Cơ sở pháp lý của tranh tụng của bị hại

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRANH TỤNG CỦA BỊ HẠI

1.3. Cơ sở của tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự Việt Nam

1.3.2. Cơ sở pháp lý của tranh tụng của bị hại

Trong xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, Việt Nam ngày càng trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế với sự giao lưu, hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và trong đó có pháp luật. Việc pháp luật TTHS ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong BLTTHS năm 2015, là một phần tất yếu đặt ra từ những yêu cầu của luật pháp quốc tế. Một trong những cơ sở để pháp lý bắt buộc Việt Nam phải đảm bảo đó là Cơng ước của Liên Hiệp Quốc về quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 (ICCPR)35. Tại câu đầu tiên của khoản 1 Điều 14 ICCPR

quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước Tịa án và cơ quan tư pháp”. Quy định

này bảo đảm những điều kiện về quyền bình đẳng trước phiên tòa, đây là yếu tố quan trọng để bảo vệ quyền con người.

Quyền bình đẳng trước Tịa án và cơ quan tư pháp có thể được hiểu như một biểu hiện cụ thể của nguyên tắc không phân biệt đối xử, “nhằm đảm bảo rằng các

bên tham gia tố tụng được đối xử khơng có sự phân biệt đối xử nào” – (đoạn 8 Bình

luận chung số 32). Như vậy, yêu cầu của quy định này đảm bảo các bên tham gia tranh tụng đều được bình đẳng trước TA. Sự bình đẳng ở đây khơng có nghĩa là sự bình đẳng về địa vị pháp lý mà là sự thừa nhận quyền của các bên, không chỉ trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu và tranh luận dân chủ trước TA mà

cịn bình đẳng kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án36; quyền đối

chất, yêu cầu đối chất những nhân chứng buộc tội mình và mời người làm chứng gỡ tội cho mình37

. Những quy định này nhằm đảm bảo bình đẳng cho các bên tranh

35

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 - ICCPR là một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thơng qua. ICCPR có hiệu lực từ ngày 23/3/1976.

ICCPR được coi là một phần của Bộ luật quốc tế về quyền con người, được đặt dưới sự giám sát riêng của Ủy ban nhân quyền (Human Rights Committee – HRC), độc lập với Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc. Tính đến tháng 10/2017 có 169 nước đã phê chuẩn, 06 nước đã ký kết Công ước này (hiện trên Thế giới chỉ còn 22 nước không tham gia Công ước này). nguồn: [http://indicators.ohchr.org] (truy cập ngày 15/9/2019).

36 Tại đoạn 13 Bình luận chung số 32 giải thích: “Điều này có nghĩa là các quyền tố tụng sẽ được dành cho đến

tất cả các bên, trừ khi có sự phân biệt được luật định và có thể giải thích một cách hợp lý, khách quan và khơng dẫn đến sự bất lợi hoặc bất công cho bên tố tụng khác. Chẳng hạn, sẽ khơng có sự bình đẳng về phương tiện nếu chỉ có những cơng tố viên có thể kháng cáo phán quyết của tịa trong khi bị đơn khơng thể…”.

37 Tại khoản 3 (e) Điều 14 của ICCPR quy định: “Được đối chất hoặc yêu cầu đối chất những nhân chứng

buộc tội mình, và được mời người làm chứng gỡ tội cho mình tới phiên tịa và chất vấn họ tại tòa với những điều kiện tương tự như đối với những người làm chứng buộc tội mình”. HRC giải thích quy định này tại

Đoạn 19 Bình luận chung số 32, nhấn mạnh thêm ý nghĩa của bảo đảm này như một biểu hiện của nguyên tắc bình đẳng về phương tiện giữa các bên tham gia tranh tụng. Đảm bảo này có ý nghĩa quan trọng để bị cáo và luật sư có thể bào chữa hiệu quả và đảm bảo bị cáo có quyền năng pháp lý yêu cầu sự có mặt, đối chứng và kiểm tra chéo với nhân chứng của bị cáo giống như với nhân chứng mà bên cơ quan công tố đưa ra. Tuy nhiên, HRC xác định rõ ràng quyền yêu cầu có sự tham gia của nhân chứng bị giới hạn, chỉ những nhân

tụng trước TA. Nếu khơng có bình đẳng thì việc tranh tụng chỉ là hình thức và tranh tụng sẽ khơng thể là cách tìm ra cơng lý38

. Ngồi cơng ước trên, cịn có một số cơng ước châu lục, cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam ghi nhận như: Công ước châu Âu về quyền con người, Công ước châu Mỹ về nhân quyền.

Pháp luật Việt Nam đã thể chế các quy định trên trong các văn kiện của Đảng như Nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ cần phải nâng cao hiệu quả tranh tụng của các phiên tòa xét xử, cụ thể “việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào

kết quả tranh tụng tại phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, người bào chữa… để ra bản án, quyết định đúng luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn luật định”. Nghị quyết 48/NQ/TW ra đời ngày

24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng tới 2020 đã nhấn mạnh: “….bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp”. Tiếp đến, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ

Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 một lần nữa khẳng định yêu cầu “Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét xử, coi đây là hoạt động đột phá của các cơ quan tư pháp…”. Đây là những cơ sở pháp lý nền tảng, định hướng cho hoạt động tranh

tụng của bị hại theo luật TTHS Việt Nam.

Bên cạnh các Nghị quyết của Đảng thì một trong những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quy định nguyên tắc này là Hiến pháp năm 2013. Ngay tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định như sau: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét

xử được bảo đảm”. Việc Hiến pháp ghi nhận là cơ sở pháp lý cao nhất quy định

tranh tụng trong xét xử được bảo đảm thành một nguyên tắc cơ bản và được thể chế hóa trong BLTTHS năm 2015 là một quy luật tất yếu. Kể từ đây, BLTTHS năm 2015 là căn cứ pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm nói chung, tranh tụng của bị hại nói riêng và việc áp dụng các quy định về tranh tụng trên thực tế sẽ trở nên thống nhất hơn.

chứng liên quan đến việc bào chữa và một một số giai đoạn tố tụng nhất định mới được cơ quan tư pháp chấp nhận. Pháp luật quốc gia cần quy định rõ ràng về việc chấp nhận các loại chứng cứ, lời khai của các bên và phương thức Tòa án đánh giá các loại chứng cứ đó.

38 Nguyễn Văn Hiển (2011), “Về nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự”, Nxb. Chính trị Quốc gia –

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)