Cơ sở lưu trú phục vụ DL Phú Yên giai đoạn 200 9 2019

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên (Trang 104 - 110)

Năm Tổng số cơ

sở lưu trú Tổng số buồng

Tổng số giường

Cơng suất buồng trung bình (%) 2009 67 1.484 2.380 55,0 2010 100 2.175 4.000 55,7 2011 110 2.351 4.707 58,5 2012 115 2.410 4.789 52,0 2013 120 2.508 5.009 55,0 2014 123 2.532 5.047 61,0 2015 125 2.551 5.584 63,5 2016 135 2.770 5.822 55,0 2017 140 2.875 5.930 55,7 2018 150 3.200 7.180 58,5 2019 161 3.410 7.860 63

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, 2019)

b. Cơ sở ăn uống, nhà hàng:

Các cơ sở ăn uống có thể nằm trong các cơ sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, hội họp, giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn hoặc có thể nằm độc lập bên ngoài các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan DL nhằm phục vụ khách DL. Các cơ sở này đang từng bước được quan tâm đầu tư phát triển. Hiện tại, Phú n có hơn 55 phịng ăn ở các cơ sở lưu trú với khoảng 24.500 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách khi tham gia DL tại Phú Yên. Các cơ sở ăn uống bên ngoài khách sạn phân bố chủ yếu tại Tp. Tuy Hịa, Tx. Sơng Cầu và H. Tuy An với khoảng 84 cơ sở đáp ứng khoảng 11.000 chỗ ngồi. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống nhỏ, chuyên cung cấp và phục vụ các món ăn hải sản có thể phục vụ cho khách lẻ và các đồn khách ít người với mức giá cả bình dân từ 60.000đ - 200.000đ/ suất ăn với các món ăn đặc sản, chất lượng các món ăn đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người dân. Tuy nhiên, cần chú trọng nhiều hơn đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để phục vụ cho khách DL tốt hơn. Mặt

bằng hẹp nên các cơ sở kinh doanh ăn uống này thường thiếu không gian cây xanh, chỗ để xe, nên ít đón được các đoàn khách lớn.

c. Cơ sở vui chơi giải trí và thể thao:

Trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện đang còn thiếu hụt rất nhiều về cơ sở, dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao dành cho khách du lịch. Khơng chỉ thiếu hụt về số lượng, các cơ sở vui chơi giải trí mà cịn rất nghèo nàn, đơn điệu chưa có sự đầu thích đáng. Thời gian qua, Tỉnh đã đầu tư nâng cấp và tu bổ một số cơng trình thiết yếu tại các điểm tham quan như: khu di tích gành Đá Đĩa, khu di tích Mũi Đại Lãnh, … tuy đã có sự quan tâm đầu tư nhưng việc phát triển các hoạt động thể thao và vui chơi giải trí vùng biển - đảo Phú Yên vẫn còn đơn điệu hầu như mới chỉ dừng ở các hoạt động karaoke, massage, bơi lội và đánh tennis.

Việc đầu tư khai thác các điểm du lịch cần đi đôi với việc bảo tồn để khai thác được lâu dài, hiệu quả. Nhiều khu du lịch đã đi vào hoạt động như Sala, Rosa, ... nhưng khu vực bãi biển vẫn còn hoang sơ, chưa xứng với tiềm năng DL của tỉnh.

Đến nay, các điểm vui chơi, giải trí, DL sinh thái hình thành trên vùng biển - đảo mới chỉ có Trung tâm giải trí và sinh thái Thuận Thảo, KDL sinh thái Đá Bia, KDL sinh thái Sao Việt, KDL sinh thái Bãi Bàu, KDL Nhất Tự Sơn, ... đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan vui chơi giải trí, bước đầu tạo thêm sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở vui chơi giải trí và dịch vụ bổ sung vẫn là một trong những điểm yếu trong việc phát triển DLBĐ Phú Yên, cần thiết phải được khắc phục. Bởi chính các cơ sở vui chơi giải trí và thể thao lại có tác dụng bổ trợ cho hoạt động du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và khuyến khích sự chi tiêu của du khách.

d. Phương tiện vận chuyển khách:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Yên có khoảng trên 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê xe du lịch. Tuy nhiên đa phần các doanh nghiệp cho th xe có quy mơ vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp cho thuê xe tiêu biểu của tỉnh như Thuận Thảo, Cúc Tư, Phương Hùng, Anh Tuấn, Lê Đang, v.v... mỗi doanh nghiệp có số xe cho th khơng q 20 xe. Chính vì vậy vào mùa cao điểm du lịch phương tiện vận chuyển du lịch của tỉnh rất khan hiếm, giá thành dịch vụ cao hơn từ 10 đến 20% so với các tỉnh thành khác. Bên cạnh dịch vụ cho thuê xe ơ tơ tại Phú n cịn có các dịch vụ

khác như taxi, xe máy cho thuê, ca nô, v.v... Tuy nhiên số lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch biển - đảo.

Đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch biển - đảo: qua bảng 2.6, kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch của Tỉnh, cho thấy hiện tại chất lượng chỉ ở mức rất bình thường và cịn nhiều hạn chế. Các dịch vụ nghèo nàn, đặc biệt là dịch vụ vui chơi giải trí và dịch vụ tham quan, tiếp theo là dịch vụ lưu trú và ăn uống. Do vậy, để du lịch Phú Yên tồn tại và phát triển được trong xu thế hội nhập, cạnh tranh hiện nay, vấn đề đặt ra trước mắt là cần quan tâm đầu tư phát triển các dịch vụ về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch biển - đảo đồng bộ, tương xứng với tài nguyên, đáp ứng nhu cầu của du khách về du lịch biển - đảo.

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch (%)

Diễn giải Rất tốt Tốt Bình thường Khơng tốt

Dịch vụ vận chuyển 18,3 31,6 40,2 9,9 Dịch vụ tham quan 7,6 33,3 46,7 12,4 Dịch vụ lưu trú 15,3 22,2 50,7 11,8 Dịch vụ ăn uống 19,3 31,1 38,3 11,3 Dịch vụ giải trí 9,9 20,8 51,3 18,0 Dịch vụ khác 14,5 43,8 33,2 8,5

(Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế, 2019)

e. Các cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác:

Các trung tâm thương mại, siêu thị, đại lý bán lẻ trong thời gian qua đã phát triển, đáp ứng đa dạng nhu cầu mua sắm của khách DL cũng như người dân địa phương. Tuy nhiên, số lượng các cơ sở dịch vụ mua sắm không nhiều làm ảnh hưởng đến sự lựa chọn đa dạng sản phẩm của du khách từ các nhà cung cấp. Du khách khi đến Phú Yên nếu muốn tham quan, mua sắm đồ lưu niệm, sản vật địa phương hấp dẫn thì có thể đến các chợ: Tuy Hòa, chợ Hầm Nước, chợ Cá, ... Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh mơi trường, văn hóa phục vụ là những bất cập chủ yếu khi khai thác chợ vào phục vụ du khách tham quan, mua sắm. Để có thể thay đổi hình ảnh DL, tạo thuận lợi cho du khách, Tỉnh cần nâng cao ý thức và nhận thức của người dân trong việc giữ gìn hình ảnh mơi trường, văn hóa phục vụ trong DL.

2.3.1.5. Đầu tư và liên kết phát triển DLBĐ

a. Đầu tư phát triển DLBĐ:

Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch biển - đảo đã được Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm, các ngành, các cấp, các địa phương triển khai thực hiện như:

- Đầu tư nâng cấp hệ thống điện, cấp thốt nước, dịch vụ bưu chính, viễn thơng, nâng cấp, mở rộng QL 1A qua Phú Yên, xây dựng đường tránh qua Tx. Sơng Cầu và Tp. Tuy Hịa. Cùng với sự hỗ trợ vốn của Trung ương, tỉnh đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng tuyến đường Tp. Tuy Hịa đi Vũng Rơ, tuyến đường Độc Lập - Long Thủy - gành Đá Đĩa, tuyến đường QL 1A đến gành Đá Đĩa, nâng cấp đường lên Hải Đăng - Mũi Điện (Mũi Đại Lãnh).

- Đầu tư hạ tầng và cải tạo mỹ quan đơ thị thành phố Tuy Hịa, trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh như: xây dựng bờ kè và đường cảnh quan bên bờ bắc sông Đà Rằng, xây dựng đại lộ Hùng Vương, cầu Hùng Vương, nâng cấp sửa chữa đường giao thông nội thị, hẻm phố, công viên, quảng trường, ... tạo môi trường, cảnh quan thu hút các hoạt động vui chơi giải trí về đêm.

- Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải khách đã thu hút nhiều tổ chức và cá nhân tham gia. Số lượng, chất lượng phương tiện và chất lượng phục vụ khách ngày càng được nâng lên. Một số cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch biển - đảo lớn đã đi vào hoạt động như: Khách sạn Cendeluxe (5 sao), KS Kaya và KS Sài Gòn - Phú Yên (4 sao), KDL Hòn Ngọc - Bãi Tràm, KDL sinh thái Sao Việt, Khu vui chơi và giải trí sinh thái Thuận Thảo, KS Long Beach. Một số dự án đang tiếp tục đầu tư như: khu du lịch Bãi Xép, làng du lịch quốc tế Bắc Âu, khu du lịch Long Hải.

- Về đầu tư xây dựng các điểm vui chơi du lịch: Phú Yên đã quy hoạch chi tiết 3 cụm du lịch gồm: Cụm du lịch Tx. Đơng Hịa gồm các điểm: đảo Hịn Nưa, bãi Mơn - Mũi Điện, bãi Chùa, bãi Bàng; cụm du lịch Tp. Tuy Hòa và vùng phụ cận (huyện Tuy An) gồm các điểm: biển Long Thủy, đảo Hòn Chùa, núi Thơm, bãi Xép, gành Đá Đĩa; cụm du lịch thị xã Sông Cầu gồm các điểm: khu du lịch Long Hải, bãi Bàng, bãi Bàu, bãi Rạng, bãi Nồm, bãi Tràm, bãi Từ Nham để kêu gọi đầu tư.

- Về thu hút các dự án đầu tư du lịch biển - đảo: đến nay, Phú Yên đã có một số dự án lớn như: KDL sinh thái Hòn Ngọc Bãi Tràm (60 triệu USD), đã đưa vào

hoạt động giai đoạn I với 7 biệt thự, khách sạn, nhà hàng; Khu du lịch sinh thái Sao Việt (30 triệu USD), đã hoàn tất giai đoạn II, III và đang đầu tư mở rộng.

Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư vào phát triển du lịch biển - đảo trong thời gian qua cịn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu và tiềm năng phát triển du lịch biển - đảo của tỉnh. Vì vậy cần có những biện pháp mạnh mẽ để thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển du lịch biển - đảo nói riêng và du lịch tỉnh Phú Yên nói chung.

b. Liên kết phát triển du lịch biển - đảo:

Việc liên kết trong phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên còn nhiều hạn chế, chưa được chú trọng. Việc xây dựng, phát triển các sản phẩm và tổ chức không gian du lịch cịn mang tính tự phát, độc lập chưa có khả năng liên kết với các tỉnh lân cận như: Khánh Hịa, Bình Định, ...

Tuy nhiên, đối với việc phát triển thị trường, thu hút khách du lịch đã được các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn liên kết với các hãng lữ hành lớn tại Tp. HCM, Hà Nội, Nha Trang, Bình Định, quảng bá, xúc tiến đưa hình ảnh Phú Yên đến với du khách và đã đạt được kết quả nhất định thể hiện thông qua lượng khách đi theo tour đến tỉnh ngày càng gia tăng.

2.3.1.6. Cơng tác Xúc tiến quảng bá và xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch

Trong thời gian gần đây, công tác giới thiệu, xúc tiến quảng bá DLBĐ đã được quan tâm và tích cực thực hiện, có sự vào cuộc từ cơ quan quản lý Nhà nước đến các đơn vị kinh doanh DL bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: xây dựng các ấn phẩm quảng bá DL biển, đảo như: đĩa CD, website du lịch Phú Yên, sách DL, bản đồ DL Phú Yên, tham gia các cuộc Hội chợ triển lãm về DL do Tổng cục Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu cho du khách trong nước và ngồi nước về hình ảnh thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, vẻ đẹp biển - đảo, những tour, tuyến DL, những vẻ đẹp truyền thống của con người Phú Yên đến với du khách. Chủ động đăng cai tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật có quy mơ lớn cấp quốc gia và quốc tế như: chương trình Duyên dáng Việt Nam lần thứ 22 năm 2009, cuộc thi Chung kết tiếng hát truyền hình giải Sao Mai năm 2009, cuộc thi Sao Mai điểm hẹn năm 2010, Hoa hậu Trái Đất 2010, chương trình Duyên dáng Việt Nam lần thứ 23 năm 2011, năm DL quốc gia 2011 với chủ đề DLBĐ. Đồng thời không ngừng chỉ đạo các ngành

chức năng tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống tại địa phương để quảng bá DLBĐ như: lễ hội đua thuyền đầm Ô Loan, lễ cầu ngư, hát bả trạo, ...

Với các hoạt động trên, qua khảo sát cho thấy công tác xúc tiến DLBĐ Phú Yên bước đầu đã đạt được một số kết quả: thông tin du khách biết từ tổng hợp nhiều chiều chiếm cao nhất (34,5%), các thông tin bạn bè người thân (21,3%), truyền hình, Internet gần như nhau 18-19%. Riêng thông tin quảng bá từ các công ty du lịch chiếm tỷ lệ không đáng kể (6,4%).

Qua biểu đồ 2.4. có thể thấy các doanh nghiệp lữ hành chưa quan tâm đến việc xúc tiến quảng bá hình ảnh đến với du khách. Việc nghiên cứu, xác định thị trường mục tiêu chưa được quan tâm nên công tác xúc tiến quảng bá còn dàn trải, chung chung hiệu quả chưa cao nên DLBĐ vẫn chưa phát triển mạnh mẽ. Do vậy, để phát triển thị trường khách, cần tăng cường đổi mới, chú trọng hơn nữa công tác xúc tiến quảng bá trên mọi phương diện, cần nghiên cứu, xác định rõ thị trường mục tiêu, hướng tới, ưu tiên xúc tiến quảng bá cho thị trường này, lập các website chính thống quảng bá đưa hình ảnh DL Phú n đến với cộng đồng du khách.

2.3.2. Thực trạng phát triển DLBĐ theo lãnh thổ

2.3.2.1. Thực trạng khai thác các điểm, tuyến du lịch biển - đảo

a. Các điểm du lịch biển - đảo đang được khai thác:

Trong giai đoạn 2009 - 2019, tài nguyên du lịch biển - đảo được chú trọng khai thác, du lịch biển - đảo của Tỉnh có xu hướng phát triển. Các điểm du lịch biển - đảo

21,3%

34,5% 18,2%

19,6%

6,4%

Thông tin từ bạn bè Thông tin tổng hợp Thông tin từ truyền hình Thơng tin từ Internet Thơng tin từ các Cơng ty DL

tăng lên về số lượng có thêm nhiều điểm du lịch biển - đảo phân bố tương đối đồng đều dọc theo ven biển từ Tx. Sơng Cầu đến Tx. Đơng Hịa.

Để đánh giá thực trạng khai thác các điểm DLBĐ tỉnh Phú Yên thời gian qua. Tác giả lựa chọn 16 điểm du lịch biển - đảo tiêu biểu đang được khai thác trải dài theo 4 không gian du lịch biển - đảo của Tỉnh để làm khảo sát đánh giá dựa trên các tiêu chí đánh giá điểm DL với các mức điểm phù hợp theo các mức độ sau: Mức 1: Rất thuận lợi; mức 2: Thuận lợi; mức 3: Khá thuận lợi; mức 4: Không thuận lợi.

 Khu vực Tx. Đơng Hịa:

Là cầu nối với trung tâm du lịch Khánh Hịa ở phía Nam kết nối, giao thương với khách du lịch từ phía Nam đến Phú Yên và tới các cụm du lịch khác trong không gian du lịch của Tỉnh. Các điểm du lịch biển - đảo như: bãi Mơn, bãi Gốc, bãi Tiên, Bên cạnh đó cịn có các tài nguyên du lịch văn hóa: Hải đăng Mũi Điện, Vũng Rơ, dinh Bà. Ở đây có làng nghề làm mắm và chế biến hải sản khô từ biển cũng được du khách đánh giá là tươi ngon. Qua khảo sát từ các chuyên gia và khách DL, thu được kết quả đánh giá như bảng 2.7.

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)