Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch biể n đảo

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên (Trang 46 - 59)

10. Cấu trúc của đề tài

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch biể n đảo

1.1.6. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch biể n đảo

1.1.6.1. Theo ngành

a. Khách du lịch:

- Khách DL: sử dụng số liệu về số lượng khách (lượt khách, nghìn lượt khách), cơ cấu khách (chia theo thị trường, mục đích chuyến đi); chi tiêu bình qn 1 lượt khách (tổng số tiền chi tiêu của khách/tổng số khách) và chi tiêu bình quân 1 ngày/khách (chi tiêu bình quân 1 lượt khách/số ngày lưu trú bình quân 1 lượt khách);

cơ cấu chi tiêu, thời gian lưu trú trung bình và tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân/năm.

b. Tổng doanh thu: Được xác định bởi các chỉ tiêu: tổng doanh thu qua các năm và cơ cấu nguồn thu. Dựa vào số liệu doanh thu qua các năm, có thể xác định được mức tăng trưởng của ngành DL. Doanh thu từ các cơ sở lưu trú, hoạt động đi lại của khách, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ DL bổ trợ, trong đó chủ yếu là doanh thu từ các cơ sở lưu trú.

c. Lao động:

Lao động trong ngành du lịch nói chung và DLBĐ nói riêng là yếu tố quan trọng để hoạt động DLBĐ được diễn ra, có tính quyết định lớn đối với sự thành công của hoạt động kinh doanh. Tiêu chí này được được thống kê bởi 2 tiêu chí: số lượng và chất lượng lao động. Tổng số lao động được tính bằng số lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.

+ Lao động trực tiếp được thống kê bằng tổng số lao động làm việc trong các cơ quan quản lý về DL; lao động trực tiếp đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho DL; những người làm việc trực tiếp trong ngành DL như các công ty lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh DL.

+ Lao động gián tiếp trong ngành DL là tổng những người làm cơng việc thuộc các lĩnh vực khác nhau có liên quan đến DL.

d. Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Là điều kiện quan trọng đảm bảo hoạt động kinh doanh DLBĐ được tiến hành hiệu quả. Việc đánh giá CSVCKT DL phải căn cứ vào các yếu tố chủ yếu: đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi DL; thuận tiện cho việc đi lại của du khách; số lượng cơ sở lưu trú (tổng số buồng, tổng số cơ sở lưu trú); chất lượng cơ sở lưu trú (số cơ sở đạt chuẩn và xếp sao, tỉ lệ cơ sở xếp sao so với tổng số, tỉ lệ số buồng xếp sao/tổng số buồng, quy mơ trung bình/1 cơ sở lưu trú, cơng suất sử dụng buồng)

1.1.6.2. Theo lãnh thổ (cấp tỉnh)

Trong phạm vi của một tỉnh, các hình thức TCLTDL bao gồm: điểm, cụm và tuyến du lịch. Dựa trên tình hình thực tế khai thác DLBĐ của tỉnh Phú Yên. Luận án sẽ xây dựng tiêu chí đánh giá các hình thức TCLTDL biển - đảo bao gồm điểm DL và tuyến du lịch.

a. Điểm du lịch:

Trong đó đề tài chỉ lựa chọn điểm DLBĐ có liên quan trong nghiên cứu để đánh giá, từ đó cho thấy mức độ phát triển các điểm DLBĐ của tỉnh. Kết quả này làm cơ sở cho việc đánh giá tuyến du lịch khai thác tại tỉnh Phú Yên.

 Cơ sở xác định:

Trong nhiều nghiên cứu đã công bố, bộ tiêu chí đánh giá điểm DL khá đa dạng, bao gồm: độ hấp dẫn khách DL; tính bền vững; giá trị được xếp hạng; thời gian hoạt động DL (tính mùa vụ); CSVCKT- DV; CSHT, CSVCKT; vị trí của điểm DL; sức chứa khách DL; môi trường; khả năng liên kết; tổ chức quản lý các hoạt động DL, ...

Để xác định tiêu chí, luận án đã thực hiện khảo sát ý kiến của các chuyên gia là các nhà quản lý, điều hành cơ quan quản lý nhà nước về DL, các công ty DL lữ hành ở Phú Yên (Phụ lục 4). NCS lựa chọn 8 tiêu chí đánh giá phù hợp vận dụng cho đề tài như sau:

 Nội dung:

Nội dung các tiêu chí đánh giá điểm DL được xây dựng trong luận án dựa trên việc tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đến điểm DL của các tác giả đi trước, kết hợp với quá trình khảo sát thực tế, đồng thời căn cứ vào thực tiễn khai thác các điểm DLBĐ ở Phú Yên. Cụ thể:

Tiêu chí 1: Độ hấp dẫn của điểm DL

Có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên điểm DL. Sự hấp dẫn là yếu tố có tính tổng hợp được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, địa hình, khí hậu và những nét độc đáo khác của điểm DL, có thể đáp ứng được nhiều loại hình DL. Trong luận

Sức chứa khách DL Mơi trường Vị trí và khả năng tiếp cận Khả năng liên kết Tổ chức quản lý Thời gian hoạt động DL CSHT & CSVCKT Độ hấp dẫn của điểm DL TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM DU LỊCH

án, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu và dựa vào thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Yên, độ hấp dẫn của TNDL được phân chia theo các cấp độ với các tiêu chí cụ thể sau:

+ Rất hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh đẹp và đa dạng hoặc có hiện tượng, di tích lịch sử đặc biệt, đáp ứng được trên 4 loại hình du lịch;

+ Hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh khá đẹp, đa dạng hoặc có hiện tượng,

di tích lịch sử đặc biệt, có thể đáp ứng được từ 3 đến 4 loại hình du lịch;

+ Hấp dẫn trung bình: Điểm du lịch có phong cảnh tương đối đẹp hoặc có

hiện tượng, di tích lịch sử có thể đáp ứng được 2 loại hình du lịch;

+ Ít hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng, di tích lịch sử

có thể đáp ứng được 1 loại hình du lịch;

+ Kém hấp dẫn: Điểm du lịch khơng có phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng, di

tích lịch sử có thể đáp ứng được 1 loại hình du lịch

Tiêu chí 2: CSHT & CSVCKT

CSHT & CSVCKT là tiêu chí có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá điểm DL. Bao gồm hệ thống các cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ), khu vui chơi giải trí và các dịch vụ tại điểm DL (vận chuyển, ăn uống, mua sắm). Là bộ phận cấu thành SPDL, CSHT & CSVCKT góp phần biến tiềm năng thành hiện thực trong PTDL. (Nguyễn Minh Tuệ & Vũ Đình Hịa, 2017). Dựa vào các nghiên cứu về điểm DL và thực tiễn ở Phú Yên, CSHT & CSVCKT được phân theo 5 cấp sau:

+ Rất tốt: Có mạng lưới đường giao thơng thuận tiện, có thể đi lại ở tất cả các

tháng trong năm, có hệ thống khách sạn đáp ứng được từ 500 người/ngày, có khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên;

+ Tốt: Có mạng lưới giao thơng khá thuận lợi, có thể đi lại thuận tiện 8 tháng

trong năm, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được từ 300 đến dưới 500 người/ngày, có khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao;

+ Trung bình: Có mạng lưới giao thơng tương đối thuận lợi, có thể đi lại thuận

tiện 6 tháng trong năm, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được từ 100 đến dưới 300 người/ ngày, có khách sạn 1 sao;

+ Yếu: Có mạng lưới giao thơng khơng thuận lợi, chỉ có thể hoạt động được

trong các tháng mùa khơ, có hệ thống nhà nghỉ đáp ứng được từ 50- dưới 100 người/ ngày, khơng có khách sạn, chỉ có hệ thống nhà nghỉ đạt yêu cầu;

+ Kém: Có mạng lưới giao thơng kém, khơng có đường nhựa, khó tiếp cận điểm đến chỉ có nhà trọ đáp ứng được dưới 50 người/ ngày.

Tiêu chí 3: Thời gian hoạt động (tính thời vụ)

Hoạt động DL phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, văn hóa, ... nên mang tính chất thời vụ. Thời gian hoạt động ở các điểm du lịch được xác định bằng số thời gian thích hợp nhất của điều kiện khí hậu đối với sức khỏe du khách, của các yếu tố văn hóa xã hội để triển khai các hoạt động DL. Nó có vai trị quan trọng đến độ hấp dẫn du lịch, phương hướng đầu tư và khai thác hiệu quả các hoạt động du lịch. Chỉ tiêu thời gian khai thác của điểm DL được phân chia thành 5 mức sau:

+ Rất dài: có từ 250 ngày/năm có thể tiến hành tốt các hoạt động du lịch và có trên 200 ngày/năm có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người, có sự kiện văn hóa đặc sắc diễn ra;

+ Dài: có từ 200 - < 250 ngày/năm có thể tiến hành tốt các hoạt động du lịch và có 180 ngày/năm có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người, có sự kiện văn hóa đặc sắc diễn ra;

+ Trung bình: có từ 150 – < 200 ngày/năm có thể tiến hành tốt các hoạt động du lịch và có từ 150 ngày/năm có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người, có sự kiện văn hóa đặc sắc diễn ra;

+ Ngắn: có từ 100 – < 150 ngày/năm có thể tiến hành tốt các hoạt động du lịch và có 120 ngày/năm có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người, có sự kiện văn hóa đặc sắc diễn ra.

+ Rất ngắn: có < 100 ngày/năm có thể tiến hành tốt các hoạt động du lịch và có dưới 90 ngày/năm có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người, có sự kiện văn hóa đặc sắc diễn ra.

Tiêu chí 4: Tổ chức quản lý

Tiêu chí về tổ chức quản lý được đánh giá thông qua khả năng điều hành, liên kết, hỗ trợ.. mức độ quản lý ở các điểm DL. Trong thực tế, nhiều điểm DL có độ hấp dẫn về tài nguyên nhưng cơng tác quản lý cịn hạn chế nên mức độ PTDL còn thấp, kém hiệu quả. Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trước đó và thực tiễn ở Phú n, tiêu chí tổ chức quản lý được phân như sau:

+ Rất tốt: Có ban quản lý có chức năng hoạt động DL độc lập; có đầy đủ các

bộ phận chuyên trách như: điều hành, hướng dẫn viên, lưu trú, ăn uống, hàng lưu niệm; an ninh trật tự, vệ sinh mơi trường;

+ Tốt: Có ban quản lý, bộ phận quản lý về DL song hoạt động chung với ban

quản lý điểm DL, có một số bộ phận chuyên trách như: điều hành, hướng dẫn viên, an ninh trật tự, vệ sinh mơi trường;

+ Trung bình: Chưa có ban quản lý riêng về DL, cơ quan quản lý các cấp có

nhiệm vụ quản lý điểm DL chung trên lãnh thổ, có cán bộ theo dõi một số hoạt động DL, môi trường, …;

+ Yếu: Chưa có ban quản lý riêng, chỉ có cơ quan quản lý các cấp có nhiệm

vụ quản lý điểm DL chung trên lãnh thổ song không thường xuyên;

+ Kém: Chưa có ban quản lý.

Tiêu chí 5: Khả năng liên kết

Được xác định bởi số điểm DL và khoảng cách giữa các điểm trong một không gian nhất định và mức độ tiện lợi cho việc liên kết các điểm thành tuyến DL. Lợi thế về khả năng liên kết của điểm DL cho phép hình thành nhiều tuyến với nhiều SPDL đa dạng và hấp dẫn. Khả năng liên kết được đánh giá thông qua số lượng các điểm DL trong bán kính 10km và sự kết nối với các tuyến giao thông QL, tỉnh lộ, ...

+ Rất cao: Trong bán kính 10km, số lượng điểm DL có từ 5 điểm DL, có tuyến

giao thơng QL kết nối;

+ Cao: Trong bán kính 10km, số lượng điểm DL có 4 điểm DL, có tuyến giao

thơng QL kết nối;

+ Trung bình: Trong bán kính 10km, số lượng điểm DL có 3 điểm DL, có

tuyến giao thơng tỉnh lộ kết nối;

+ Thấp: Trong bán kính 10km, số lượng điểm DL có 2 điểm DL, có tuyến giao

thơng địa phương kết nối;

+ Rất thấp: Trong bán kính 10km, số lượng điểm DL chỉ có 1 điểm DL, có

tuyến giao thơng địa phương kết nối.

Tiêu chí 6: Vị trí và khả năng tiếp cận

Tiêu chí này được đánh giá bằng khoảng cách từ điểm DL đó đến trung tâm tập kết khách, số phương tiện giao thơng có thể sử dụng. Càng đặc biệt hơn đối với

DLBĐ. Nếu điểm DLBĐ gần bờ, gần đường giao thông, các phương tiện giao thơng có thể dễ dàng tiếp cận và gần khu đơ thị thì sẽ vơ cùng thuận lợi và thu hút khách đông hơn và ngược lại. Do vậy, tiêu chí này đối với điểm DLBĐ là quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến việc khai thác các hoạt động DL, thu hút khách.

+ Rất thuận lợi: Có khoảng cách từ 0 đến 10 km, sử dụng từ 5 phương tiện

giao thông (PTGT).

+ Thuận lợi: Có khoảng cách trên 10 đến 30 km, sử dụng 4 PTGT.

+ Thuận lợi trung bình: Có khoảng cách trên 30 đến 45 km, sử dụng 3 PTGT. + Kém thuận lợi: Có khoảng cách trên 46 đến 65 km, sử dụng chỉ 2 PTGT

nhưng gặp nhiều khó khăn.

+ Khơng thuận lợi: Có khoảng cách trên 65 km, sử dụng chỉ 1 PTGT nhưng

gặp nhiều khó khăn.

Tiêu chí 7: Mơi trường

Môi trường được đề cập gồm: Môi trường tự nhiên (mức độ trong lành/ô nhiễm, độ bền vững của các thành phần tự nhiên, …); Mơi trường văn hóa - xã hội (mức độ bảo tồn sinh hoạt văn hóa - xã hội, phong tục tập qn, có/khơng tệ nạn xã hội); Mơi trường DL (có/khơng tình trạng chặt chém, ép giá, chèo kéo, …). Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến cảm nhận cũng như ý định quay trở lại của du khách.

+ Rất tốt: Môi trường tự nhiên trong lành khơng bị ơ nhiễm. Giá trị văn hóa

và phong tục tập quán được bảo tồn nguyên vẹn, an ninh chính trị ổn định, khơng xuất hiện tình trạng chèo kéo, chặt chém, ăn xin, ...;

+ Tốt: Môi trường tự nhiên trong lành ít bị ơ nhiễm. Giá trị văn hóa và phong

tục tập quán được bảo tồn gần như nguyên vẹn, an ninh chính trị ổn định, rất ít tình trạng chèo kéo, chặt chém, ăn xin, ...;

+ Trung bình: Mơi trường tự nhiên có nguy cơ ơ nhiễm. Một số giá trị văn hóa

và phong tục tập quán bị mai một, an ninh chính trị có một số biến động, tình trạng chèo kéo, chặt chém, ăn xin, ... khá phổ biến;

+ Yếu: Mơi trường tự nhiên có một số thành phần (khơng khí, nước, …) bị ơ

nhiễm. Giá trị văn hóa và phong tục tập qn ít được bảo tồn, anh ninh chính trị biến động, tình trạng chèo kéo, chặt chém, ăn xin, ... phổ biến;

+ Kém: Môi trường tự nhiên bị ơ nhiễm. Giá trị văn hóa và phong tục tập quán

khơng được bảo tồn, anh ninh chính trị biến động, tình trạng chèo kéo, chặt chém, ăn xin, ... rất phổ biến.

Tiêu chí 8: Sức chứa điểm DL

Khả năng đón khách của điểm DL được xác định qua số lượt khách DL tối đa điểm DL đón trong một thời điểm (trong ngày hoặc trong năm) mà không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội và quyền lợi của du khách. Theo UNWTO “Sức chứa DL là mức độ sử dụng của khách tham quan mà một khu vực có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho du khách và để lại rất ít tác động vào nguồn tài nguyên”. Trên thực tế, sức chứa thường được xác định đơn giản hơn dưới góc độ vật lý với ý nghĩa là lượng khách tối đa mà không gian của điểm DL có thể tiếp nhận. Kết hợp với quá trình khảo sát thực tế, đồng thời căn cứ vào thực tiễn khai thác điểm DLBĐ ở Phú Yên. Sức chứa của điểm DL được phân chia thành 5 cấp như sau:

+ Rất cao: Sức chứa của điểm DL > 500 người/ ngày + Cao: Sức chứa của điểm DL 300 - 500 người/ ngày

+ Trung bình: Sức chứa của điểm DL 200 – < 300 người/ ngày + Thấp: Sức chứa của điểm DL 100- < 200 người/ ngày

+ Rất thấp: Sức chứa của điểm DL < 100 người/ ngày

 Thang bậc đánh giá:

Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 5 bậc điểm: 5,4,3,2,1 tương ứng với các cấp độ từ cao xuống thấp ở từng tiêu chí (tương đương các mức: Rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình, ít thuận lợi và kém thuận lợi). Chỉ tiêu phân hạng các yếu tố này chủ yếu được vận dụng từ các nghiên cứu trước đây do đó có sự thống nhất cao trong nghiên cứu địa lý du lịch và đã được khẳng định trong thực tiễn.

 Chọn hệ số và đánh giá điểm tổng hợp cho các tiêu chí:

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên (Trang 46 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)