CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRANH TỤNG CỦA BỊ HẠI
2.1. Quy định pháp luật về tranh tụng của bị hại trong giai đoạn khởi tố và
2.1.1. Tranh tụng của bị hại trong trường hợp vụ án được khởi tố theo thủ tục
chung và thực tiễn áp dụng
Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được bắt đầu từ khi cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền tiếp nhận thơng tin về một sự việc có dấu hiệu tội phạm và kết thúc vào thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi xác định có dấu hiệu tội phạm hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp ngược lại.
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của bị hại, đó có thể là những thiệt hại vơ cùng lớn mà bị hại phải gánh chịu. Vì vậy, Nhà nước cần phải có biện pháp cụ thể để bảo vệ bị hại, khôi phục lại trạng thái ban đầu hoặc kịp thời khắc phục thiệt hại do tội phạm gây ra. Bên cạnh đó, bị hại là “nhân chứng sống”, chủ thể biết được các tình tiết của vụ án nên họ cũng phải có nghĩa vụ cơng dân trong việc giúp các cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Bị hại với tư cách người tố giác, người báo tin về tội phạm thực hiện quyền yêu cầu làm rõ hành vi có dấu hiệu tội phạm có phải là hành vi phạm tội hay khơng (Điều 144 BLTTHS năm 2015). Như đã phân tích ở trên, chỉ khi nào bị hại với tư cách người tố giác, người báo tin về tội phạm thực hiện quyền yêu cầu của mình và các cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT tiếp xúc đầu tiên với người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mới chính thức nhận sự buộc tội. Tức là xuất hiện chức năng buộc tội, chức năng bào chữa thì quá trình tranh tụng mới được bắt đầu.
Về mặt khoa học, tôi đồng ý với quan điểm “người bị hại tham gia thực hiện
chức năng buộc tội không chỉ trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người đó, mà thực tế trong tất cả các vụ án hình sự cịn lại. Trước Tịa án, người bị hại có đầy đủ các quyền của một bên tranh tụng”40
. Do đó, trong trường hợp vụ án được khởi
40 Nguyễn Thái Phúc (1999), “Một số vấn đề về quyền công tố của Viện Kiểm sát”, Những vấn đề lý luận về quyền
tố theo thủ tục chung, bị hại thực hiện chức năng buộc tội và vai trò tranh tụng của bị hại cũng được thể hiện rõ ràng, cụ thể. Trong giai đoạn này, bị hại TGTT với tư cách là chủ thể độc lập, pháp luật TTHS quy định cho bị hại có quyền và nghĩa vụ cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại cũng như giúp các cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT tìm ra sự thật khách quan của vụ án nhanh chóng, chính xác. Việc bị hại đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có thể được tiến hành khi các cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT làm việc với bị hại hoặc khi bị hại với tư cách là người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố đến trình bày với cơ quan có thẩm quyền đưa ra yêu cầu cùng với cung cấp tài liệu, chứng cứ kèm theo để làm rõ yêu cầu của mình. Thời điểm đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật là không thuộc trường hợp pháp luật quy định bắt buộc, tức là bị hại khi phát hiện, thu thập được thông tin, chứng cứ, đồ vật đều có thể cung cấp cho cơ quan chức năng trước hoặc sau việc cơ quan có thẩm quyền tiếp xúc đầu tiên với người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Tuy nhiên, chỉ sau khi có sự tiếp xúc này thì bị hại đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu mới thể hiện rõ nét vai trị tranh tụng của mình. Việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có thể bổ sung, làm rõ, củng cố việc buộc tội của mình nhưng cũng có thể làm thay đổi, phản bác hoặc làm phát sinh yêu cầu mới dẫn đến nội dung buộc tội khác đi. Những quy định này tạo điều kiện tốt hơn cho những người TGTT để tham gia vào quá trình giải quyết vụ án, tranh luận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tuy nhiên, nghiên cứu các quy định trong BLTTHS hiện hành cho thấy pháp luật TTHS chưa khẳng định bị hại là một bên trong tranh tụng, thực hiện chức năng buộc tội. Theo BLTTHS năm 2015, chủ thể tham gia TTHS được phân loại theo vai trò của các chủ thể đối với hoạt động tố tụng và được chia thành hai nhóm, gồm nhóm các chủ thể THTT bao gồm: Cơ quan điều tra (Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra); Viện kiểm sát (Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên); Tịa án (Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tịa án, Thẩm tra viên) và nhóm các chủ thể tham gia tố tụng có 20 loại người tham gia TTHS, trong đó bao gồm bị hại41. Như vậy, theo cách phân loại này thì chưa thể hiện rõ nét bị hại là chủ thể của chức năng buộc tội. Hơn nữa, các nhà làm luật Việt Nam chưa thấy được bị hại cùng với Điều tra viên, KSV… hợp thành bên buộc tội. Liên hệ theo BLTTHS của
41
Liên bang Nga thì các chủ thể tham gia TTHS được chia làm 4 nhóm: Tịa án (Thẩm phán, Bồi thẩm đoàn); các chủ thể tham gia tố tụng thuộc bên buộc tội (trong đó bao gồm người bị hại, người đại diện của người bị hại)42; các chủ thể tham gia tố tụng thuộc bên bào chữa43 và các chủ thể khác tham gia tố tụng44. Như vậy, việc phân chia các chủ thể trong BLTTHS Liên bang Nga thể hiện sự cụ thể hóa nguyên tắc tranh tụng trong TTHS cũng như khẳng định bị hại là chủ thể của bên buộc tội. Theo tác giả, nguyên nhân của việc phân loại trên là xuất phát từ mơ hình TTHS của nước ta là mơ hình tố tụng hỗn hợp, nghiêng về thẩm vấn và có lẽ đây cũng là một khiếm khuyết của các quy định pháp luật, thực chất cùng với các chủ thể khác như KSV, nguyên đơn dân sự..., bị hại cũng là một bên trong tranh tụng, hành vi tố tụng của bị hại góp phần quan trọng trong tiến trình đi tìm sự thật khách quan vụ án, đặc biệt là trong những vụ án mà việc khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Do vậy, để khẳng định vị trí, vai trị và đảm bảo thực hiện có hiệu quả tranh tụng của bị hại, theo tác giả luận văn thì BLTTHS năm 2015 cần phải được hồn thiện theo hướng quy định rõ bị hại là chủ thể của chức năng buộc tội.
Từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực và áp dụng trên thực tiễn, chủ tọa phiên tịa đã điều hành khá tốt q trình tranh tụng theo đúng trình tự, thủ tục luật định, đảm bảo tính khách quan, dân chủ và tạo sự bình đẳng giữa các bên tranh tụng. Các thành viên của HĐXX đã thể hiện sự tôn trọng, ghi chép ý kiến tranh tụng của các bên, nhất là các ý kiến khác nhau giữa KSV, người bào chữa, bị cáo, bị hại và những người TGTT khác về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Vì vậy, chất lượng tranh tụng được nâng lên rõ rệt, khắc phục tình trạng xét xử án oan sai, bỏ lọt tội phạm. Chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu được thu thập từ bị hại ngày càng khách quan và là nguồn chứng cứ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định có hay khơng dấu hiệu của tội phạm để cơ quan THTT ra quyết định khởi tố vụ án hoặc không khởi tố vụ án. Theo khoản 3 điều 88 BLTTHS năm 2015 quy định người TGTT khác có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, trên thực tế việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật và yêu cầu của bị hại thường bị động chỉ khi nào được cơ quan THTT kiểm tra, xác minh, yêu cầu thì bị hại mới cung cấp và chất lượng của chứng cứ là không cao, trong trường hợp bị hại với tư cách là người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì việc cung cấp
42
Xem thêm mục 6 (từ điều 37 đến điều 45 BLTTHS Liên bang Nga). 43
Xem thêm mục 7 (từ điều 45 đến điều 55 BLTTHS Liên bang Nga). 44
này có phần chủ động hơn. Việc bị hại không được đảm bảo quyền này là do cơ quan có thẩm quyền THTT và người có thẩm quyền THTT chưa thực sự xem trọng vai trò của bị hại dẫn đến họ sẽ cố chấp cho rằng việc thu thập chứng cứ trên đã đầy đủ nên họ ít xem xét những gì mà bị hại cung cấp.
Cùng với việc thực hiện quyền trên, BLTTHS năm 2015 còn quy định việc bị hại có quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền THTT kiểm tra, đánh giá trong quá trình giải quyết (điểm c
khoản 2 Điều 62 BLTTHS), quyền đề nghị giám định, định giá tài sản45 khi có sự
thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản. Việc đưa ra đề nghị trong các nội dung này, cùng với kết quả của việc giám định, định giá tài sản là cơ sở cho việc thực hiện sự buộc tội của bị hại cũng như là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền THTT và người có thẩm quyền THTT xác định có hay khơng dấu hiệu của tội phạm. Trên thực tế, bị hại ít thực hiện quyền này thậm chí bị hại khơng hợp tác với CQĐT, tự thỏa thuận bồi thường dân sự với bị cáo, từ chối giám định thương tích hoặc kéo dài thời gian đi giám định thương tích gây khó khăn cho CQĐT. Những biểu hiện này đã ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm bởi khơng có kết quả giám định hoặc giám định lại thương tích của bị hại thì việc truy tố đối tượng gây án sẽ rất khó khăn. Ví dụ, vụ án “Cố ý gây thương tích” xảy ra ngày 27/8/2011 tại khóm 5, phường 7, thành phố S, tỉnh S. Do mâu thuẫn trong việc tranh giành địa bàn làm ăn với nhau, Trần Văn D (sinh năm 1985) dùng mã tấu chém bị hại là anh Lê Văn T (sinh năm 1988) liên tiếp 04 nhát với các vết thương: 01 vết thương vành tai trái; 01 vết thương ở đầu vùng thái dương trái; 01 vết cẳng tay trái và 01 vết ở lưng phải. Khi ra viện, gia đình D đã thỏa thuận bồi thường cho T số tiền 40 triệu nên T đã làm đơn xin bãi nại cho D và làm đơn từ chối giám định. Cơ quan điều tra đã nhiều lần mời T đến trụ sở làm việc và đưa đi giám định nhưng T vẫn không chịu hợp tác với
CQĐT mà cố tình lánh mặt gây khó khăn cho quá trình điều tra vụ án46
. Điều này ảnh hưởng đến q trình điều tra vụ án, thậm chí dẫn đến q trình điều tra đi vào bế tắc, bỏ lọt tội phạm.
Trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm có trách nhiệm thông
45
Điểm d khoản 2 Điều 62 BLTTHS năm 2015. 46
Thái Chí Bình, Trao đổi một số ý kiến về vấn đề người bị hại từ chối giám định thương tật, sức khỏe trong vụ án
hình sự, http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909
báo kết quả giải quyết cho bị hại47, nếu không đồng ý với kết quả giải quyết này, bị hại có quyền khiếu nại với cơ quan, người có thẩm quyền. Như vậy, đây là sự bị động trong tranh tụng của bị hại vì bị hại chỉ nhận được kết quả giải quyết mà không được tham gia hoặc tham gia rất hạn chế vào quá trình giải quyết, không được cập nhật, bổ sung điều chỉnh sự buộc tội của mình.
Ngồi ra, do thời điểm công nhận bị hại chưa được pháp luật quy định, cơ quan có thẩm quyền THTT và người có thẩm quyền THTT chưa thực sự chú trọng bị hại trong thực tiễn TTHS nên phần lớn bị hại thường bị động chờ cơ quan THTT triệu tập để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. “Việc công nhận người bị hại là
căn cứ pháp lý đầu tiên để họ tham gia tố tụng với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật TTHS”48. Tuy nhiên, BLTTHS hiện hành không quy định thời điểm cơng nhận, thủ tục và hình thức cơng nhận bị hại dẫn đến tồn tại một số trường hợp chủ thể bị thiệt hại cho rằng họ là bị hại nhưng sự thật không phải hoặc ngược lại họ là bị hại nhưng không hề hay biết và không sử dụng các quyền, nghĩa vụ của bị hại theo quy định pháp luật TTHS. Hiện nay, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm công nhận bị hại như sau:
Quan điểm thứ nhất, chủ thể bị thiệt hại bắt đầu TGTT với tư cách bị hại
kể từ khi có hành vi phạm tội và gây thiệt hại. Cơ sở cho quan điểm này là “Bị hại
gồm cá nhân bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản và cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”49. Do đó, cứ có hành vi phạm tội và gây thiệt hại thì người bị thiệt hại mặc nhiên tham gia tố tụng với tư cách bị hại trong TTHS mà không cần qua một thủ tục hay hình thức cơng nhận bị hại nào.
Quan điểm thứ hai, việc công nhận bị hại chỉ là “thông qua hành vi triệu
tập họ đến khai báo với tư cách người bị hại”50. Trường hợp bị hại chủ động tố giác với cơ quan có thẩm quyền về tình trạng bị thiệt hại. Sau khi tiến hành xác minh có dấu hiệu tội phạm, CQĐT khởi tố vụ án, triệu tập bị hại lấy lời khai. Từ thời điểm này, họ mặc nhiên được công nhận với tư cách bị hại. Cũng có trường hợp ngược lại, bị hại khơng chủ động tố giác thì sau khi xảy ra vụ án, cơ quan THTT xác minh
47
Khoản 1 Điều 145 BLTTHS năm 2015. 48
Lê Nguyên Thanh (2012), tlđd (13), tr.37. 49
Điều 62 BLTTHS năm 2015.
50 Phan Thanh Mai (2006), “Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng”,
sơ bộ có hành vi phạm tội và người bị gây thiệt hại đồng thời triệu tập bị hại lấy lời khai. Thời điểm này thì người bị thiệt hại được cơng nhận là bị hại. Như vậy, cả hai trường hợp này cho thấy việc công nhận tư cách bị hại chỉ khi nào cơ quan THTT thấy cần thiết triệu tập lời khai51. Tuy nhiên, quan điểm này chưa hợp lý vì thực tiễn khơng phải lúc nào triệu tập bị hại lấy lời khai cũng kịp thời, hiệu quả mà trong trường hợp sau khi xác minh dấu hiệu tội phạm, CQĐT đã khởi tố vụ án nhưng việc triệu tập bị hại lấy lời khai chậm trễ, vẫn chưa thực hiện thì lúc này sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền tố tụng của bị hại. Về vấn đề này, tác giả luận văn đã tham khảo BLTTHS Liên bang Nga. Theo đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 42 BLTTHS năm 2006 của Liên bang Nga có quy định: “Người bị hại là thể nhân, bị
thiệt hại về thể chất, tài sản, tinh thần do tội phạm gây ra, cũng như pháp nhân trong trường hợp bị thiệt hại về tài sản và uy tín do tội phạm gây ra. Quyết định công nhận người bị hại được thể hiện bằng quyết định của KSV, Dự thẩm viên hoặc