Tranh tụng của bị hại diễn ra rõ nét, mạnh mẽ nhất tại phiên tịa hình

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRANH TỤNG CỦA BỊ HẠI

1.2. Đặc điểm của tranh tụng của bị hại

1.2.3. Tranh tụng của bị hại diễn ra rõ nét, mạnh mẽ nhất tại phiên tịa hình

sự sơ thẩm

Tranh tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm là một trong những nội dung có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động TTHS, là vấn đề có tính thời sự được xã hội quan tâm. Tranh tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm khơng chỉ là yêu cầu của việc bảo đảm tính dân chủ, cơng bằng giữa những người TGTT với nhau, mà kết quả tranh tụng tại phiên tòa là căn cứ để HĐXX ra bản án, quyết định khách quan, chính xác. Thực hiện các quy định của BLTTHS năm 2015 và các Nghị quyết của Bộ chính trị, chất lượng tranh tụng của bị hại đã có những chuyển biến tích cực.

Như đã phân tích ở trên, tranh tụng của bị hại diễn ra xuyên suốt trong các giai đoạn tố tụng từ giai đoạn khởi tố đến giai đoạn xét xử nhưng rõ nét và mạnh mẽ nhất là tại phiên tòa HSST. Bởi lẽ, trong các giai đoạn tố tụng trước khi xét xử HSST, phần lớn chỉ có tham gia của một bên tranh tụng hoặc sự hiện diện của các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội và chức năng gỡ tội và sự cọ xát giữa các bên là không trực tiếp và không nhiều. Đến phiên tịa xét xử hình sự sơ thẩm, các chủ thể thực hiện ba chức năng cơ bản của TTHS hiện diện đầy đủ trong cùng một thời điểm. “Hơn ở đâu hết, tại phiên tòa quyền và nghĩa vụ tố tụng của những người

26

tham gia tố tụng được quy định và được đảm bảo thực hiện đầy đủ nhất bằng thủ tục tố tụng trực tiếp, cơng khai”27. Tại phiên tịa HSST, các bên tranh tụng tham gia các hoạt động TTHS một cách tập trung, chủ động. Bên buộc tội tích cực đưa ra các chứng cứ buộc tội, lập luận chứng minh tội phạm và tranh luận để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tránh bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội. Ngược lại, bên gỡ tội đưa ra các chứng cứ có lợi cho mình, phản bác lại lập luận của bên buộc tội đồng thời bảo vệ quan điểm của mình. “Lúc này, các bên buộc tội và bên bào chữa

có thể trực tiếp bằng lời nói xét hỏi và tranh luận với nhau, trình bày chứng cứ, đưa ra các quan điểm và lập luận các vấn đề liên quan đến vụ án”28

.

Phiên tịa hình sự sơ thẩm là nơi TA bằng thủ tục công khai, trực tiếp và tồn diện thực hiện cuộc điều tra chính thức để xác định sự thật khách quan của vụ án, áp dụng đúng đắn pháp luật. “Sự xuất hiện của Tòa án với vai trò trọng tài, thủ tục

tranh tụng của phiên tòa sơ thẩm là sự xác nhận quá trình tranh tụng đã lên đến đỉnh điểm cần phải được trọng tài – Hội đồng xét xử giải quyết”29

. Với chức năng của mình, Tịa án sau khi nghe ý kiến và đề xuất của các bên tham gia tố tụng sẽ ra bản án, quyết định trên cơ sở các chứng cứ được thu thập và kiểm tra công khai tại phiên tòa. Việc chứng minh (bao gồm cả quá trình thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ) được các chủ thể có quyền và lợi ích khác nhau bao gồm bị hại thực hiện một cách bình đẳng, dân chủ tại phiên tịa khi xét hỏi cũng như tranh luận30.

Như vậy, phiên tòa là nơi thể hiện đầy đủ nhất tính chất tranh tụng của bị hại. Trong giai đoạn này, “nhờ có tranh tụng mà bên buộc tội (bao gồm bị hại), bên bào

chữa đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu mâu thuẫn nhau thậm chí là bài trừ nhau để làm rõ sự thật khách quan của vụ án”31. Do đó, tranh tụng của bị hại diễn ra rõ nét, mạnh mẽ nhất tại phiên tòa HSST bằng việc bị hại đưa ra chứng cứ, lập luận và ý kiến của mình để phản bác lại ý kiến của bị cáo, người bào chữa hoặc để chứng minh cho quan điểm của mình là có cơ sở. Trên cơ sở các chứng cứ được thu thập mà các bên TGTT cơng khai tại phiên tịa, HĐXX sẽ có căn cứ kiểm tra, đánh giá, nghị án và đưa ra quyết định, bản án đúng luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn luật định. Ngồi ra, sự cơng khai tại phiên tịa sẽ góp phần hạn chế các trường

27 Trần Văn Độ (2004), “Bản chất tranh tụng tại phiên tòa”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4 (23), tr.2.

28 Nguyễn Ngọc Hiển (2017), tlđd (22), tr.13. 29 Nguyễn Thái Phúc (2008), tlđd (8), tr.59. 30 Trần Văn Độ (2004), tlđd (27), tr.2. 31

Nguyễn Trương Tín (2010), “Một số vấn đề về sự tham gia tranh tụng của người bị hại và nguyên đơn dân sự tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Luật học, tr.2.

hợp tiêu cực như bức cung, ép cung, dùng nhục hình và các vi phạm tố tụng khác, qua đó bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại. Chính vì vậy, phiên tịa là nơi thể hiện rõ nét, mạnh mẽ nhất tranh tụng của bị hại trong TTHS.

Tranh tụng của bị hại tại phiên tòa HSST được bắt đầu ngay từ thủ tục bắt đầu phiên tòa, trải qua thủ tục xét hỏi, thủ tục tranh luận và kết thúc bằng thủ tục nghị án và tuyên án. Qua từng thủ tục của giai đoạn này đã thể hiện được tranh tụng bị hại rõ nét và mạnh mẽ nhất tại phiên tịa hình sự sơ thẩm, góp phần tăng tính chủ động, tích cực tranh tụng của bị hại cũng như thông qua tranh tụng giữa các bên sẽ giúp Cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT chứng minh vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)