Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của bị hạ

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 73 - 77)

CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRANH TỤNG CỦA BỊ HẠI

3.1. Kiến nghị nâng cao hiệu quả tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình

3.1.1. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của bị hạ

liên quan đến tranh tụng

Thứ nhất, quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp bị hại là cá

nhân là người có nhược điểm về thể chất và tâm thần.

Đối với bị hại có nhược điểm về thể chất và tâm thần mà khơng có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì quyền yêu cầu khởi tố của những người này được thực hiện hồn tồn thơng qua người đại diện hợp pháp. Tuy nhiên, trường hợp bị hại có nhược điểm về thể chất và tâm thần mà vẫn có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi hoặc chỉ bị hạn chế một phần thì tác giả kiến nghị cần có quy định dưới luật hướng dẫn áp dụng theo hướng phải có sự thống nhất bằng văn bản giữa bị hại với người đại diện của họ trước khi quyết định có hay khơng việc yêu cầu khởi tố vụ án, khi có sự thống nhất thì người đại diện sẽ thực hiện quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.

Thứ hai, cần mở rộng các quyền cho bị hại hoặc người đại diện hợp pháp

của họ trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại.

Cùng với việc khuynh hướng mở rộng quyền của bị hại, BLTTHS nên ghi nhận một số quyền của bị hại trong giai đoạn trước xét xử để họ thực hiện tốt việc buộc tội, theo hướng cho phép bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại có quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ án nếu khơng thuộc bí mật Nhà nước để phục vụ cho việc buộc tội; được tham gia vào một số hoạt động thu thập chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền THTT; được cung cấp các quyết định tố tụng liên quan đến xử lý vụ án; được tiếp cận hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra để ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ. Bị hại thực hiện quyền này là nhằm bảo vệ quyền lợi ích của họ, cịn cơ quan có thẩm quyền THTT thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm là phù hợp với nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng của họ”. Trách nhiệm của Cơ quan THTT là xem xét các chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà bị hại cung cấp để phục vụ cho hoạt

động chứng minh tội phạm được khách quan, hợp pháp. Điều này đáp ứng yêu cầu bảo đảm sự bình đẳng, nâng cao chất lượng tranh tụng của bị hại theo tinh thần cải cách tư pháp.

Ngoài ra, BLTTHS cần quy định rõ bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ là chủ thể buộc tội trong các vụ án hình sự, làm cơ sở cho các quy định có liên quan. Đồng thời, cần mở rộng phạm vi các tội chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại. Theo tác giả luận văn nên mở rộng đối với một số tội thuộc nhóm các tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản là tội chiếm giữ trái phép tài sản, tội sử dụng trái phép tài sản, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và chỉ áp dụng đối với các tội ít nghiêm trọng. Vì đối với bị hại là chủ thể chịu hậu quả nặng nề bởi hành vi phạm tội hoặc đe dọa gây ra, do vậy BLTTHS phải được xây dựng trên cơ sở bảo vệ tốt nhất cho bị hại. Không phải cứ phát hiện có dấu hiệu tội phạm rồi khởi tố vụ án là sẽ bảo vệ lợi ích của bị hại một cách tối ưu. Đối với những thiệt hại về tinh thần hoặc thể chất là những tổn thương vơ hình, sự sợ hãi hoặc ám ảnh mà bị hại không muốn nhắc lại và càng không muốn bị nhiều người biết nên đối với những trường hợp này, cách tốt nhất là để cho bị hại và người phạm tội chủ động giải quyết với nhau. Trong trường hợp, nếu bị hại thật sự muốn người phạm tội phải chịu sự trừng phạt của pháp luật thì bị hại sẽ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố và giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng. Do vậy, việc tạo điều kiện cho bị hại được tự do lựa chọn cách giải quyết thông qua quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại sẽ có lợi nhất cho bị hại cũng như tôn trọng quyền tự quyết định của bị hại.

Thứ ba, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bị hại

hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

Khi tham gia thủ tục TTHS, bị hại là chủ thể đưa ra lời khai hoặc cung cấp các thông tin liên quan đến việc giải quyết vụ án, góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án nhưng trong nhiều trường hợp, bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ không thể TGTT để bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại, khơng thể có mặt để thực hiện việc khai báo theo yêu cầu của cơ quan THTT và tham gia tranh tụng theo quy định pháp luật. Nguyên nhân là do bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ bị người phạm tội hoặc những người thân của người này khống chế, đe dọa, mua chuộc, lừa dối hoặc có những thủ đoạn khác hoặc do tâm lý sợ bị trả thù, mất thời gian, cơng sức... Trong khi đó, việc bảo vệ quyền của bị hại chỉ là nhiệm

vụ phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, tức là thơng qua việc chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội thì quyền của bị hại được đảm bảo. Để khắc phục tình trạng trên, cần bổ sung quy định bảo vệ bị hại khi bị hại yêu cầu hoặc cơ quan có thẩm quyền THTT có cơ sở cho rằng bị hại bị đe dọa. Điều này góp phần tăng số lượng cũng như chất lượng tham gia tranh tụng của bị hại. Liên hệ pháp luật Trung Quốc về vấn đề này, Luật TTHS Trung Quốc quy định bảo vệ tính mạng sức khỏe của bị hại bằng việc không công khai các thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, đơn vị công tác hay áp dụng biện pháp không lộ diện, khơng lộ giọng nói thật khi làm chứng tại tịa hoặc cấm một số đối tượng tiếp xúc với người làm chứng, người giám định, bị hại và thân nhân của họ... Tất cả những biện pháp này góp phần bảo vệ tốt hơn các quyền của bị hại, trấn an họ cũng như tăng cường sự tranh tụng của bị hại khi tham gia xét xử vụ án hình sự.

Thứ tư, bị hại được quyền thanh tốn chi phí hợp lý khi tham gia giải quyết

vụ án.

Bị hại là chủ thể bị thiệt hại thể chất, tinh thần, tài sản, uy tín do hành vi phạm tội hoặc đe dọa gây ra. Bị hại là chủ thể TGTT có thể là người nơng dân, học sinh, công nhân… ở mọi tầng lớp địa vị khác nhau. Do đó, cơng sức của bị hại bỏ ra để tham gia phiên tịa cần phải được thanh tốn một phần chi phí hợp lý cho việc tham gia giải quyết vụ án. Hiện nay, Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT-TANDTC- VKSNDTC ngày 31/01/2007 hướng dẫn thực hiện quyết định số 241/2006/QĐ-TTG ngày 25/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ bồi dưỡng phiên tịa đang có hiệu lực pháp luật. Nhưng điều đáng nói ở đây là bị hại không thuộc đối tượng hưởng chế độ bồi dưỡng phiên tịa. Ngồi ra, theo quy định của Thông tư này, mức bồi dưỡng không quá 50.000 đồng/người/ngày trong khi thu nhập bình quân hiện tại đang dao động khoảng từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/người/ngày. Như vậy, cần phải bổ sung bị hại thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này và nâng mức bồi dưỡng này lên 100.000 đồng/người/ngày nhằm tăng cường sự tham gia phiên tòa của người TGTT hoặc ghi nhận quy định về quyền được thanh tốn chi phí khi tham gia phiên tịa cho bị hại tại Điều 62 BLTTHS năm 2015 để tăng cường sự chủ động hợp tác tham gia tranh tụng của bị hại.

Thứ năm, bổ sung nghĩa vụ cam đoan của bị hại.

Lời khai của bị hại tại phiên tòa là những manh mối, tình tiết quan trọng giúp làm sáng tỏ vụ án cũng chính là những nguồn chứng cứ mà các bên trong

TTHS (bên buộc tội, bên bào chữa) cần khai thác. Phần cam đoan của người được xét hỏi, ngồi người làm chứng, thì bất cứ ai trước khi cho lời khai trước tòa đều cần cam đoan cho lời khai trung thực. Điều này tương tự như “Lời tuyên thệ” của TA hình sự Hoa Kỳ. Nhân chứng trước khi cho lời khai sẽ thực hiện “Lời tuyên

thệ” ngay tại phiên tịa rằng anh ta/ cơ ta sẽ cho lời khai đúng sự thật. Lời cam

đoan của bị hại có thể tác động vào tâm lý của bị hại khi đưa ra lời khai, cũng như lời nhắc nhở họ phải cho lời khai trung thực, nếu không họ phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi. Tác giả luận văn đưa ra kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 304 BLTTHS năm 2015 như sau:

Điều 304 BLTTHS năm 2015 “Cách ly người được triệu tập, cam đoan của

người được hỏi”

1. Trước khi xét hỏi người được triệu tập, chủ tọa phiên tòa quyết định cách ly để cho những người được triệu tập không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan.

2. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tịa giải thích quyền và nghĩa vụ cho người được xét hỏi và yêu cầu họ phải cam đoan khai trung thực.”

Cuối cùng, bổ sung nghĩa vụ “khai báo trung thực những tình tiết liên quan

đến quyền và nghĩa vụ của mình” và “điều kiện người bị hại và nguyên đơn dân sự được miễn thực hiện nghĩa vụ khai báo” của bị hại.

Nghĩa vụ khai báo là nội dung cơ bản của quan hệ pháp luật giữa bị hại với Nhà nước trong TTHS. Do đó, cần bổ sung nghĩa vụ “khai báo trung thực những

tình tiết liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình” của bị hại trước khi quy định

trách nhiệm hình sự đối với hành vi từ chối khai báo của bị hại. Điều này góp phần hồn thiện hơn các quy định về nghĩa vụ khai báo của bị hại và cũng đồng bộ với các điều luật khác quy định nghĩa vụ khai báo của người làm chứng (điểm b khoản 4 Điều 66 BLTTHS năm 2015) và của nguyên đơn dân sự (điểm b khoản 3 Điều 63 BLTTHS năm 2015). Mặt khác, để có lời khai trung thực của bị hại, ngoài quy định cấm từ chối khai báo, cũng cần bổ sung quy định cấm khai báo gian dối như đã quy định đối với người làm chứng, bởi bị hại phải được triệu tập TGTT (không phụ thuộc yêu cầu của họ) và lời khai đó cung cấp những chứng cứ có giá trị buộc tội hoặc gỡ tội giống như người làm chứng. Nếu quy định cấm từ chối khai báo mà không cấm khai báo gian dối thì bị hại sẽ chọn phương án khai báo gian dối để

tránh những trách nhiệm pháp lý bất lợi cho họ dẫn đến bị hại sẽ tìm cách lách luật và mặc nhiên quy định cấm từ chối khai báo không phát huy tác dụng trên thực tế. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền con người của bị hại và đảm bảo nghĩa vụ khai báo trung thực của bị hại trong TTHS, tác giả ủng hộ với quan điểm của tác giả Lê Nguyên Thanh trong việc kiến nghị bổ sung “điều kiện người bị hại và nguyên đơn

dân sự được miễn thực hiện nghĩa vụ khai báo”118. Theo đó, nghĩa vụ khai báo của các chủ thể được áp dụng ở mức độ và điều kiện khác nhau phù hợp với từng loại người TGTT. Đối với người bị buộc tội thì họ có quyền nhưng khơng có nghĩa vụ khai báo. Thế nhưng đối với người làm chứng, bị hại và những người TGTT khác cần quy định điều kiện được miễn thực hiện nghĩa vụ khai báo. Quyền được miễn thực hiện nghĩa vụ khai báo trước hết là quyền của người bị buộc tội theo điểm g khoản 3 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966) nêu rõ: mỗi người “khơng bị ép buộc phải chứng minh chống lại chính mình hoặc buộc tự

thú là mình có tội”. Liên hệ pháp luật TTHS Liên bang Nga bên cạnh ghi nhận

quyền không khai báo của bị can, bị cáo cịn có quy định quyền được miễn thực hiện nghĩa vụ khai báo cho bất kỳ người tham gia tố tụng nào, trong đó bao gồm bị hại. Theo tác giả, quy định này là tiến bộ và phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Vì thế, BLTTHS năm 2015 cần quy định bổ sung quyền được miễn thực hiện nghĩa vụ khai báo của bị hại nếu lời khai có nội dung chống lại chính họ và người thân thích của họ.

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)