Nguyên tắc quản lý CSVC Đại học và Cao đẳng

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo của trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật thái nguyên (Trang 40)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5. Nguyên tắc quản lý CSVC Đại học và Cao đẳng

Hoạt động quản lý nói chung và hoạt động quản lý CSVC nói riêng đều có những cơ sở và những căn cứ khoa học của nó, yêu cầu các thành viên trong nhà trường phải tuân thủ theo các nguyên tắc. Mỗi các nguyên tắc có những nội dung và yêu cầu khác nhau, đòi hỏi trong quá trình quản lý phải được thực hiện một cách nghiêm túc thì mới đem lại được những kết quả mong muốn, theo định hướng đã đề ra của quản lý. Nguyên tắc CSVC sẽ là cơ sở, là căn cứ là chỗ dựa cho nhà quản lý triển khai và thực hiện kế hoạch, cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người sử dụng thực hiện việc đầu tư mua sắm, lắp đặt, sử dụng, bảo quản CSVC nhằm phục vụ mục đích của quá trình quản lý.

Trên cơ sở các nguyên tắc quản lý CSVC nhà quản lý xây dựng mối quan hệ trong quản lý, giữa người quản lý với người sử dụng, làm cho CSVC được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho hoạt động đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường. Các nguyên tắc quản lý CSVC của nhà trường bao gồm:

+ Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích và hiệu quả sử dụng:

- Khi quản lý, sử dụng CSVC thì chúng ta phải đặt ra mục đích sử dụng lên hàng đầu, bởi mục đích chính là mục tiêu, là cái đích cần đạt được trong quản lý. Mục đích của quản lý CSVC là phải đảm bảo sử dụng có hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu, mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo đòi hỏi đủ điều kiện để thầy và trò triển khai các hoạt động chuyên môn, học tập và rèn luyện nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống cho sinh viên.

- Sử dụng, phát triển CSVC dạy học tính đến mục đích trước mắt và lâu dài, đáp ứng điều kiện cần thiết cho hoạt động dạy học theo quy mô phát triển của trường trong từng giai đoạn. Nếu thiếu cơ sở hạ tầng, thiết bị kỹ thuật dạy

học thì sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực về mặt sư phạm. Nếu không đủ các điều kiện vật chất tối thiểu cho hoạt động giáo dục

đào tạo thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, do vậy phải đảm bảo mục đích sử dụng CSVC vào các yêu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là trọng tâm, trọng điểm.

+ Nguyên tắc phải đáp ứng và đảm bảo hoạt động dạy và học của các chuyên ngành đào tạo. Mỗi một chuyên ngành đào tạo có những đặc thù riêng. Vì vậy, yêu cầu về CSVC của mỗi ngành cũng khác nhau.

Quản lý, sử dụng và phát triển CSVC một cách linh hoạt, khoa học và hiệu quả cho học sinh chung nhà trường. Sử dụng thiết bị dạy học phải chú ý đến các chức năng, tính năng đặc thù của các thiết bị xem nó có đáp ứng được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của các môn học, ngành học hiện có của nhà trường. Tất nhiên cũng phải tính đến số lượng, chất lượng, năng lực của từng loại thiết bị để bổ sung, phát triển phù hợp với quy mô và yêu cầu của quá trình dạy và học, quá trình phát triển của các chuyên ngành đào tạo.

+ Nguyên tắc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa cũ và mới: Truyền thống và hiện đại, cũ và mới là những phạm trù tồn tại song song, CSVC nhà trường cũng vậy không thể có ngay từ nội dung chương trình, đội ngũ, CSVC mới hoàn toàn khi tiềm lực tài chính không cho phép chúng ta đổi mới và thay thế 100% mà chúng ta phải kế thừa cũ và mới đảm bảo sự ổn định và phát triển về CSVC một cách liên tục.

Trong hoàn cảnh đất nước và địa phương còn rất khó khăn về kinh tế, tài chính cho nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm CSVC trang thiết bị kỹ thuật dạy học đối với trường đại học và cao đẳng không thể chỉ thực hiện một lần là đáp ứng được yêu cầu dạy học của tất cả các ngành, các khoa, các trung tâm trong trường. Do đó, việc quản lý, sử dụng và phát triển CSVC phải được kế hoạch hóa, đầu tư từng bước theo quy mô phát triển của nhà trường một cách phù hợp. Trước hết phải xóa bỏ, thanh lý, thay thế những CSVC đã quá hư hỏng, quá lạc hậu,không sử dụng được. Đồng thời sửa chữa, nâng cấp vật chất, trang thiết bị đã có, khắc phục tình trạng dạy học, học chay. Mặt khác nhà trường cũng phải khai thác các nguồn vốn để đầu tư mua sắm, trang bị các thiết bị dạy học hiện đại, tiên tiến nhằm trang bị CSVC cần thiết, cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và cập nhật kiến thức của thời đại.

+ Nguyên tắc phát triển ưu tiên đảm bảo trọng điểm, không dàn trải chạy theo số lượng.

Trong điều kiện chưa đầy đủ nguồn lực, để phát triển CSVC phải tính toàn ưu tiên cho những danh mục thiết bị cần thiết, nếu thiếu nó thì ảnh hưởng xấu đến quá trình dạy học, thậm chí không thực hiện được quá trình dạy học, đồng thời cũng phải cân nhắc đến chất lượng trang thiết bị theo định hướng phát triển lâu dài và hiệu quả. Trong điều kiện kinh tế còn hạn hẹp thì việc đầu tư mua sắm phải tính đến độ bền của CSVC để dùng lâu bền, tránh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thiết bị bị kém, lạc hậu sẽ gây lãng phí thất thoát nguồn lực, làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và uy tín nhà trường.

Tiểu kết chƣơng 1

Cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị đào tạo là những yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học trong các trường đại học và cao đẳng. Vì vậy CSVC của giáo dục đại học luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

Trong giai đoạn hiện nay các quốc gia trên thế giới đều chủ trương đẩy nhanh quá trình cải cách giáo dục đại học, lấy chất lượng và hiệu quả đào tạo làm thước đo đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, lợi ích được tạo nên từ phát triển giáo dục đại học phụ thuộc đáng kể vào việc đầu tư CSVC của các cơ sở đào tạo đại học, chúng ta phải biết nắm bắt cơ hội do khách quan mang lại, phát huy nội lực để đầu tư phát triển các trường ở từng địa phương và cho cả đất nước.

Tăng cường nguồn lực đẩy mạnh đầu tư xây dựng và quản lý CSVC nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học là một trong các biện pháp đã được Đảng và nhà nước quan tâm và là một trong những biện pháp chiến lược CSVC, có trang thiết bị tiêu biểu, hiện đại, có đầy đủ điều kiện và dạy và học, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giảng viên, sinh viên giảng dạy, học tập, NCKH và chuyển giao công nghệ đẩy mạnh, tốc độ phát triển của nền kinh tế tri thức bắt kịp các nơi trong khu vực và thế giới.

Để thực hiện được mục đích những nhiệm vụ của đè tài này, trong chương 1 chúng tôi đã thiết lập một hệ thống những cơ sở lý luận về quản lý CSVC của trường cao đẳng, những khái niệm có liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Đồng thời chúng tôi cũng tiến hành hệ thống hoá những quan điểm, phạm trù cần thiết có liên quan tới quản lý giáo dục đại học nói chung và quản lý CSVC của trường đại học, cao đẳng nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trình làm sáng tỏ cơ sở thực tiễn về quản lý CSVC của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thái Nguyên ở chương tiếp theo.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TĂNG CƢỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÁI NGUYÊN 2.1. Một số nét về trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thái Nguyên

Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên là một trường thành viên của đại học Thái Nguyên. Trường được thành lập vào năm 2005 theo Quyết định số 4507/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiền thân của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên là trường Công nhân kỹ thuật được thành lập vào năm 1974.

2.1.1. Sứ mạng và mục tiêu của nhà trường

- Sứ mạng: Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng

và các trình độ thấp hơn về các lĩnh vực: Kỹ thuật công nghiệp; Kỹ thuật nông lâm; Kinh tế và quản trị kinh doanh; Đào tạo nghề; Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế kỹ thuật cho các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc.

- Mục tiêu: Tập trung mọi nguồn lực nhằm không ngừng nâng cao chất

lượng đào tạo, tăng cường NCKH, chuyển giao công nghệ, phấn đấu xây dựng, phát triển trở thành một trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn 2013 - 2015.

2.1.2. Quy mô và ngành nghề đào tạo

Hiện trường đang đào tạo 7.020 học sinh - sinh viên với 32 ngành nghề đào tạo bao gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chính ngân hàng, Kinh tế xây dựng, Kế toán kiểm toán, Trồng trọt, Thú ý, Quản lý đất đai, Quản lý môi trường, Cơ khí, Điện, Công nghệ thông tin, Xây dựng cầu đường, Xây dựng dân dụng công nghiệp. Nhà trường đã tổ chức đào tạo cho hệ này theo hệ thống tín chỉ.

- Trung cấp chuyên nghiệp: 6 ngành: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Công nghệ thông tin, Cơ khí, Điện.

- Cao đẳng nghề: 7 nghề: Hàn, Công nghệ ô tô, Cắt gọt kim loại, Điện công nghiệp, Lắp ráp và sửa chữa máy tính, Nguội sửa chữa máy công cụ, Kế toán doanh nghiệp,.

- Trung cấp nghề, 5 nghề: Điện xí nghiệp, Nguội sửa chữa thiết bị, Cắt gọt kim loại, Hàn, Công nghệ ô tô.

- Liên thông từ trung cấp lên cao đẳng: Liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng chuyên nghiệp, từ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề cho các ngành, nghề kể trên.

- Phối hợp liên thông từ trung cấp và cao đẳng lên đại học: Nhà trường phối hợp các trường đại học tại Thái Nguyên và trong cả nước để tổ chức đào tạo liên thông từ trung cấp và cao đẳng lên đại học hệ chính qui về các ngành đang đào tạo.

Cơ cấu tổ chức của Nhà trường phát triển phù hợp với mô hình phát triển và mở rộng đào tạo đa ngành. Công tác quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường theo mô hình trực tuyến, tổng hợp đã tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho các hoạt động đào tạo, phục vụ đào tạo và quản lý đào tạo trong nhà trường.

Trên sơ đồ 2.1. cho chúng ta thấy được một cách khái quát sự phân bố các đơn vị trực thuộc trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sơ đồ 2.1. Các đơn vị trực thuộc trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thái Nguyên

2.1.3. Đội ngũ cán bộ và giảng viên

Tổng số cán bộ viên chức là 255 người, đội ngũ giáo viên 187 giảng viên, trong đó có: 1 PGS - TS, 07 tiến sĩ, 80 thạc sĩ, 05 nghiên cứu sinh, 65 học viên cao học, 121 đại học. Đây là một trong những trường cao đẳng trong toàn quốc có đội ngũ giảng viên với trình độ sau đại học đông đảo nhất.

Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ viên chức của nhà trường đã được chú trọng thường xuyên, số người có trình độ sau đại học ngày càng nhiều.

ĐẢNG UỶ BAN GIÁM HIỆU

CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI

- Công đoàn - Đoàn thanh niên

Các trung tâm

Các phòng chức năng Các khoa đào tạo Phòng ĐT KH& QHQT Phòng TTKT&ĐBCL Phòng CT HS-SV Phòng tổng hợp Phòng CNTT & TV Trung tâm thực nghiệm và chuyển giao công nghệ

Trung tâm tư vấn & giới thiệu việc làm hỗ trợ HS-SV Khoa khoa học cơ bản Khoa Kỹ thuật công nghiệp Khoa kỹ thụât nông lâm Khoa Kinh tế &

QTKD Khoa đào tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hàng năm nhà trường đều cử hàng chục cán bộ giảng viên đi học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Số liệu bảng 2.1. phản ánh sự lớn mạnh về đội ngũ cán bộ giảng viên của nhà trường trong khoảng thời gian 2005 - 2010 ngày càng đáp ứng dược yêu cầu tăng trưởng về số lượng sinh viên và nâng cao chất lượng đào tạo, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Sau 5 năm (2005 - 2010) đội ngũ giáo viên nhà trường tăng nhanh về số lượng và chất lượng, trình độ, tỷ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học ngày càng cao. Đặc biệt số giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ đều tăng hơn 2 lần (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1. Thống kê tình hình phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên của trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thái Nguyên (giai đoạn 2005 - 2010)

Năm Cán bộ viên chức Giáo viên Giảng viên Giảng viên chính Trình độ Học GS, PGS Tiến Thạc Đại học Cao đẳng NCS Thạc 2005 146 12 84 27 01 03 37 70 12 2 12 2010 255 0 156 31 01 07 85 94 0 5 65 Tỷ lệ tăng 2010/2005 % 174,6 183,3 147,6 0 233,3 229,4 134,2 200 541,6

Cùng với sự gia tăng về số lượng, đội ngũ giáo viên, số sinh viên các hệ đào tạo của trường cũng có sự tăng trưởng nhanh, năm sau cao hơn năm trước, năm 2010 tỷ lệ sinh viên đang được đào tạo tại trường tăng 393,5% so với năm 2005, xem bảng 2.2.

Bảng 2.2. Số lƣợng học sinh, sinh viên hàng năm

STT Năm học Hệ CĐ cấp / nghề Hệ Trung Tổng số Gia tăng hàng năm (%)

1 2005 - 2006 630 820 1.450 100,0

2 2006 - 2007 1.280 1.520 2.800 193,1

3 2007 - 2008 2.030 2.588 4.618 318,4

4 2008 - 2009 3.070 1.850 4.920 330,9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.4. Về cơ sở vật chất

CSVC của trường bao gồm: Kiến trúc quy hoạch, hệ thống cơ sở hạ tầng (đất đai, nhà cửa, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống thông tin …) trang thiết bị phương tiện vật chất phục vụ các hoạt động đào tạo và sinh hoạt của nhà trường. Tất cả những CSVC nêu trên được chia thành các nhóm sau:

1. Quy hoạch kiến trúc xây dựng.

2. Cơ sở hạ tầng gồm: đất đai, hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống thông tin, mạng …

3. Phòng học, giảng đường, nhà làm việc, thư viện, xưởng trường, thực hành thí nghiệm, nhà thi đấu, nhà ăn, ký túc xá …

4. Trang thiết bị, vật tư kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo bao gồm: - Bàn ghế, bảng, tủ, giá sách … phục vụ học tập làm việc và sinh hoạt của cán bộ viên chức và HS-SV.

- Máy móc, vật tư thiết bị giảng dạy, học tập và phục vụ công tác thực hành, thí nghiệm, NCKH của CBGV và HS-SV như: Điện, điện thoại, fax, vi tính, máy in, máy chiếu đa năng, tivi, tủ lạnh, máy giặt, thiết bị âm thanh, ánh sáng…

- Phương tiện vận chuyển: ôtô, xe máy phục vụ thực tập, thực hành, thực địa, tham quan, công tác của CBGV, HS-SV.

- Trang thiết bị kỹ thuật vật tư phục vụ thực hành, phục vụ sản xuất và chuyển giao công nghệ.

Hiện trong sử dụng đất đai và các công trình kiến trúc của trường đến

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo của trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật thái nguyên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)