CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRANH TỤNG CỦA BỊ HẠI
2.4. Quy định pháp luật về tranh tụng của bị hại trong giai đoạn xét xử và
2.4.2. Trong thủ tục xét hỏi
Xét hỏi tại phiên tòa thực chất là hoạt động điều tra công khai với sự tham gia của cả bên xét xử, bên buộc tội và bên gỡ tội nhằm kiểm tra các tài liệu, đồ vật thu thập được ở các giai đoạn tố tụng trước đó, thu thập thêm những chứng cứ mới do các bên đưa ra tại phiên tòa nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Cùng với thủ tục tranh luận thì thủ tục xét hỏi cũng là giai đoạn trung tâm của tranh tụng. Thủ tục xét hỏi được quy định tại chương XXI của BLTTHS năm 2015 gồm 13 Điều. Tuy nhiên, các điều luật thể hiện tranh tụng của bị hại trong thủ tục xét hỏi chủ yếu nằm tại Điều 307 và Điều 310 BLTTHS năm 2015.
Hoạt động tranh tụng của bị hại tại thủ tục xét hỏi của phiên toà HSST là đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, đề nghị mức bồi thường và các biện pháp đảm bảo cho
việc bồi thường (Điều 62); đề nghị với chủ toạ phiên tồ hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ (Điều 307); trình bày về những tình tiết liên quan đến họ và trả lời những câu hỏi đối với những người tham gia xét hỏi (Điều 310); tham gia xem xét vật chứng (Điều 312); tham gia xem xét tại chỗ (Điều 314); nhận xét về việc trình bày, những tài liệu, báo cáo của cơ quan, tổ chức theo hướng buộc tội bị cáo, bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Thực tiễn, trong một số trường hợp bị hại rất tích cực tham gia việc xét hỏi. Thông qua các hoạt động tham gia tranh tụng của bị hại, HĐXX có điều kiện kiểm tra lại những tình tiết đã có trong hồ sơ vụ án và phát hiện những tình tiết mới liên quan đến vụ án mà các giai đoạn trước đó chưa thu thập được. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bị hại vì những lý do khác nhau mà không trả lời câu hỏi từ cơ quan có thẩm quyền, trả lời xét hỏi không thống nhất, thay đổi lời khai như đã khai tại giai đoạn điều tra làm cho phiên tòa kéo dài.
Nếu như BLTTHS năm 2003 chỉ quy định quyền đưa ra tài liệu, đồ vật và
yêu cầu84 thì BLTTHS năm 2015 đã có một thay đổi lớn khi bổ sung thêm quyền
được đưa ra chứng cứ của bị hại85
. Sở dĩ có quy định này vì những chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu của bị hại là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng trong chứng minh có hay khơng có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, chứng minh những thiệt hại của mình, thậm chí bị hại có thể chứng minh cả những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết quyền lợi của mình và những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Điều này phù hợp với quy định về chứng cứ tại Điều 86 BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên, trên thực tế, “bị hại hoặc
đại diện hợp pháp của họ tại phiên tịa phần trình bày của họ về tâm lý chung thường kê khai thiệt hại nhiều hơn so với thực tế, điều đó ít nhiều gây khó khăn cho HĐXX xem xét giải quyết bồi thường thiệt hại nếu như tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ thu thập chưa đầy đủ, chính xác” 86
.
Bên cạnh đó, bị hại cịn trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền THTT kiểm tra, đánh giá theo quy định điểm c khoản 2 điều 62 BLTTHS năm 2015. Quyền này được Pháp luật TTHS nhiều nước trên thế giới ghi nhận. “Đối với các nước như Mỹ, Úc gọi là Victim impact
Statement (phát biểu tác động của nạn nhân), được coi là một trong những quyền
84
Điểm a, b khoản 2 Điều 51 BLTTHS năm 2003. 85
Điểm b khoản 2 Điều 62 BLTTHS năm 2015.
86 Trần Duy Bình (2010), “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tịa hình sự theo tinh thần cải cách tư
quan trọng của nạn nhân”87
. Đây là điểm tiến bộ của BLTTHS năm 2015 góp phần nâng cao sự chủ động tranh tụng của bị hại khi tham gia TTHS. Bị hại là chủ thể trực tiếp bị tội phạm xâm hại, trong rất nhiều trường hợp bản thân họ cũng đồng thời là nhân chứng của vụ án nên ý kiến của bị hại có ý nghĩa quan trọng giúp cơ quan THTT xác định tài liệu đồ vật có liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, trên thực tế bị hại trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan cịn mang tính hình thức bởi bị hại trình bày ý kiến một cách thụ động, chỉ dừng lại ở việc trả lời các câu hỏi của cơ quan có thẩm quyền THTT.
Về trình bày lời buộc tội của bị hại trong vụ án thơng thường thì cả cơ sở pháp lý và thực tiễn hoạt động TTHS ở nước ta chưa xác định họ có quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tòa HSST là một bất cập lớn cần phải được khắc phục88
. Do BLTTHS năm 2015 không quy định nội dung này nên trong thực tiễn xét xử cịn có nhiều hạn chế như bị hại hoặc đại hiện hợp pháp của họ ít khi được HĐXX cho trình bày lời buộc tội tại phiên toà. Những người THTT tại phiên toà dường như “quên” hẳn nội dung này, “Thường thì thẩm phán chủ toạ phiên tồ đồng nhất bị
hại có yêu cầu khởi tố cũng như các bị hại khác trong vụ án khi tham gia phiên toà và người bị hại chỉ được phép tham gia tố tụng theo thủ tục bình thường; có nghĩa là ở phần tranh luận họ chỉ được trình bày ý kiến…”89
hoặc trong vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại có luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại, khi luật sư và bị hại yêu cầu được trình bày lời buộc tội thì Thẩm phán chủ tọa phiên toà lúng túng, khơng biết cho họ trình bày lời buộc tội vào thời điểm nào.
Về trình tự xét hỏi, BLTTHS năm 2015 đã có thay đổi trong cách quy định về trình tự hỏi và chủ thể được quyền hỏi, việc tham gia xét hỏi không quy định một cách cố định ai hỏi trước ai hỏi sau mà do chủ tọa phiên tịa quyết định theo một
trình tự phù hợp90. Hoạt động xét hỏi là nền tảng cho hoạt động tranh luận nhưng
pháp luật lại không cho họ quyền được hỏi là không logic, không phù hợp với quy luật khách quan. Kiểm sát viên là chủ thể thực hiện chức năng buộc tội nhân danh
87
Lê Nguyên Thanh (2010), tlđd (1), tr.44. 88
Nguyễn Đức Thái (2015), tlđd (54), tác giả cũng đã khảo sát về quy định người bị hại buộc tội tại phiên tòa. Trong tổng số 125 người được hỏi “Đánh giá về quy định người bị hại buộc tội tại phiên tịa” thì có đến 98 người được hỏi tương đương với 78,4% ý kiến cho rằng quy định hiện hành không phù hợp, 21,6% ý kiến cho rằng quy định hiện hành là phù hợp.
89 Thịnh Quang Thắng (2011), Người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, luận văn thạc sĩ Luật học,
Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.67.
90 Điều 307 BLTTHS năm 2015 quy định “Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự
việc, từng tội trong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.”
Nhà nước tại phiên toà, hoạt động buộc tội của bị hại đã có sự hỗ trợ từ phía KSV nhưng khơng phải lúc nào quan điểm buộc tội của KSV cũng trùng với quan điểm buộc tội của bị hại, trong một số trường hợp, quan điểm của KSV và bị hại khơng thống nhất, thậm chí là mâu thuẫn nhau, đối lập nhau. Theo tác giả, pháp luật TTHS hiện nay chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho bị hại tại thủ tục xét hỏi để họ đủ các điều kiện chứng minh lời buộc tội của mình tại thủ tục tranh luận là có căn cứ và đúng pháp luật bởi lẽ trong trường hợp này, đề nghị của bị hại với chủ tọa phiên tòa nhưng bị hại không biết được liệu chủ toạ có đồng ý hay không và nếu được chấp nhận thì câu hỏi của chủ toạ liệu đã đúng như ý định của bị hại muốn hỏi. Nhưng pháp luật TTHS lại cho phép người bảo vệ quyền lợi của bị hại có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo và những người TGTT khác. Vậy trường hợp vì lý do nào đó mà vụ án khơng có người bảo vệ quyền lợi của bị hại và chủ tọa phiên tịa khơng chấp nhận đề nghị của bị hại thì quyền lợi của bị hại liệu có được bảo đảm khơng. Có quan điểm cho rằng, “đối với những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại
thì họ có quyền tham gia xét hỏi tại phiên tồ”91. Quan điểm khơng đồng tình cho rằng những người TGTT tại phiên toà chỉ được đề nghị với chủ toạ hỏi thêm chứ không được trực tiếp hỏi, bởi vì “nếu khơng như vậy thì tính chất của việc xét hỏi
tại phiên tồ khơng cịn nữa..., nếu ai cũng có quyền hỏi thì trật tự phiên toà đảo lộn, chủ toạ phiên tồ sẽ khơng điều khiển được”92
. Theo tác giả, trong điều kiện mở rộng và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp như hiện nay thì BLTTHS năm 2015 cần quy định việc bị hại được tham gia xét hỏi khi được chủ toạ cho phép chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý. Hơn nữa, “Quyền
xét hỏi hoặc đề nghị xét hỏi cũng là điều kiện để người bị hại và nguyên đơn dân sự thực hiện quyền tố tụng cơ bản.93” Do đó, đối với vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì việc nâng cao chủ động, tích cực của họ trong thực hiện chức năng buộc tội là hết sức cần thiết, đây là hình thức buộc tội nhân danh cá nhân có trước và là cơ sở cho sự hình thành buộc tội nhân danh Nhà nước nên bị hại phải được tham gia xét hỏi trước KSV. Cịn trật tự phiên tồ có đảo lộn hay khơng, chủ toạ phiên tồ
có điều khiển được phiên tồ hay khơng lại là chuyện khác94. Dưới góc độ thực tiễn, bị hại tham gia xét hỏi tại phiên toà HSST là rất cần thiết cho bản thân bị hại cũng
91 Lương Thị Thùy Dương (2004), Chức năng buộc tội và hoạt động thực hiện chức năng buộc tội của người
bị hại, luận văn thạc sĩ Luật học – Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
92 Đinh Văn Quế (2001), “Thủ tục xét xử sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội. 93
Lê Nguyên Thanh (2012), tlđd (13), tr.110. 94
như HĐXX trong việc thực hiện các chức năng tố tụng tương ứng của mình. “Chúng ta không thể chấp nhận thực tế khi quyền của NBH bị tước đoạt vì lí do duy
nhất là thời gian chứ khơng dựa trên cơ sở lí luận hay thực tiễn nào”95
.
Thực tiễn thi hành TTHS cho thấy vì BLTTHS năm 2015 chưa có quy định cụ thể trình tự thủ tục bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội. Do đó, thực tiễn áp dụng chế định này còn bộc lộ nhiều hạn chế, “hầu hết các
vụ án khởi tố theo yêu cầu người bị hại tại các phiên toà xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ khơng trình bày lời buộc tội có chăng chỉ là trả lời các câu hỏi do người tiến hành tố tụng đặt ra có tính chất buộc tội đối với bị cáo”96
, gây ảnh hưởng đến chất lượng tranh tụng của bị hại khi tham
gia phiên tòa HSST.
Trong thủ tục xét hỏi, bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó HĐXX, KSV, người đại diện hợp pháp của họ bổ sung trong trường hợp bị hại trình bày chưa đủ hoặc có
mâu thuẫn97. Tại phiên tòa, bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ trình bày những
vấn đề có liên quan đến vụ án là chính cịn họ bị xét hỏi chỉ khi HĐXX hoặc KSV thấy cần thiết và nội dung xét hỏi thường tập trung vào các tình tiết có liên quan đến trách nhiệm hình sự của bị cáo và yêu cầu bồi thường của họ. Thực tiễn khi hỏi bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ, HĐXX vẫn hay mắc sai sót, đó là khơng để cho họ trình bày về những tình tiết của vụ án liên quan đến họ trước rồi mới đặt câu hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đủ hoặc có mâu thuẫn hoặc có trường hợp HĐXX hỏi lại những vấn đề đã rõ hoặc hỏi những tình tiết khơng liên quan đến vụ án. Hơn nữa, bản thân bị hại rất ít khi tự mình đề bạt ý kiến hỏi người khác. Điều này ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án. So sánh với pháp luật TTHS Liên bang Nga thì trách nhiệm hỏi được chia đều cho các bên: bên buộc tội và bên gỡ tội98
và cũng theo khoản 5 Điều 275 BLTTHS Liên bang Nga thì Tồ án có quyền thay đổi trình tự hỏi các bị cáo quy định tại khoản 1 Điều này nếu trong vụ án có nhiều bị cáo thì theo yêu cầu của một trong các bên. Điều này cho thấy tính tranh tụng rất cao.
95
Ngyễn Trương Tín ( 2010), “Một số vấn đề về sự tham gia tranh tụng của người bị hại và nguyên đơn dân sự tại phiên tòa Hình sự sơ thẩm theo yêu cầu của cải cách tư pháp”, Tạp chí Luật học, số 03.
96 Đặng Hoàng Phương (2015), “Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự (Áp dụng trong thực
tiễn tố tụng hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội)”, luận văn thạc sĩ Luật học –Trường Đại học Quốc gia
Hà Nội, tr.79. 97
Điều 210 BLTTHS năm 2015. 98
Thêm vào đó, BLTTHS năm 2015 quy định bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ được quyền trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, nếu những người này có luật sư bảo vệ quyền lợi thì luật sư trình bày trước, những người đó bổ sung sau. Sở dĩ quy định như vậy bởi việc trình bày ý kiến của bị hại giúp họ tham gia tích cực hơn nữa vào q trình tranh tụng bởi thơng qua việc trình bày ý kiến, bị hại thể hiện quan điểm ý chí, gián tiếp đưa ra lời buộc tội để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều vụ án do hạn chế về thời gian nên bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ khơng được trình bày hoặc trình bày khơng hết ý kiến của mình. Thậm chí có trường hợp họ cũng khơng được xét hỏi ở giai đoạn trước đó. Đây là những vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng và vi phạm tinh thần của tranh tụng tại phiên tòa HSST.
Tranh tụng của bị hại ngoài thể hiện ở việc bị hại có quyền đề nghị hình phạt đối với người phạm tội để các cơ quan có thẩm quyền THTT và người có thẩm quyền THTT xem xét thì bị hại cũng có quyền đề nghị mức bồi thường thiệt hại và các biện
pháp bảo đảm bồi thường thiệt hại do tội phạm xâm phạm99, khơng những góp phần
đảm bảo quyền lợi cho bị hại mà cịn có ý nghĩa trong cơng tác phịng, chống tội phạm. Tuy nhiên, bị hại đưa ra quyền đề nghị mức bồi thường thiệt hại và các biện pháp bảo đảm bồi thường thiệt hại trên thực tế rất ít. Một mặt do bị hại không nắm được quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm bồi thường thiệt hại. Mặt khác, các quyền này còn mang nặng tính hình thức vì BLTTHS năm 2015 chưa có quy định hướng dẫn cụ thể nên việc áp dụng các quyền này trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Theo tác giả Ngô Quang Cảnh, các biện pháp mang tính đặc thù như phong tỏa tài