8. Cấu trúc của luận văn
3.2.8. Tổ chức khai thác các nguồn lực (vốn, con người, công nghệ,
từ các chương trình dự án, hợp tác, tài trợ … theo hướng xã hội hoá giáo dục
Mục đích của biện pháp
Tranh thủ khai thác các nguồn lực về vốn, CSVC, công nghệ, thiết bị, phương tiện, công nghệ, quản lý của các tổ chức, đơn vị thông qua các dự án, chương trình hợp tác, tài trợ để mọi người đóng góp nhiều hơn cho việc xây dựng phát triển, CSVC nhà trường. Tiếp thu những kinh nghiệm quản lý tiên tiến, quý báu của các cá nhân, tổ chức xã hội trong quá trình phát triển đào tạo NCKH và chuyển giao công nghệ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Tổ chức thực hiện:
- Xây dựng chương trình dự án phát triển, tiếp cận và triển khai các nguồn vốn các chương trình hợp tác, tài trợ để các tổ chức, đơn vị, cá nhân cam kết tài trợ, ký hợp đồng hợp tác đầu tư CSVC và kinh nghiệm quản lý.
- Tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các đơn vị tổ chức, cá nhân, tháo gỡ các vướng mắc trong việc khai thác tận thu các nguồn lực về vốn, về CSVC, về quản lý để nhanh chóng đầu tư CSVC, quản lý sử dụng CSVC có hiệu quả cao nhất trong công tác đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ.
- Xây dựng cơ chế về vốn, nguồn lực để các nhà quản lý, các doanh nghiệp thấy rõ lợi ích lâu dài trong việc đầu tư vào giáo dục đại học.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình để các tổ chức, cá nhân trong xã hội quan tâm nhiều hơn về các hoạt động đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ, đáp ứng yêu cầu xã hội.
- Căn cứ vào chiến lược phát triển giáo dục Đại học Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 và phương hướng, chiến lược phát triển của trường, tiến hành xây dựng mục đích, kế hoạch và chương trình khai thác nguồn lực (vốn, nhân lực, CSVC, quản lý,…) vào quá trình phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn của các tổ chức, đơn vị xã hội.
- Phân công nhiệm vụ cho một đồng chí và bộ phận chức năng trực tiếp theo dõi và thực hiện chương trình hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước trong từng giai đoạn, từng dự án.
- Thường xuyên đánh giá, theo dõi diễn biến kết quả của các chương trình tài trợ, dự án liên kết đầu tư phát triển, để các tổ chức xã hội thấy rõ lợi ích công sức đóng góp của mình trong quá trình đầu tư vào nhà trường.
- Tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả thực hiện của các tổ chức xã hội, cá nhân, đơn vị và nhà trưởng để tiếp tục khai thác các nguồn lực đầu tư tiếp vào các giai đoạn tiếp theo của nhà trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Điều kiện thực hiện biện pháp.
- Trên cơ sở đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước của Bộ, ngành, nhà trường cần xây dựng các cơ chế thống nhất, lâu dài cụ thể để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tin tưởng, yên tâm đầu tư vào giáo dục đào tạo đại học. Tạo điều kiện để họ tham gia quản lý giảm sát trong quá trình triển khai thực hiện việc đầu tư vào giáo dục đào tạo của nhà trường.
Chương trình xã hội hoá đầu tư giáo dục và đào tạo tại trường phải được công khai minh bạch và dân chủ bàn bạc vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng và tổ chức, cá nhân người đầu tư tham gia các nguồn lực phát triển nhà trường.
Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá phải được làm thường xuyên để rút kinh nghiệm, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức xã hội tham gia đóng góp trong khuôn khổ của pháp luật và những quy định của chương trình hợp tác tài trợ để công tác xã hội hoá giáo dục và đào tạo thành công, đạt kết quả, hiệu quả cao nhất.