cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của khách, sản phẩm du lịch có thể là sản phẩm đơn lẻ, có thể là sản phẩm tổng hợp do một đơn vị cung ứng trọn gói hay do nhiều đơn vị kinh doanh cùng tham gia cung ứng (Ngô Thị Diệu An & Nguyễn Thị Kiều Oanh, 2015).

Từ cách hiểu SPDL là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách DL trong chuyến đi du lịch, trong luận án tiến sĩ nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La (Đỗ Thị Mùi, 2010), ta có thể hiểu rộng hơn về SPDL khu vực biển - đảo là tổng thể các dịch vụ tạo nên từ các yếu tố TNDL, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, con người, ... tại khu vực biển - đảo nhằm cung cấp cho du khách, đáp ứng một hoặc một số nhu cầu chính đáng của khách du lịch trong chuyến đi.

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)