10. Cấu trúc của đề tài
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch biể n đảo
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biể n đảo
Luận án xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển DLBĐ dưới góc độ ảnh hưởng trực tiếp tới nội dung phát triển du lịch, ảnh hưởng tới cung và cầu du lịch
1.1.5.1. Tài nguyên vị thế
Tài nguyên vị thế được đánh giá là rất quan trọng, đó là những tiềm năng và giá trị về vị trí địa lý và các thuộc tính khơng gian liên quan đến cấu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan sinh thái có thể sử dụng cho các mục đích phát triển KT - XH, đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia. Tài nguyên vị thế biển - đảo cũng bao hàm các giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp, giá trị để dành và các giá trị phi sử dụng.
Hiện nay, tài nguyên biển - đảo nói chung, vị thế biển - đảo nói riêng chủ yếu tập trung quan tâm đến các giá trị sử dụng trực tiếp, mà quên đi giá trị lưu tồn. Điều kiện tiên quyết để phát triển DLBĐ là vị trí địa lý của lãnh thổ đó phải giáp biển, có vùng đất ven biển, vùng biển và hải đảo. Bên cạnh đó cịn phụ thuộc vào việc phát huy vị thế của khu vực biển - đảo đó trong mối quan hệ khơng gian kinh tế với các vùng phụ cận. Vì thế, khi xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển DLBĐ của lãnh thổ cần gắn chặt với việc phân tích những thuận lợi và khó khăn về vị trí địa lý của lãnh thổ đó.
Đa phần TNDL đều gắn chặt với không gian địa lý, không thể tách rời. Do đó, điểm khác biệt trong kinh doanh ngành DL với các ngành kinh tế khác là SPDL được bán tại chỗ, khách hàng tìm đến và được đưa đến nơi có tài ngun. Vì thế, vị trí địa lý của khu vực biển - đảo càng có nhiều lợi thế sẽ giúp việc phát triển DLBĐ càng thuận lợi, đa dạng hóa các hình thức và phương tiện vận chuyển (đường thủy, hàng không, đường bộ) sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển DLBĐ.
Đối với các đảo, khoảng cách từ đất liền ra đảo cũng là một yếu tố quan trọng trong phát triển DLBĐ. Nếu quá xa so với đất liền, việc đưa khách du lịch ra các đảo gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là tăng thêm chi phí vận chuyển, khó khăn trong việc cung cấp các mặt hàng thiết yếu từ đất liền, gây mệt mỏi cho du khách trong quá trình di chuyển đến đảo. Tầm quan trọng của các đảo không phải chỉ là vốn tài nguyên du lịch của chúng mà cịn là vị thế vị trí chiến lược vơ cùng quan trọng về nhiều mặt, trong đó có phát triển du lịch biển - đảo (Viện địa lý, Cơ sở lý luận, phương pháp
luận đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho mục đích phát triển kinh tế xã hội các huyện đảo ven bờ Việt Nam. Chương trình nghiên cứu KC.09, 2006).
1.1.5.2. Tài nguyên du lịch
Luật Du lịch Việt Nam, “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đơ thị du lịch”. Vai trị của tài nguyên du lịch là cơ sở thiết yếu tạo nên SPDL và phát triển các loại hình du lịch; và cũng là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống lãnh thổ du lịch.
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Địa chất, địa hình, địa mạo: địa hình là yếu tố hình khối phong phú, ổn định
trong bố cục không gian cảnh quan (Nguyễn Thu Hạnh, 2004); địa hình khu vực biển - đảo là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng, đặc trưng của một vùng biển - đảo. Các dạng địa hình ở khu vực biển - đảo gồm: địa hình bãi biển, vũng- vịnh, gành, … các dạng địa hình, địa mạo này là tài nguyên giá trị tạo ấn tượng mạnh và sự hấp dẫn lớn cho du khách.
+ Khí hậu: là thành phần tự nhiên, khí hậu bao gồm các yếu tố như nắng, gió, nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng mặt trời thích hợp nhất với sức khỏe con người, tạo cho
con người điều kiện sống thoải mái dễ chịu (Vũ Thị Hạnh, 2011). Khí hậu có ảnh hưởng đến mọi hoạt động DLBĐ. Vì vậy, để loại hình DLBĐ phát triển thuận lợi thì khí hậu ít mưa, nhiều nắng nhưng khơng gắt, nước mát, gió vừa phải. Do đó, cần phải chú ý đến những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở đến kế hoạch du lịch, đó là bão trên các vùng biển, duyên hải, hải đảo, lũ, … Tính mùa của khí hậu ảnh hưởng rất rõ rệt đến tính mùa vụ của hoạt động DLBĐ.
+ Tài nguyên nước và hải văn: là một dạng tài nguyên được xem là quan trọng trong hoạt động DLBĐ. Theo Vũ Thị Hạnh (2011) để triển khai thuận lợi hoạt động DLBĐ các yếu tố hải văn của vùng biển là nhiệt độ nước biển từ 240C và độ mặn từ 20%0 trở lên; sóng cấp 3 và dịng chảy 0,2 m/s trở xuống. Tài nguyên thủy văn khơng chỉ có tác dụng hồi phục trực tiếp mà còn ảnh hưởng nhiều đến thành phần khác của mơi trường sống, đặc biệt nó làm dịu đi khí hậu ven bờ.
+ Sinh vật: các khu bảo tồn thiên nhiên, các hệ sinh thái động thực vật ở khu
vực biển - đảo có giá trị tạo nên phong cảnh và làm cho thiên nhiên thêm đẹp và sống động hơn, góp phần tạo nên tính hấp dẫn của tài nguyên DLBĐ (Vũ Thị Hạnh, 2011). Một số loại tài nguyên sinh vật khu vực biển - đảo của Việt Nam hiện nay bao gồm: các rạn san hô; rừng ngập mặn; thảm cỏ biển, hệ sinh thái tùng, áng; hệ sinh thái biển bao gồm thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy biển, … Đây là nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú và quan trọng, tạo nên sức hút của hoạt động DLBĐ.
b. Tài nguyên du lịch văn hóa:
Là các đối tượng và hiện tượng do con người tạo ra có giá trị văn hóa, tinh thần được đưa vào khai thác và phục vụ DL, bao gồm: TNDL văn hóa vật thể: các danh thắng, các di tích lịch sử - văn hóa, …; và TNDL văn hóa phi vật thể: lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực và làng nghề.
+ Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể: Bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa:
là loại TNDL phổ biến, chiếm vị trí quan trọng hoạt động du lịch nói chung và du lịch biển - đảo nói riêng Theo Nguyễn Minh Tuệ (2011), “Di tích lịch sử văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị nhiều mặt điển hình, do tập thể hoặc cá nhân con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại “Đó là các di tích lịch sử; di tích; di tích kiến trúc nghệ thuật; danh lam thắng cảnh”.
+ Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể: Các di sản văn hóa phi vật thể truyền
miệng thế giới; các giá trị văn hóa phi vật thể các cấp bao gồm: lễ hội văn hóa, các loại hình nghệ thuật, hị, vè, thơ ca, các nghề và làng nghề truyền thống, nghệ thuật ẩm thực, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, phong tục tập quán.
1.1.5.3. Cơ sở hạ tầng (CSHT)
Cơ sở hạ tầng của khu vực biển - đảo có vai trị đặc biệt quan trọng đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch biển - đảo, bao gồm:
- Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải: sự phát triển của giao thơng vận tải có ảnh hưởng đến du lịch, ở đây chúng ta cần quan tâm đến cả hai phương diện số lượng và chất lượng, đó là phát triển cả về số lượng của các phương tiện vận chuyển, làm cho mạng lưới giao thông vươn tới được mọi nơi trên trái đất; phát triển số lượng các loại hình phương tiện vận chuyển, làm cho hoạt động du lịch trở nên tiện lợi và mềm dẻo, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của du khách (Ngô Thị Diệu An & Nguyễn Thị Kiều Oanh, 2015). Đối với DLBĐ, địa hình chia cắt khá phức tạp, càng địi hỏi các phương tiện giao thơng phục vụ di chuyển của du khách phải đa dạng về hình thức, tiện nghi và đặc biệt là phải đảm bảo an tồn cho du khách.
- Thơng tin liên lạc: là một bộ phận quan trọng của CSHT phục vụ DLBĐ. Đây là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách DL trong nước và quốc tế. Trong đời sống hiện đại nói chung và hoạt động DLBĐ nói riêng, vì thế khơng thể thiếu các phương tiện thông tin liên lạc.
- Hệ thống cung cấp điện, nước: yếu tố điện, nước cũng là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí, tham quan, tìm hiểu của du khách để phục vụ cho nhu cầu cơ bản, cũng như cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường.
CSHT ảnh hưởng rõ rệt tới phát triển kinh tế, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm DLBĐ. CSHT được xem là điều kiện thiết yếu, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động phát triển DLBĐ. Thực tiễn cho thấy, ở những địa phương có CSHT tốt sẽ có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư DL, đầu tư vào hệ thống các nhà hàng, khu vui chơi giải trí, các cơ sở lưu trú phục vụ du lịch.
1.1.5.4. Công tác quy hoạch phát triển du lịch biển - đảo
Quy hoạch phát triển du lịch có thể được coi là việc xây dựng trước một kế hoạch (hoặc một phương pháp) để đánh giá tình huống hiện tại, dự báo tình huống tương lai và lựa chọn một chương trình hành động phù hợp để tạo được nhiều cơ hội sẵn có nhất cho sự phát triển của điểm đến du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hồ, 2004).
Cơng tác quy hoạch du lịch được thực hiện tốt có thể làm gia tăng những lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch có thể đem lại cho cộng đồng, cho doanh nghiệp du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hồ, 2004). Nếu cơng tác quy hoạch có chất lượng thì nó sẽ giúp cho yếu tố cung du lịch và cầu du lịch phù hợp với nhau, tạo ra sự cân bằng cung - cầu, giúp cho thị trường du lịch phát triển lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả, thúc đẩy du lịch phát triển. Ngược lại, công tác này được thực hiện khơng tốt có thể dẫn đến sự phát triển du lịch thiếu tính kiểm sốt (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hồ, 2004). Những lợi ích ngắn hạn trước mắt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai như: suy giảm tài nguyên môi trường, giảm sự hấp dẫn du khách, làm cho tính thời vụ cao gây lãng phí tài nguyên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, nguồn lao động và vốn, … từ đó làm suy giảm hiệu quả kinh tế - xã hội.
1.1.5.5. Hệ thống dịch vụ phụ trợ cho du lịch biển - đảo
Hệ thống dịch vụ phụ trợ DLBĐ bao gồm các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ mua sắm, trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, các dịch vụ y tế chữa bệnh có mục đích phục vụ du lịch (chữa bệnh bằng nước khoáng, tắm bùn, tắm cát biển, …) và các cơng trình phục vụ hoạt động thơng tin văn hố phục vụ du lịch nhằm mục đích nâng cao, mở rộng kiến thức văn hoá - xã hội cho khách du lịch, tạo điều kiện giao tiếp xã hội, tuyên truyền về truyền thống, thành tựu văn hóa xã hội của ngư dân vùng biển như trung tâm văn hóa, phịng chiếu phim, nhà hát (Nguyễn Minh Tuệ và cs., 2010), …
Hệ thống dịch vụ này tại các điểm du lịch càng phong phú sẽ góp phần làm tăng tính đồng bộ của hệ thống dịch vụ du lịch (Nguyễn Minh Tuệ và cs., 2010), giúp cho khách du lịch sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý, đặc biệt là các khu du lịch biển ngoài xa, cùng với các sản phẩm du lịch khác góp phần làm tăng độ hài lịng của du khách tại điểm đến, làm cho họ cảm thấy thoải mái trong chuyến đi của mình tại
khu du lịch. Ngược lại, dịch vụ phụ trợ nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng thấp là sự bất tiện cho khách du lịch, đặc biệt là khách lưu trú về việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình.
Như vậy, các dịch vụ phụ trợ cũng là yếu tố quan trọng cần tính đến trong sự đồng bộ phát triển DLBĐ, nó ảnh hưởng tới nhu cầu của khách trong toàn bộ chuyến đi; đây là yếu tố góp phần khơng nhỏ vào sự hài lịng của khách du lịch tại điểm đến.
1.1.5.6. Môi trường tự nhiên và sự đảm bảo về an ninh - quốc phòng
Hoạt động DLBĐ là hoạt động du lịch tại khu vực biển - đảo, chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên biển - đảo, đây là nguồn tài ngun có tính đa dạng sinh học lớn, mức độ nhạy cảm của mơi trường cao. Vì vậy mơi trường tự nhiên biển - đảo ảnh hưởng trực tiếp đến q trình phát triển DLBĐ. Nếu mơi trường tự nhiên trong lành, xanh, sạch, đẹp, chưa bị ơ nhiễm góp phần thu hút khách du lịch, thuận lợi để phát triển các loại hình sinh thái, nghỉ dưỡng, … và ngược lại môi trường tự nhiên biển - đảo bị xâm hại, ơ nhiễm sẽ làm cản trở cho q trình phát triển DLBĐ, là vấn đề đặt ra cho sự phát triển du lịch bền vững.
Vùng ven biển của Việt Nam là cửa mở ra khu vực và thế giới qua biển Đông, đây là lãnh thổ rất nhạy cảm về an ninh quốc phòng với nhiệm vụ đảm bảo chủ quyền lãnh thổ trên biển - đảo và đất liền (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2013). Vì vậy, trong phát triển DLBĐ, sự đảm bảo quốc phịng - an ninh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, tạo mơi trường ổn định, hịa bình cho đất nước và tâm lý an tồn cho khách tới tham quan. Bên cạnh đó, đảm bảo trật tự an tồn xã hội cho DLBĐ tác động khơng nhỏ đến độ hài lòng của du khách tại điểm đến. Tại các điểm du lịch, với nhiều đối tượng khách khó có thể kiểm sốt được, mặt trái của nó là sẽ phát sinh, gia tăng tệ nạn xã hội thông qua hoạt động cung ứng nhu cầu cho khách. Đồng thời việc phân bố lợi ích và chi phí du lịch trong nhiều trường hợp không công bằng sẽ gây ra mâu thuẫn xung đột, chèo kéo khách giữa các hộ kinh doanh du lịch, sẽ làm giảm độ hài lịng của khách.
Như vậy, mơi trường tự nhiên biển - đảo trong lành và quốc phòng - an ninh điểm đến đảm bảo là đòn bẩy cho hoạt động du lịch, là nhân tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành bại của ngành du lịch nói chung, DLBĐ nói riêng.
1.1.5.7. Tính thời vụ của DLBĐ
Đối với DLBĐ, các thành phần của khí hậu như: cường độ ánh nắng, độ ẩm, độ mạnh và hướng gió, nhiệt độ, cùng với một số điểm khác của tài nguyên tự nhiên DLBĐ như: độ sâu, kích thước bãi tắm, nhiệt độ của nước biển, … quyết định việc xác định giới hạn, độ dài ngắn của mùa vụ DLBĐ.
Trong hoạt động quản lý và kinh doanh DL, cần nhận thức mức độ tác động và tìm ra các biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất những bất lợi do tính thời vụ DL gây ra. Tính thời vụ trong DLBĐ mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng ven biển, đảo có hoạt động du lịch (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2005). Mỗi vùng du lịch thuộc khu vực biển - đảo thường có một mùa du lịch chính, thường vào mùa hè là khoảng thời gian có cường độ tiếp nhận khách du lịch cao nhất. Tính thời vụ ảnh hưởng bất lợi trực tiếp đến việc phát triển DLBĐ đến tất cả các thành