Đảm bảo tính đồng bộ, khả thi và hiệu quả

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo của trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật thái nguyên (Trang 65)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.4.Đảm bảo tính đồng bộ, khả thi và hiệu quả

Đảm bảo tính đồng bộ, nguyên tắc vàng quy định phương pháp làm việc của nhà quản lý phải nắm được tình hình và đề xuất hướng giải quyết được thể hiện một cách đồng bộ từ trên xuống dưới, tác động đến quá trình quản lý, đầu tư mua sắm, lắp đặt xây dựng phát triển CSVC trong nhà trường, sử dụng CSVC phục vụ hoạt động dạy học, đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH.

Biện pháp phải giải quyết được các yêu cầu trước mắt và lâu dài của thực tế nhà trường đòi hỏi. Những biện pháp đưa ra phải có tính khả thi, thực hiện được. Có thể thực hiện ngay giải quyết những vấn đề trước mắt đang cần giải quyết đồng thời có những biện pháp giải quyết vấn đề lâu dài mang tính chiến lược phát triển nhà trường.

Việc thực hiện các biện pháp có thể thực hiện và triển khai trong từng giai đoạn, có thể lấy biện pháp nào đó làm trọng tâm, mũi nhọn và là cơ sở để giải quyết và triển khai các biện pháp tiếp theo.

Nội dung và các biện pháp phải có khả năng ứng dụng vào quá trình quản lý, phát triển CSVC của nhà trường trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo một cách phù hợp sát với thực tiễn của nhà trường. Việc quản lý, phát triển cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động dạy và học của trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Thái Nguyên phải được lựa chọn và xây dựng theo một quy trình logic, khoa học, cụ thể, rõ ràng đã được kiểm chứng và đảm bảo tính khả thi.

Hiệu quả là mục tiêu của quản lý vì vậy khi xây dựng các biện pháp phải tính đến tính khả thi, tính đến hiệu quả của biện pháp, hiệu quả kinh tế, hiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quả phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, vị thế uy tín của một trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật. Vì vậy nhà quản lý phải có quan điểm hiệu quả chân thực và đúng đắn, biết phân tích đánh giá hiệu quả của công việc, của các biện pháp trong các tình huống khác nhau, biết đặt lợi ích chung lên hàng đầu, lợi ích nhà trường và xã hội là trên hết.

Trên cơ sở lý luận đã phân tích và xuất phát từ thực tiễn những khó khăn, thuận lợi của nhà trường trong quá trình triển khai công tác quản lý, phát triển CSVC. Đáp ứng quá trình đổi mới và phát triển của nhà trường tạo thành một chỉnh thể thống nhất, phù hợp trong quá trình quản lý nhà trường ở các khâu, từ đào tạo, nghiên cứu khoa học đến công tác quản lý HS-SV, quản lý hoạt động đào tạo, phát triển quy mô đào tạo, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đều liên quan mật thiết đến CSVC.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo của trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật thái nguyên (Trang 65)