Trong thủ tục tranh luận

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 66 - 73)

CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRANH TỤNG CỦA BỊ HẠI

2.4. Quy định pháp luật về tranh tụng của bị hại trong giai đoạn xét xử và

2.4.3. Trong thủ tục tranh luận

Tranh luận tại phiên tịa là một thủ tục khơng thể thiếu tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Đây được xem là giai đoạn trung tâm của q trình tranh tụng, trong đó, bên buộc tội và bên gỡ tội chính thức đưa ra quan điểm, lập luận của mình về các chứng cứ, các tình tiết của vụ án đã được làm rõ tại phần xét hỏi và trên cơ sở đó những người THTT và người TGTT kiểm tra được giá trị chứng minh của các tài liệu buộc tội, gỡ tội, giúp cho q trình giải quyết vụ án được chính xác, khách quan, đúng pháp luật. Có thể nói tranh luận tại phiên tòa thể hiện tập trung nhất hoạt động tranh tụng của bị hại, bởi “việc xét xử của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết

quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo…”101

. Tại phiên tịa HSST, bị hại có điều kiện tốt nhất để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp cho mình. Theo quy định BLTTHS năm 2015, khi tham gia tố tụng, bị hại hoặc người đại diện của họ có

quyền: “Tham gia phiên tịa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tịa hỏi bị cáo

và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tịa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa” 102. Trong khi thực hiện tranh luận, bị hại được quyền bình đẳng với những người TGTT khác về các quyền và nghĩa vụ. Bị hại thực hiện quyền tranh luận của mình theo trình tự, thủ tục được quy định từ Điều 320 đến Điều 325 BLTTHS năm 2015.

101 Trần Đại Thắng (2003), “Bàn về vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, số chuyên đề

tháng 9, tr.5-6. 102

Về cách thức tranh luận: “bị hại có thể tranh luận trực tiếp với bị cáo hoặc

người bào chữa bằng ba cách thức: Một là, trình bày các ý kiến, quan điểm về các nội dung của vụ án; Hai là, đưa ra chứng cứ, tài liệu có liên quan để chứng minh; Ba là, đưa ra lập luận để bảo vệ quan điểm của mình và phản bác quan điểm của bị cáo hoặc người bào chữa.” 103

Về nội dung tranh luận, Điều 322 BLTTHS năm 2015 quy định như sau: “Bị

cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; … và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án”. Nội dung trên một lần nữa khẳng định rằng tuy cùng là chủ

thể buộc tội nhưng quan điểm của bị hại và VKS không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Đồng thời, cho thấy đã có sự đầy đủ trong quy định pháp luật bởi các vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án đều được đưa ra tranh luận một cách toàn diện. Qua đó, chúng ta thấy được một q trình tranh luận tồn diện tại phiên tịa, đây là biểu hiện của tranh tụng, yêu cầu các bên phải tranh luận tích cực, làm sáng tỏ các tình tiết liên quan đến vụ án. Việc thực hiện các yêu cầu trên, nhằm đảm bảo cho nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm thực thi trên thực tế và góp phần hồn thiện thủ tục tố tụng phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp. BLTTHS năm 2015 quy định bắt buộc KSV phải đưa ra lập luận đối với từng ý kiến. Về phía người tham gia tranh luận có quyền đối đáp lại ý kiến của những người khác tại phiên tòa104. Quy định này góp phần tăng tính chủ động, tích cực tham gia tranh luận của bị hại cũng như thông qua đối đáp giữa các bên lẫn nhau sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền THTT và người có thẩm quyền THTT nhanh chóng tìm ra sự thật khách quan của vụ án.

Tranh luận của bị hại thể hiện khả năng đối đáp, cọ xát các quan điểm buộc tội, gỡ tội giữa bị hại với các bên tham gia tranh tụng khác. Tranh luận giữa các bên còn tạo điều kiện thuận lợi cho bị hại được trình bày hết ý kiến và đưa ra đề xuất của mình. Điều đó cho thấy bị hại cùng với người bảo vệ quyền lợi của họ (nếu có) cũng là “một bên” độc lập trong TTHS. Xuất phát từ vai trò lời khai của các chủ thể nào tại phiên tòa cũng là những manh mối, tình tiết giúp làm sáng tỏ vụ án cũng chính là những nguồn chứng cứ mà bên buộc tội, bên bào chữa cần khai thác, Điều

103

Mai Thuận (2019), tlđd (17), tr.14. 104

304 BLTTHS năm 2015 quy định “Sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ cho người

làm chứng, chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng phải cam đoan khai trung thực”. Như vậy, pháp luật TTHS hiện nay chỉ có người làm chứng mới phải cam

đoan cho lời khai trung thực mà không quy định việc bị hại, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án cần cam đoan cho lời khai trung thực. Đây là mặt hạn chế của BLTTTHS Việt Nam.

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 322 BLTTHS năm 2015 tiếp tục ghi nhận điểm tích cực của BLTTHS năm 2003 là chủ tọa phiên tịa khơng được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho KSV, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người TGTT khác tranh luận, trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến khơng liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại. Ngoài ra, để tạo điều kiện tốt cho các bên tranh

tụng, pháp luật quy định “Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến

của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án”105

. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm đặt ra trách nhiệm của HĐXX phải làm sao để tạo điều kiện cho các chủ thể TGTT thực hiện các quyền, nghĩa vụ và tham gia tranh tụng một cách dân chủ và cơng bằng giữa các bên, để có cơ sở đánh giá tồn diện sự thật khách quan của vụ án. Hơn nữa, tại khoản 2 Điều 304 BLTTHS năm 2015 ghi nhận việc cách ly người làm chứng, bị cáo, giữa bị cáo và người làm chứng nhưng chưa đề cập đến việc cách ly những người được xét hỏi khác như bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự dẫn đến thực tế, hầu như những người này đều ngồi cùng một phịng xét xử, nghe được tồn bộ lời khai của người khác. Liên hệ với pháp luật tố tụng Hoa Kỳ, ta thấy rõ là có sự khác biệt rất lớn. Theo pháp luật TTHS Hoa Kỳ, tại phiên tòa xét xử, tất cả nhân chứng đều ở bên ngồi phịng cách ly và được đảm bảo khơng

điều gì có thể làm ảnh hưởng đến quyết định của họ kể cả giới truyền thông106

, chỉ khi được triệu tập theo yêu cầu của Công tố viên hoặc luật sư bào chữa thì họ mới bước vào phịng xét xử. Họ khơng được nghe lời khai của những người khác mà chỉ có thể khai những gì họ biết. Chính vì vậy, lời khai của họ ít bị ảnh hưởng bởi những lời khai của người khác đồng thời cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT dễ dàng nhận ra những điểm mâu thuẫn giữa lời khai của các nhân chứng. Ngoài ra, BLTTHS nên quy định xét xử kín và việc xử kín “do Tịa án

105

Khoản 4 điều 322 BLTTHS năm 2015.

106 Stuart Gorin và Bruce Carey (1999), “Phương thức hoạt động của Tòa án Hoa Kỳ”, Tạp chí điện tử Bộ

chủ động quyết định vì lý do bảo vệ thuần phong mỹ tục và đương sự đề nghị xử kín để bảo vệ lợi ích chính đáng”107. Thẩm vấn kín bị hại được áp dụng trên cơ sở quy

định tại Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự108“Báo chí và

cơng chúng có thể khơng được phép vào phòng xử án tham dự tồn bộ phiên tịa hay một phần của nó… việc xét xử cơng khai có thể làm phương hại đến lợi ích của cơng lý”. Ngồi ra, việc cách ly nhân chứng như vậy có lợi cho tâm lý của nhân

chứng. Bởi vì họ có thể n tâm đưa ra lời khai mà khơng phải lo sợ hoặc kích động khi nhìn thấy thái độ, sắc mặt của những người khác. Đây là điểm tiến bộ mà Việt Nam cần quan tâm để có sự điều chỉnh thích hợp trong việc cách ly những người được triệu tập đến phiên tòa để xét hỏi trong trường hợp thật sự cần thiết.

Bên cạnh đó, trình tự phát biểu tranh luận hợp lý cũng góp phần nâng cao hiệu quả tranh tụng của bị hại. Trình tự phát biểu khi tranh luận theo quy định của BLTTHS năm 2015 có thể thấy bị hại, đương sự, người đại diện của họ trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình phát biểu sau phần trình bày của người bào chữa là khơng hợp Logic. Bởi vì, “phần trình bày bị hại, đương sự, người đại diện của họ ít nhiều

cũng sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người bị buộc tội. Nếu cho họ trình bày sau lời bào chữa của bị cáo hoặc luật sư bào chữa thì lời bào chữa khơng được trọn vẹn và người bào chữa khi xét thấy lời trình bày trên khơng hợp lý người bào chữa lại phải trình bày ý kiến tiếp"109. Vì vậy, BLTTHS cần sửa đổi theo hướng quy định bị hại, đương sự, người đại diện của họ phải trình bày ý kiến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình sau phần trình bày của KSV110 và trước lời bào chữa của bị cáo hoặc luật sư bào chữa. Thêm vào đó, bị hại là chủ thể gánh chịu những thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra nên khi tham gia TTHS, mục đích cơ bản của bị hại là khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, BLTTHS năm 2015 nên quy định theo hướng cho họ được quyền trình bày, bổ sung ý kiến sau khi KSV trình bày luận tội trong tất cả các vụ án hình sự chứ khơng nên chỉ bó hẹp ở trong trường hợp vụ án được

107

Lê Nguyên Thanh (2012), tlđd (13), tr.165. 108

Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 2200 (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Có hiệu lực ngày 23/3/1976, căn cứ theo điều 49.

109

Nguyễn Ngọc Hiển (2017), tlđd (22), tr.59.

110 Nguyễn Đức Thái (2015), “Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam”,

luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật TP.HCM; tác giả cũng đã khảo sát về vấn đề sự cần thiết sửa đổi quy định về việc buộc tội. Theo đó, trong tổng số 125 người được hỏi “Đánh giá về vấn đề sự cần thiết sửa đổi quy định về việc buộc tội” thì có đến 78,4% ý kiến cho rằng nên sửa đổi theo hướng người bị hại trình bày sau khi VKS luận tội, trước người bào chữa và bị cáo, trong đó chỉ có 21,6% ghi nhận quy định như hiện nay là phù hợp, không cần sửa đổi.

khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ mới có quyền trình bày, bổ sung ý kiến sau khi KSV trình bày luận tội.

Trong thủ tục tố tụng này, “Bản án, quyết định của Tòa án đưa ra phải căn

cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tịa”111

chứ khơng phải là dựa vào hồ sơ, cáo trạng trước đó của VKS. Q trình tranh tụng được thể hiện rõ nét nhất khi các chủ thể thực hiện tranh luận thông qua các quy định của pháp luật để HĐXX đưa ra phán quyết cuối cùng. Đồng thời, TA khi không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội theo trình tự thủ tục luật định thì phải kết luận người bị buộc tội khơng có tội112. Tuy nhiên, hiện nay Cơ quan THTT chưa chú trọng đến vấn đề này. Nhiều bản án, quyết định của TA tuyên với nội dung giống nội dung hồ sơ, cáo trạng của VKS. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyền, lợi ích của bị hại khi tham gia tranh luận.

Quá trình tranh luận tại phiên tịa bao gồm cả chủ thể buộc tội, chủ thể gỡ tội. Tuy nhiên, trong thời gian qua bị hại chưa được các nhà làm luật, các nhà nghiên cứu cũng như những người hoạt động thực tiễn chú trọng đến vị trí, vai trị bị hại. Trong thực tiễn, khơng ít trường hợp bị hại tham gia tranh luận hết sức thụ động, thủ tục tranh luận ở nhiều phiên tịa khơng được tiến hành hoặc được tiến hành một cách đại khái, có nhiều trường hợp chủ tọa phiên tòa để cho đương sự tranh luận trong quá trình thẩm vấn. Việc khơng có tranh luận thực tế dẫn tới kết quả tranh tụng khơng khách quan, diễn ra mang tính hình thức và một số Thẩm phán – chủ tọa phiên tòa coi phiên tịa là một hình thức để hợp pháp hóa một bản án đã quyết định từ trước nên không coi trọng tranh luận của các chủ thể TGTT.

Thủ tục tranh luận là một trong những thủ tục quan trọng có ý nghĩa quyết định để HĐXX thảo luận khi nghị án. Đây cũng là giai đoạn được những người tham dự phiên tòa quan tâm nhất, bởi nó chứa đựng sự mâu thuẫn, có thể tới mức xung đột quyết liệt giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, phát sinh những kịch tính đầy bất ngờ làm thay đổi diễn biến của vụ án thậm chí có thể làm thay đổi cả tình thế đối với bị cáo. Để tranh tụng của bị hại được bảo đảm, BLTTHS năm 2015 ghi nhận và mở rộng cho bị hại một số quyền năng nhất định. Tuy nhiên, những quyền này cịn mang tính hình thức và bị hại chưa phát huy được các hoạt động tranh tụng của mình trên thực tế dẫn đến tranh tụng của bị hại trong giai đoạn này vẫn còn thụ động, bị hại tham gia tranh

111

Xem thêm Điều 26, Điều 299, Điều 326 BLTTHS năm 2015 112

luận chủ yếu xác định lỗi của bị cáo, yêu cầu bị cáo bồi thường và đề nghị mức bồi thường. “Thực tế xét xử mà chúng tôi quan sát qua một số vụ, thì bị hại cũng chỉ trình

bày ý kiến khi chủ tọa phiên tòa hỏi, chủ tọa phiên tòa cũng chủ yếu hỏi về phần thiệt hại và yêu cầu bị hại trình bày ý kiến về mức bồi thường”113.

Thực tiễn trong thủ tục tranh luận, chất lượng tranh luận của bị hại tại phiên tồ nói riêng đã được nâng lên rõ rệt. Từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực và áp dụng trên thực tiễn, việc tranh luận tại phiên tòa HSST được đảm bảo thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định nên đã khắc phục rõ rệt tình trạng xét xử án oan sai, bỏ lọt tội phạm, thể hiện cụ thể qua tỷ lệ án bị hủy, sửa án do lỗi chủ quan của Tòa

án vào năm 2018 chỉ chiếm tỷ lệ 1,08%114. “Đặc biệt, trong một số vụ án, bị hại đã

chủ động thực hiện quyền tranh luận khi đưa ra các quan điểm đối đáp về lời luận tội của KSV cũng như đưa ra các đề nghị nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình”115. Các lập luận, ý kiến đó của bị hại đã được HĐXX xem xét và ghi nhận, là một trong nguồn chứng cứ quan trọng để HĐXX có căn cứ ra các quyết định tố tụng khách quan, chính xác. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được thì tranh luận của bị hại vẫn còn tồn tại một số vướng mắc trên thực tế. Chủ tọa phiên

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)