10. Cấu trúc của đề tài
2.3. Thực trạng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên giai đoạn 200 9 2019
2.3.1. Thực trạng phát triển DLBĐ theo ngành
2.3.1.1. Thị trường khách du lịch
Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có lợi thế về DLBĐ, chính vì vậy, kết quả khảo sát 100% khách du lịch tới Phú n thì hầu hết du khách đều có sử dụng các sản phẩm, loại hình, dịch vụ du lịch biển - đảo. Đây là cơ sở để khảo sát ý kiến xây dựng định hướng phát triển DLBĐ Phú Yên theo nhu cầu thị trường khách DLBĐ. Do đó cũng có thể gọi khách DL tới với Phú Yên là khách DLBĐ.
Lượng khách tới DLBĐ Phú n khơng chỉ thể hiện trình độ PTDL biển - đảo Phú Yên mà còn là cơ sở dữ liệu để đưa ra các chính sách phát triển hạ tầng, phát triển CSVCKT du lịch và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực DL của tỉnh.
Bảng 2.1. Lượt du khách tỉnh Phú Yên giai đoạn 2009 - 2019
Năm Tổng
lượt khách
Trong đó
Khách quốc tế Khách nội địa
Tổng số Tỷ trọng % Tổng số Tỷ trọng % 2009 231.000 8.100 3,5 222.900 96,5 2010 361.000 20.500 5,7 340.500 94,3 2011 530.000 40.000 7,5 490.000 92,5 2012 550.000 53.000 9,6 497.000 90,4 2013 600.000 60.000 10,0 540.000 90,0 2014 755.200 52.000 6,9 703.200 93,1 2015 900.000 45.000 5,0 855.000 95,0 2016 1.175.000 40.502 3,4 1.134.498 96,6 2017 1.404.000 35.500 2,5 1.368.500 97,5 2018 1.609.000 41.005 2,5 1.567.995 97,5 2019 1.837.000 49.620 2,7 1.787.380 97,3
Qua bảng 2.1, xét chung cả giai đoạn 2009 - 2019 lượng khách DL đến Phú Yên có nhịp tăng trưởng tương đối bền vững và tăng lên đáng kể, nhất là du khách nội địa. Khách đến với mục đích nghỉ dưỡng - tắm biển, tham dự lễ hội là lớn nhất. Tuy nhiên lượng khách này vẫn còn thấp so với các chỉ tiêu dự báo đã đề ra. Nguyên nhân cơ bản là một số dự án chậm đưa vào hoạt động, bên cạnh đó là việc xác định chưa chính xác luồng khách và các thị trường gửi khách DL đến với Phú Yên.
Giai đoạn từ năm 2011 cho đến nay, du khách đến Phú Yên có nhiều thay đổi khởi sắc. Năm 2011, Phú Yên đăng cai năm DL quốc gia duyên hải Nam Trung Bộ. Sự kiện này đã tạo cú huých cho DL tỉnh nhà. Năm 2011, khách DL đến Phú Yên là 530.000 lượt, tăng 47% so với năm 2010, trong đó khách quốc tế đạt 30.900 lượt, tăng 50,7 % so với năm 2010. Từ sự kiện này khách DL tìm đến Phú n ngày càng đơng và có sự gia tăng đáng kể tỷ trọng khách nước ngồi, trong đó luồng khách chủ yếu đến từ Nga. Năm 2013, lượng khách đến Phú Yên là 600.000 lượt trong đó du khách quốc tế là 60.000 lượt. Năm 2015, tổng lượt du khách tăng vượt trội nhờ thành công của bộ phim “Hoa vàng cỏ xanh” năm 2015, từ hơn 750.000 lượt (2014) lên 900.000 lượt (2015), tăng gần 20% so với cùng kỳ và đa số là du khách nội địa tăng nhanh chóng trong khi du khách quốc tế tiếp tục giảm mạnh (chủ yếu là khách Nga).
Biểu đồ 2.1. Lượt khách quốc tế và nội địa đến Phú Yên giai đoạn 2009 - 2019
Năm 2016, địa phương hân hoan chào đón du khách thứ một triệu với nhiều hoạt động DL để lại ấn tượng tốt trong lòng du khách. Du khách nội địa tăng nhẹ
231000 361000 530000 550000600000 755200 900000 1175000 1404000 1609000 1837000 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000 2000000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Lượt khách
trong khi du khách quốc tế có xu hướng giảm, tăng lại trong năm 2017 và 2018. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tổng lượng khách đến Phú Yên tính đến ngày 01/5/2019 khoảng 42.165 lượt khách, tăng 20% so cùng kỳ năm 2018, trong đó khách quốc tế khoảng 580 lượt. Du lịch Phú Yên tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Tính đến cuối năm 2019, Phú Yên đã đón trên 1,8 triệu lượt khách, trong đó gần 50 nghìn lượt khách quốc tế và trên 1,7 triệu lượt khách nội địa đi theo tour chủ yếu đến từ Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Ngồi ra, khách đi du lịch theo nhóm, theo gia đình từ các tỉnh lân cận như: Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Định, Khánh Hồ, Ninh Thuận, Bình Thuận, ...
a. Khách du lịch nội địa:
Bảng 2.2. Thông tin thị trường khách du lịch nội địa
Các thông tin của mẫu điều tra khách du lịch Số lượng (người) Tỷ lệ %
Các thông tin của mẫu điều tra khách du lịch Số lượng (người) Tỷ lệ %
Giới tính Xuất xứ của khách
Nam 245 61,3 Đến từ các địa phương khác
trong tỉnh PY 44 11,0
Nữ 155 38,7 Hà Nội 110 27,5
Độ tuổi Tp. HCM và TNB 146 36,5
Dưới 18 38 9,5 Các tỉnh ven biển từ Nghệ
An - Bình Thuận 100 25,0
Từ 18 đến 35 182 45,5 Nghề nghiệp
Từ 36 đến 55 130 32,5 Cán bộ Công chức, viên
chức, kinh doanh 132 33,0
Trên 55 50 12,5 Công nhân 84 21,0
Mục đích của chuyến đi Đang là học sinh, sinh viên 120 30,0
Tham quan, khám phá
tự nhiên 94 23,5 Các công việc khác 64 16,0
Giải trí, nghỉ dưỡng,
tắm biển 225 56,2 Lựa chọn cơ sở lưu trú
Tìm hiểu văn hóa, lịch
sử 51 12,8 Khách sạn 168 42,0 Mục đích cơng việc, mục đích khác 30 7,5 Nhà nghỉ 141 35,0 Số lần đến PY Thuê nhà dân 60 15,0 Lần đầu 277 69,2 Lựa chọn khác 31 7,7 Lần thứ 2 87 21,8 Từ 3 lần trở lên 36 9,0
So với các tỉnh khác trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ như: Bình Định, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận, ... lượng du khách đến Phú Yên còn rất khiêm tốn. Điều này cho thấy sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của Phú Yên còn yếu. Thực hiện điều tra 400 khách du lịch nội địa và tính tốn tổng hợp các thơng tin về đặc điểm thị trường khách du lịch nội địa, kết quả được thể hiện trong Bảng 2.2. số khách du lịch đến Phú Yên trong mẫu điều tra là, nam giới chiếm 61,3%, nữ chiếm 38,7%; độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm thấp nhất 9,5%; độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi chiếm cao nhất 45,5%, sau đó đến độ tuổi từ 36 đến 55 tuổi chiếm 32,5%, độ tuổi trên 55 tuổi chiếm 12,5%.
Như vậy, thị trường khách nội địa của Phú Yên hầu hết là du khách trong độ tuổi lao động, có sức khỏe, có kinh tế và thu nhập thường xuyên hơn các lứa tuổi còn lại. Nhu cầu chi tiêu đa dạng và số lượng nam giới chiếm phần nhiều cho thấy đây là thị trường khách rất tiềm năng của tỉnh.
Mục đích của chuyến đi: từ số liệu điều tra cho thấy mục đích chuyến đi của khách chủ yếu và nhiều nhất là đi DL nghỉ dưỡng, tắm biển chiếm tới 56,2%; sau đó đến mục đích tham quan, khám phá tự nhiên chiếm 23,5%; tìm hiểu văn hóa, lịch sử chiếm 12,8%; tỷ lệ khách đi vì mục đích cơng việc và mục đích khác chiếm tỷ lệ chỉ 7,5%. Do vậy, để PTDL Phú Yên trong thời gian tới cần chú trọng phát triển các loại hình DL giải trí nghỉ dưỡng, tắm biển và tham quan, khám phá tự nhiên.
Biểu đồ 2.2. Mục đích chuyến đi của khách nội địa đến Phú Yên
Đặc điểm xuất xứ của du khách: du khách đến từ Tp. HCM và Tây Nam Bộ là đơng nhất (36,5%); sau đó đến Hà Nội (27,5%); khách đến từ các tỉnh thành còn lại (25%); nguồn khách từ các địa phương khác trong tỉnh thấp nhất (11%).
23,5%
12,8% 56,2%
7,5%
Tham quan khám phá tự nhiên Tìm hiểu VH, LS
Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh Mục đích khác
Đặc điểm nghề nghiệp của khách đến Phú Yên chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức, kinh doanh, ... đi DL cuối tuần, nghỉ lễ chiếm tỷ trọng khá đơng (33%); có 30% đối tượng cịn là học sinh, sinh viên; 21% là công nhân và 16% là công việc khác. Như vậy, trong chiến lược phát triển và kinh doanh DLBĐ, các nhà quản lý, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn cần nắm vững đặc điểm xuất xứ và nghề nghiệp của du khách để có những giải pháp thu hút thị trường khách tiềm năng này.
Số lần khách trở lại Phú Yên tham quan: qua số liệu điều tra, khách DL đến Phú Yên tham quan lần đầu chiếm đa số (69,2%), lần thứ hai 21,8%; từ 3 lần trở lên chiếm tỷ lệ thấp (9 %). Điều đó cho thấy, tuy Phú Yên có rất nhiều lợi thế về cảnh quan tài nguyên biển - đảo nhưng hệ thống sản phẩm, chất lượng dịch vụ DL chưa thực sự gây được ấn tượng lớn trong lịng du khách để có thể thu hút khách trở lại với tỉnh nhiều lần.
Sự lựa chọn cơ sở lưu trú: có tới 77,3% khách DL lựa chọn loại hình lưu trú là khách sạn và nhà nghỉ; hình thức lưu trú ở nhà dân chiếm 15%, lựa chọn khác chiếm 7%. Hiện nay, loại hình cư trú ở nhà dân gắn với mơ hình DL cộng đồng đang được chính quyền địa phương khuyến khích hỗ trợ xây dựng và đưa vào thử nghiệm.
Như vậy, qua phân tích đặc điểm thị trường khách nội địa cho thấy dòng khách đến từ Tp. HCM & Tây Nam Bộ, Hà Nội; độ tuổi từ 18 đến 55; nghề nghiệp là cán bộ công chức, viên chức, kinh doanh; mục đích nghỉ dưỡng, tắm biển. Đây là những thị trường khách có nhu cầu DLBĐ khá phong phú, khả năng chi trả cao hơn các dòng khách khác là thị trường tiềm năng của Phú Yên trong thời gian qua.
b. Khách du lịch quốc tế:
Thị trường khách du lịch quốc tế của Phú Yên trong những năm gần đây có phát triển, tuy nhiên vẫn chưa khai thác được tốt nên vẫn chiếm thị phần rất nhỏ. Thực hiện điều tra 102 khách du lịch quốc tế và tính tốn tổng hợp các thơng tin về đặc điểm thị trường khách du lịch quốc tế, kết quả được thể hiện trong bảng 2.3.
Đặc điểm giới tính và độ tuổi: số khách du lịch quốc tế đến Phú Yên trong mẫu điều tra khách nam giới chiếm ưu thế (59,8%), nữ giới chiếm (40,2%), phần lớn rơi vào độ tuổi từ 36 đến 55 (50,0%) và độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi (39,2%). Đây là độ tuổi phù hợp, thuận lợi để thăm quan DLBĐ; độ tuổi trên 55 tuổi và dưới 18 tuổi chiếm tỷ trọng không đáng kể; các đặc điểm này khá tương đồng với khách nội địa.
Bảng 2.3. Thông tin thị trường khách du lịch quốc tế
Các thông tin của mẫu điều tra khách du lịch Số lượng (người) Tỷ lệ %
Các thông tin của mẫu điều tra khách du lịch Số lượng (người) Tỷ lệ % Giới tính Nghề nghiệp Nam 61 59,8 Lĩnh vực chính trị XH 14 13,7 Nữ 41 40,2 Lĩnh vực khoa học, nghiên cứu 20 19,6
Độ tuổi Đang là học sinh, SV 17 16,7
Dưới 18 4 3,9 Thất nghiệp hoặc công
việc khác 51 50,0
Từ 18 đến 35 40 39,2 Mục đích của chuyến đi
Từ 36 đến 55 51 50,0 Tham quan, khám phá
tự nhiên 35 34,3
Trên 55 7 6,9 Giải trí, nghỉ dưỡng,
tắm biển 43 42,2 Thông tin ảnh hưởng
đến việc khách DL lựa chọn Phú Yên
Tìm hiểu VH, lịch sử 18 17,6
Ti vi, đài, báo 12 11,8 Vì mục đích cơng việc,
MĐ khác 6 5,9
Internet 52 51,0 Xuất xứ của khách
Qua sự giới thiệu của
bạn bè 11 10,8 Trung Quốc, NB, HQ 30 29,4 Giới thiệu từ các công
ty DL 9 8,8 Các nước ĐNÁ 18 17,6 Từ các thông tin tổng
hợp khác 18 17,6 Nga 20 19,6
Số lần đến Phú Yên Úc 12 11,8
Lần đầu 60 58,8 Các nước Châu Âu 14 13,7
Lần thứ 2 35 34,3 Các nước khác 8 7,9
Từ 3 lần trở lên 7 6,9
Số lần khách đến Phú Yên: qua kết quả điều tra cho thấy, số lượng khách quốc tế đến lần đầu (58,8%); lần 2 (34,3%); lần 3 trở lên chiếm tỷ trọng không đáng kể (6,9%). So sánh với thị trường khách nội địa, tỷ trọng khách quốc tế trở lại trên 2 lần cao hơn.
Mục đích chuyến đi của khách: mục đích của khách quốc tế đến Phú Yên chủ yếu là thưởng ngoạn, nghỉ dưỡng tắm biển và tham quan khám phá tự nhiên, hai mục đích này chiếm tỷ lệ trên 76,5%, khám phá văn hóa bản địa, ẩm thực, thăm thân (23,5%).
Thông tin nghề nghiệp của khách: chiếm tới 50% khách có nghề nghiệp là lao động tự do hoặc bị thất nghiệp; số lượng khách quốc tế thất nghiệp đi du lịch không theo tour mà tự đi theo từng đơi, nhóm để tự tìm hiểu, khám phá. Nhóm khách này có mức chi tiêu khơng cao. Ngồi ra các dịng khách quốc tế là học sinh, sinh viên hoặc làm việc ở các lĩnh vực khoa học, nghiên cứu, giáo viên, ... chiếm thấp hơn (36,3%); tỷ lệ du khách làm việc trong các lĩnh vực chính trị xã hội có thu nhập ổn định, khả năng chi trả cao chỉ chiếm 13,7%.
Cơ cấu khách quốc tế: chiếm phần lớn là thị trường khách đến từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (29,4%); tiếp theo đó là khách đến từ Nga (19,6%); các nước Đông Nam Á (17,6%) Úc (11,8%) các nước Châu Âu (13,7%); các nước khác chiếm (7,9%); (Biểu đồ 2.3).
Qua biểu đồ 2.3 cho thấy, khách du lịch quốc tế đến Phú Yên chủ yếu là khách đến từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc tiếp theo đó là khách đến từ Nga
TQ, NB, HQ 29% Nga 19% Các nước ĐNÁ 18% Úc 12% Các nước Châu Âu
14%
Các nước khác 8%
và các nước Đơng Nam Á. Đây là những dịng khách có mức chi tiêu bình thường. Khách du lịch tiềm năng có khả năng chi trả cao đến từ các nước phương Tây chiếm tỷ lệ rất ít. Để phát triển thị trường khách quốc tế, trong thời gian tới cần tập trung quảng bá, xúc tiến đầu tư thu hút thị trường hướng vào thị trường khách mục tiêu là dịng khách phương Tây đến Phú n.
Nhìn chung, qua đánh giá đặc điểm thị trường khách cùng với công tác phát triển sản phẩm DLBĐ thời gian qua cho thấy trên địa bàn Phú Yên việc xây dựng SPDL chưa xuất phát từ việc nghiên cứu, đánh giá xác định đúng thị trường mục tiêu và nhu cầu của thị trường. Việc xây dựng các dịch vụ, khu DL nghỉ dưỡng biển trên địa bàn còn ồ ạt, thiết kế mang tính đại chúng, thiếu các dịch vụ mà thị trường cần như: thể thao trên bãi biển, DL sinh thái cộng đồng, thiếu các sản phẩm bổ sung cho du khách nước ngoài. Các sản phẩm hiện tại chỉ dựa vào các tài nguyên biển sẵn có.
2.3.1.2. Doanh thu du lịch
Bảng 2.4. Doanh thu du lịch giai đoạn 2009 - 2019
Năm Doanh thu (tỷ đồng) Tỉ lệ tăng (%)
2009 253.800 2010 249.500 -1,7 2011 450.000 80,4 2012 500.000 11,1 2013 540.000 8 2014 675.060 25 2015 850.000 25,9 2016 997.500 17,4 2017 1.245.000 24,8 2018 1.556.000 25 2019 1.940.000 25
(Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, 2019)
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, doanh thu du lịch Phú Yên có nhiều biến động. Doanh thu du lịch có thời kỳ tăng trưởng nhanh nhưng cũng có thời kỳ tăng trưởng chậm.Từ năm 2009 trở đi, Phú Yên đăng cai tổ chức nhiều chương trình văn hóa - văn nghệ quốc gia đặc sắc như: Sao mai điểm hẹn, Duyên dáng Việt Nam... bắt đầu thu hút sự quan tâm của du khách.
Năm 2011 là năm thành công rực rỡ của ngành du lịch tỉnh Phú Yên với doanh thu du lịch vượt trội nhờ hoạt động quảng bá và thu hút du khách tham gia năm du lịch quốc gia Phú Yên - Nam Trung Bộ “Thiên đường du lịch biển - đảo”.
Từ năm 2014 cho đến nay, doanh thu du lịch tương đối ổn định và duy trì mức tăng bình quân 25%/năm. Đến năm 2019 đã đạt mức trên 1,9 tỷ đồng. Doanh thu du lịch của tỉnh Phú n có sự chuyển biến tích cực qua từng giai đoạn. Điều này liên quan trực tiếp đến số lượt du khách, thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách