Tuyến du lịch Số lượng điểm DL (hệ số 3) Độ hấp dẫn của điểm DL (hệ số 3) Sự tiện lợi về GTVT (hệ số 2) Chất lượng CSVCKT phục vụ DL (hệ số 2) Thời gian hoạt động du lịch (hệ số 3) Tổng điểm
Tuyến du lịch tham quan Tp. Tuy Hòa 9 6 8 8 12 43
Tp. Tuy Hịa - Tuy An - Tx. Sơng Cầu 12 12 8 4 9 45
Tp. Tuy Hòa - Long Thủy - Hòn Chùa 12 6 8 4 9 39
Tp. Tuy Hịa - Đèo Cả - Vũng Rơ - Núi Đá Bia 9 9 8 2 9 37
Từ kết quả đánh giá các tuyến DL trên, có thể thấy điểm số của hầu hết các tuyến DL nội tỉnh đưa vào khai thác và khảo sát đều được đánh giá là tuyến DL thuận lợi (37 điểm) đến tuyến DL rất thuận lợi (39 - 45 điểm) như bảng 2.16.
Tuy nhiên, các tuyến du lịch biển - đảo nội tỉnh hiện đang khai thác vẫn còn hạn chế về số lượng điểm DL trong tuyến; chất lượng CSVCKT phục vụ DL còn yếu chưa được đầu tư đúng mức. Nhiều tuyến DL tuy đã được khai thác nhưng vẫn thiếu sự quản lý chặt chẽ trong các khâu đưa đón khách, dịch vụ ăn uống, công tác bảo vệ mơi trường. Vì vậy, tính hiệu quả khi khai thác các tuyến du lịch biển - đảo chưa cao.
Bảng 2.13. Kết quả tổng hợp mức độ thuận lợi của các tuyến DL nội tỉnh
Tuyến du lịch Tổng điểm Mức độ
Tuyến du lịch tham quan Tp. Tuy Hòa 43 Rất thuận lợi Tp. Tuy Hòa - Tuy An - Tx. Sông Cầu 45 Rất thuận lợi Tp. Tuy Hòa - Long Thủy - Hòn Chùa 39 Rất thuận lợi Tp. Tuy Hịa - Đèo Cả - Vũng Rơ - Núi Đá Bia 37 Thuận lợi
Ngoài những tuyến du lịch trên, những năm gần đây, một số đơn vị kinh doanh lữ hành đã xây dựng các chương trình du lịch khá phong phú với những sản phẩm du lịch gắn với biển - đảo; tổ chức các tour du lịch tham quan, khám phá các đảo ven bờ, ngắm san hơ tại các hịn đảo: Nhất tự Sơn, hịn Lao Mái Nhà, hòn Chùa, hòn Yến, hòn Nưa và thưởng thức đặc sản biển, ... tham quan các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, các làng nghề tạo cho du khách những trải nghiệm thú vị. Hàng năm, tổ chức đón từ 2 - 3 đồn Famtrip đến khảo sát sản phẩm du lịch Phú Yên nhằm liên kết hợp tác phát triển du lịch, đưa khách về Phú Yên.
Các tuyến du lịch biển - đảo đang được khai thác liên kết tỉnh:
Tuyến 1: Tuy Hòa- Quy Nhơn - Tuy Hòa:
Khởi hành ra Quy Nhơn, tham quan bãi Xép, chụp ảnh lưu niệm tại gành Ông, tham quan gành Đá Đĩa, ngắm vẻ đẹp hoang sơ của đầm Ô Loan, dừng chân viếng nhà thờ Mằng Lăng. Khám phá Nhất Tự Sơn, một hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Xuân Đài, nơi mỗi khi thủy triều rút lại hiện lên con đường hơn 200 mét nối liền từ đất liền tới đảo. Nghỉ đêm tại Quy Nhơn, tham quan Kỳ Co. Buổi chiều, tham quan Eo Gió và tịnh xá Ngọc Hịa; bảo tàng Quang Trung, thắng cảnh Hầm Hô.
Tuyến 2: Tuy Hịa - Sơng Cầu - Quy Nhơn - Đà Nẵng- Tuy Hòa:
Du khách có thể tắm biển ở các bãi biển Tuy Hòa, Long thủy, bãi Bàu, bãi Tràm, bãi Từ Nham, ... lặn biển, tìm hiểu lối sống của cư dân vùng biển, tìm hiểu về các làng nghề, đi tàu ra các đảo, đi thuyền cùng với ngư dân câu cá trong vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, đi bộ giữa biển ra đảo Nhất Tự Sơn ở Sông Cầu. Đến Quy Nhơn tắm biển, chụp ảnh, tắm biển tại bãi tắm Hoàng hậu, bãi trứng, tham quan khu du lịch Hàn Mặc Tử, đi thuyền ra đảo Cù Lao Xanh, ... Đến Đà Nẵng tham quan ngắm biển Non Nước, tắm biển, tham quan Ngũ Hành Sơn khu du lịch Bà Nà Hill, đi cáp treo, chụp ảnh, tham gia các hoạt động thể thao, giải trí, mua sắm, ẩm thực, …
Tuyến 3: Tuy Hòa- Nha Trang- Tuy Hòa:
Tham quan Hải đăng Mũi Điện, nơi từng được xem là điểm cực đông trên đất liền của tổ quốc, tiếp tục đi Vũng Rơ, tham quan di tích lịch sử Tàu Khơng Số, tìm hiểu về nghề ni Tôm Hùm của ngư dân, ngắm núi Đá Bia kỳ vĩ tham quan các di tích lịch sử tại thành phố Nha Trang như Tháp Bà Ponagar, chùa Long Sơn, đảo Hòn Tre, đến với khu vui chơi giải trí Vinpearland, tự do tham gia tất cả các trò chơi tại đây, tham quan Thủy Cung.
Tuyến 4: Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Tuy Hịa:
Tham quan Viện Hải dương học, đi tàu trong vịnh Nha Trang, tắm biển, lặn biển, đi cáp treo qua Vinpearl Land (Hòn Ngọc Việt), chơi các trò chơi thể thao biển, ngắm cảnh, chụp ảnh lưu niệm, tắm nắng, thưởng thức hải sản, dạo phố đêm, vui chơi, mua sắm, thư giãn với các dịch vụ spa cao cấp. Đến Tuy Hịa, du khách có thể tắm biển Tuy Hịa, Long Thủy, tham quan các đảo ven bờ, tham quan tháp Nhạn, tìm
hiểu về lối sống của người dân làng chài, tìm hiểu về các làng nghề, các lễ hội cầu ngư, đua thuyền vào các dịp lễ, chụp ảnh, dạo phố, thưởng thức ẩm thực biển đặc sắc. Từ thực trạng khai thác các điểm, tuyến DLBĐ tỉnh Phú Yên cho thấy: việc khai thác du lịch còn nhiều hạn chế; số lượng tuyến, điểm còn đơn điệu, chưa tận dụng, khai thác triệt để tài nguyên du lịch biển - đảo của Tỉnh đưa vào phát triển du lịch hiệu quả. Các điểm, tuyến du lịch được xây dựng nội tỉnh chưa thực sự hấp dẫn chủ yếu dựa vào các tuyến du lịch sẵn có của các cơng ty du lịch. Ngồi ra, Tỉnh cũng chưa đẩy mạnh liên kết xây dựng các tuyến du lịch kết nối biển - đảo với các tỉnh lân cận hay mạnh dạn đưa vào khai thác các tuyến DLBĐ bằng tàu, thuyền.
2.3.2.2. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên
a. Những kết quả đạt được:
- Trong những năm gần đây lượt khách quốc tế và nội địa đến Phú Yên không ngừng tăng lên. Thị trường khách quốc tế đi DLBĐ ngày càng được mở rộng. Cơ cấu lượt khách du lịch chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khách nội địa và tăng dần tỷ trọng khách quốc tế, làm tăng doanh thu du lịch nói chung và du lịch biển - đảo nói riêng.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, CSVCKT phục vụ du lịch biển - đảo đang được quan tâm đầu tư phát triển: các khu du lịch, các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, ... tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch, góp phần tạo diện mạo mới cho tỉnh.
- Lãnh thổ DLBĐ đã có những bước phát triển đáng kể, theo xu hướng gia tăng số lượng các điểm DLBĐ, phân bố dọc theo ven biển và lan ra các đảo ven bờ như: hịn Yến, hịn Nưa, Nhất Tự Sơn, … Hình thành các tuyến DLBĐ phục vụ du khách trong và ngoài nước với những trải nghiệm mới tại các điểm du lịch.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cũng đang từng bước được hoàn thiện với việc kết hợp các cơ sở đào tạo trên cả nước để đào tạo lại và đào tạo bổ sung nguồn nhân lực.
- Nhận thức của cộng đồng cư dân địa phương trong hoạt động kinh tế du lịch đã được nâng lên một bước và đã tạo điều kiện thuận lợi nhiều mặt, hỗ trợ cho hoạt động du lịch; chất lượng hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn dần được nâng lên.
b. Những hạn chế:
Tuy đã có một số thành tựu nhất định về phát triển du lịch biển - đảo nhưng Phú Yên vẫn còn một số hạn chế sau:
- Lượng khách du lịch vẫn còn khá khiêm tốn cả về khách quốc tế và khách nội địa so với 2 tỉnh lân cận là Khánh Hịa và Bình Định. Khách đến DLBĐ tại Phú n lưu trú lại qua đêm cịn ít và thời gian lưu trú ngắn, khách du lịch thuần túy vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp, phần lớn là khách đến công tác kết hợp DL.
- Sản phẩm du lịch chưa rõ nét, khơng có nét đặc thù riêng, do đó chưa đủ sức hấp dẫn du khách. Doanh thu từ DLBĐ còn thấp so với mục tiêu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, tác động của du lịch đến đời sống xã hội vẫn còn chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng của tỉnh.
- CSHT & CSVCKT phục vụ DLBĐ đã được quan tâm cải thiện tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. Hiện nay, các tuyến đường giao thông đến các điểm DLBĐ chưa được quan tâm đầu tư đúng mức đang là trở ngại cho DLBĐ Phú Yên.
- Môi trường du lịch (môi trường cảnh quan, môi trường kinh doanh du lịch, mơi trường xã hội) tuy có được cải thiện nhưng vẫn cịn một vài điểm du lịch đang bị ô nhiễm: vịnh Xuân Đài, đầm Ơ Loan: do việc ni trồng thủy sản, ...
- Nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế về số lượng và chất lượng, chưa có chiến lược và kế hoạch thu hút nhân lực có chuyên môn về phục vụ cho DL Phú Yên.
- Sự liên kết giữa Phú Yên với các địa phương trong cả nước đặc biệt là với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh Tây Nguyên chưa thực sự hiệu quả để tạo ra sản phẩm du lịch chung cho tồn vùng.
- Cơng tác triển khai quy hoạch ở một số trọng điểm du lịch biển - đảo cịn thiếu tính chun nghiệp. Nhận thức về vai trị du lịch biển - đảo đối với kinh tế - xã hội còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của du lịch Phú Yên nói chung.
- Cơng tác nghiên cứu thị trường; quản lý khu du lịch, điểm du lịch, ... cịn hạn chế. Chưa có chiến lược truyền thơng quảng bá, xúc tiến đầu tư, tiếp cận thị trường để thu hút khách DL và chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp từ mọi nguồn lực để phát triển DLBĐ.
Tiểu kết chương 2
Với những tiềm năng sẵn có về vị trí địa lý, TNDL tự nhiên và văn hóa thuận lợi để phát triển DLBĐ, ngành DL tỉnh Phú Yên đã có những thay đổi.
Về phương diện ngành: Lượng du khách đi đến các điểm DLBĐ chủ yếu là khách nội địa, chưa thu hút và phát triển được thị trường khách quốc tế đã ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu DL của tỉnh. CSVCKT có sự hồn thiện theo hướng hiện đại, tuy nhiên còn thiếu, chưa đồng bộ, quản lý ngành còn lỏng lẻo chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Nguồn nhân lực tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành.
Về phương diện tổ chức lãnh thổ DLBĐ Phú Yên, có một số nét chính sau:. Các điểm du lịch biển - đảo hầu hết mới được khai thác nên sản phẩm DLBĐ còn hạn chế và đơn điệu, chủ yếu dựa trên những thế mạnh vốn có về tự nhiên, thiếu các SPDL bổ sung kéo dài thời vụ DL; việc đầu tư, nâng cấp, tôn tạo cịn hạn chế; cơng tác xúc tiến quảng bá tuy có quan tâm nhưng chưa đủ mạnh. Đáng ghi nhận là một số điểm DLBĐ được du khách đánh giá từ thuận lợi đến rất thuận lợi để phát triển du lịch như: Biển Tuy Hịa, Gành Đá Đĩa; Bãi Mơn; Vũng Rơ; Bãi Gốc; Hải Đăng Mũi Điện; Biển Long Thủy; Đảo Hịn Chùa; Vịnh Xn Đài; Đảo Nhất Tự Sơn...Có ba tuyến du lịch được đánh giá là rất thuận lợi, có khả năng phát triển cao là: tuyến du lịch tham quan Tp. Tuy Hòa, tuyến Tp. Tuy Hịa - Tuy An - Tx. Sơng Cầu, Tuyến Tp. Tuy Hòa - Long Thủy - Hịn Chùa. Đây là những tuyến có điểm DL trung bình cao, có CSVCKT và CSHT đã được đầu tư, và 1 tuyến du lịch được đánh giá thuận lợi: tuyến Tp. Tuy Hòa - Đèo Cả - Vũng Rô - Núi Đá Bia. Từ thực trạng trên cho thấy Tỉnh cần có những định hướng và giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả khai thác và phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên.
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN - ĐẢO TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 3.1. Định hướng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên
3.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng
3.1.1.1. Bối cảnh và xu hướng phát triển du lịch biển - đảo của Nhà nước
Theo hiệp hội lữ hành Việt Nam: du lịch biển - đảo ngày càng trở thành một xu hướng và động lực mới, với nhiều tiềm năng ở Việt Nam. Thực tế cũng cho thấy, với lượng khách đến tăng nhiều trong những năm qua và luôn chiếm khoảng 70% tổng khách du lịch cả nước, du lịch biển - đảo hiện đang là loại hình du lịch chủ đạo, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Mục tiêu tổng quát của phát triển DLBĐ là trở thành ngành động lực của kinh tế biển Việt Nam. Để thực hiện có kết quả mục tiêu tổng quát, một số mục tiêu cụ thể của du lịch biển - đảo được đặt ra đó là tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình DLBĐ đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị TNDL biển - đảo độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội, đó là hệ thống sản phẩm cạnh tranh khu vực về nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh ven biển và hải đảo, phát triển văn hóa du lịch biển - đảo gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu văn hóa, lối sống địa phương vùng biển - đảo, đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái biển - đảo.
3.1.1.2. Bối cảnh và xu hướng phát triển DLBĐ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Quan điểm phát triển xuyên suốt trong quy hoạch tổng thể du lịch vùng DHNTB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định như sau: Một là, “phát triển đồng thời du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa; du lịch sinh thái, trong đó lấy du lịch biển, đảo làm mũi nhọn”. Hai là, “phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm; tập trung phát triển có chiều sâu, theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp để đảm bảo sản phẩm du lịch có thương hiệu và tính cạnh tranh cao”. Ba là, “kết hợp chặt chẽ giữa phát triển du lịch với đảm bảo quốc phịng - an ninh và bảo vệ mơi trường”. Để đạt được các mục tiêu đề ra cần: khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng để phát triển du lịch biển - đảo thành thế mạnh hàng đầu của du lịch Việt Nam. Đầu tư xây dựng các đô thị du lịch hiện đại, các khu, điểm du lịch quốc gia với các cơ sở dịch vụ cao cấp. Phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của vùng, góp phần khẳng định chủ quyền, quyền quốc gia trên biển và hải đảo Việt Nam.
3.1.2. Định hướng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 năm 2030
3.1.2.1. Định hướng chung phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Chủ trương phát triển kinh tế biển và tổng thể DL của chính quyền tỉnh Phú Yên trong những năm tới là kim chỉ nam cho việc định hướng phát triển DLBĐ từ nay đến năm 2030. Xây dựng Phú Yên trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cả nước, ưu tiên phát triển DLBĐ là ngành kinh tế mũi nhọn, mang màu sắc độc đáo riêng của Phú Yên và khu vực.
Phấn đấu đưa du lịch Phú Yên trở thành một điểm nhấn quan trọng trong liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Tập trung đầu tư các tuyến, điểm du lịch phát huy được ưu thế của các di tích, danh thắng quốc