Kiến nghị hướng dẫn giải thích một số nội dung đang phát sinh vướng

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 79 - 92)

CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRANH TỤNG CỦA BỊ HẠI

3.1. Kiến nghị nâng cao hiệu quả tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình

3.1.3. Kiến nghị hướng dẫn giải thích một số nội dung đang phát sinh vướng

mắc trong thực tiễn

Thứ nhất, BLTTHS năm 2015 cần quy định về hình thức, thời điểm công

nhận chủ thể được TGTT với tư cách là bị hại.

Việc cơng nhận tư cách bị hại có vai trị hết sức quan trọng, là căn cứ pháp lý đầu tiên để họ TGTT với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật TTHS nhưng BLTTHS năm 2015 vẫn tiếp tục không quy định về thời điểm công nhận, thủ tục và hình thức cơng nhận bị hại dẫn đến tồn tại nhiều cách áp dụng khác nhau, mang tính chủ quan của cơ quan có thẩm quyền THTT. Do đó, sau khi xác định có tội phạm và chủ thể bị thiệt hại thì phải cơng nhận tư cách bị hại ngay nhưng sớm nhất là từ khi vụ án được khởi tố. Bởi trước khi vụ án được khởi tố, cơ quan THTT chưa xác định được sự kiện xảy ra có phải là vụ án hình sự hay khơng, do đó chủ thể bị thiệt hại chưa có cơ sở để được cơng nhận là bị hại. Sau khi vụ án được khởi tố và xác định sơ bộ có dấu hiệu thiệt hại (đã bị thiệt hại hoặc mới chỉ đe dọa gây thiệt hại) thì lúc này, cơ quan có thẩm quyền THTT có căn cứ để ra văn bản cơng nhận là bị hại có kèm theo giải thích quyền và nghĩa vụ của bị hại. “Việc thừa nhận người bị hại

phải được thể hiện bằng văn bản (thông báo hoặc quyết định), trong đó có nêu rõ họ tên, là người bị hại trong vụ án gì, quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quy

định pháp luật”119

. Khoảng thời gian hợp lý mà cơ quan THTT có thể tiến hành

cơng nhận tư cách bị hại là sau khi khởi tố vụ án hình sự cho đến trước ngày quyết định đưa vụ án ra xét xử. Kiến nghị này góp phần khắc phục được tình trạng bị hại bị “bỏ quên”, không được triệu tập TGTT mà họ cũng không thể biết mình có địa vị tố tụng như thế nào và có các quyền, nghĩa vụ ra sao. Đồng thời, tăng cường tính tranh tụng của bị hại hơn sau khi có văn bản cơng nhận là bị hại kèm theo giải thích các quyền và nghĩa vụ tương ứng của bị hại.

Thứ hai, quy định chi tiết một số quyền của bị hại tại Điều 62 BLTTHS. - Thay vì quy định chung chung như BLTTHS năm 2015 hiện nay là bị hại

hoặc người đại diện của họ có quyền được thơng báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án thì quy định này cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định chi tiết như sau: Bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền được nhận kết luận điều tra và kết quả của các hoạt động điều tra khác; bản sao các quyết định: khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ điều tra, nhập hoặc tách vụ án để điều tra; bản sao cáo trạng và quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát.

- Sửa đổi, bổ sung quyền yêu cầu mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo

đảm bồi thường tại điểm g khoản 2 Điều 62 BLTTHS năm 2015. Quy định này mang tính kế thừa quy định của BLTTHS năm 2003 nhưng chưa được cụ thể. Do đó, theo tác giả cần thay cụm từ “đề nghị mức bồi thường” bằng “đề nghị bồi

thường thiệt hại”. Đồng thời, cần có văn bản hướng dẫn chi tiết về “yêu cầu bồi thường thiệt hại” bao gồm: loại thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường cụ thể,

hình thức, phương thức bồi thường và đối với thiệt hại về uy tín của cơ quan, tổ chức cũng cần hướng dẫn cụ thể theo hướng đề ra căn cứ xác định thiệt hại về uy tín, hình thức xâm hại, phương thức bồi thường, mức bồi thường và khắc phục hậu quả thiệt hại về uy tín120

. Việc quy định cụ thể như vậy mới đảm bảo được tính khả thi của các quy định của BLTTHS về bồi thường thiệt hại đối với bị hại.

- Quy định chi tiết quyền “Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của

Bộ luật này” của bị hại theo hướng bị hại được tham gia vào những hoạt động tố

tụng cụ thể nào, giai đoạn tố tụng, mức độ, hình thức tham gia cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm của bị hại ra sao khi tham gia các hoạt động đó bởi trong các giai đoạn

119

Lê Nguyên Thanh (2012), tlđd (13), tr.151. 120

TTHS khác nhau thì có những hoạt động tố tụng khác nhau và mức độ tham gia của bị hại ở các giai đoạn khác nhau.

Thứ ba, quy định sự tham gia bắt buộc của bị hại trong vụ án khởi tố theo

yêu cầu của bị hại.

Theo phân tích ở tiểu mục 2.4.1 luận văn này thì quy định về sự có mặt của bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ vẫn là quy định tuỳ nghi và áp dụng cho tất cả các vụ án. Tuy nhiên, chúng ta không thể đồng nhất tham gia của bị hại với các chủ thể TGTT khác như nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,… nhất là đối với những vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại.Vì vậy, tác giả kiến nghị BLTTHS năm 2015 cần sửa đổi bổ sung quy định “nếu bị hại vắng mặt trong trường hợp vụ án

được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì phải hỗn phiên tịa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt”. Bởi xuất phát từ vai trò của bị hại, sự vắng mặt của

bị hại lúc này ảnh hưởng đến quá trình xét xử cũng như việc ra bản án, quyết định của HĐXX vì nó liên quan trực tiếp đến việc bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của bị hại trình bày lời buộc tội. Do BLTTHS năm 2015 quy định tùy nghi nên dẫn đến nhận thức là có thể hỗn phiên tịa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Hay một bất cập nữa, trong một số vụ án hình sự, bị hại vắng mặt nhiều lần dẫn đến vụ án phải hoãn đi hỗn lại nhiều lần. Điều này khơng những ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể TGTT khác mà còn làm quá trình giải quyết vụ án hình sự bị kéo dài. Do đó, tác giả kiến nghị trong những trường hợp này, đề nghị HĐXX xem bị hại giống như đương sự trong vụ án dân sự, tức bổ sung quy định “HĐXX vẫn tiến hành xét xử nếu

bị hại đồng ý hoặc TA đã triệu tập bị hại lần thứ hai mà bị hại vẫn vắng mặt nếu khơng vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan”, tránh trường hợp vụ án

bị kéo dài, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của bị hại.

Thứ tư, cần tăng cường trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc

bảo đảm các hoạt động tham gia tranh tụng của bị hại.

Chủ trương mở rộng và nâng cao chất lượng tranh tụng trong tiến trình cải cách tư pháp hình sự là một chủ trương đúng đắn, đã được kiểm nghiệm thông qua tổng kết thực tiễn. Thực tiễn chỉ ra rằng, nhân tố con người là nhân tố quyết định đảm bảo tranh tụng. “Bởi lẽ nếu chỉ có hồn thiện BLTTHS nhưng cơ quan có thẩm

quyền áp dụng pháp luật thiếu trách nhiệm thì mọi nỗ lực lập pháp đều vơ ích”121

.

121

Theo quan điểm của Mác- Lênin thì con đường biện chứng của nhận thức chân lý là “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực

tiễn”. Do vậy, để tăng cường tranh tụng, điều tiên quyết là chủ thể của tranh tụng

nói chung và bị hại nói riêng phải được nhận thức đúng đắn về hoạt động tranh tụng. Từ nhận thức đến hành động thực tiễn là một q trình tuy thống nhất nhưng khơng phải lúc nào cũng đồng nhất, tuy nhiên chỉ khi nhận thức đúng về nó thì chủ thể mới hành động đúng. Vì thế, tình trạng cơ quan có thẩm quyền vi phạm quyền hoặc cản trở việc thực hiện quyền của bị hại cần được loại trừ trong thực tiễn thi hành TTHS nhằm góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của bị hại. Cơ quan có thẩm quyền THTT không được chậm trễ hoặc trì hỗn việc công nhận, triệu tập bị hại đồng thời phải phổ biến đầy đủ quyền, nghĩa vụ của bị hại khi công nhận địa vị tố tụng của họ. Đồng thời, cần có sự hướng dẫn kịp thời và đầy đủ của các cơ quan có thẩm quyền để tạo thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền THTT và người có thẩm quyền THTT trong giải quyết các vướng mắc phát sinh đến tranh tụng của bị hại, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại tốt hơn. Ngồi ra, cơ quan có thẩm quyền THTT và người có thẩm quyền THTT có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho bị hại thực hiện các hoạt động tranh tụng của mình theo quy định của BLTTHS đồng thời tơn trọng danh dự, nhân phẩm và cảm thông với họ để họ tích cực tham gia tranh tụng, góp phần giải quyết vụ án hình sự nhanh chóng, chính xác. Thêm vào đó, cơng tác tun truyền giáo dục pháp luật để bị hại tham gia tranh tụng cần được chú trọng và nên được thực hiện bằng nhiều hình thức như: thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng, các đoàn thể quần chúng, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới dạng sân khấu hố.... Ngồi ra, thông qua hoạt động xét xử công khai các vụ án hình sự tại phiên tịa có đơng người tham dự, việc chủ tọa phiên tịa giải thích rõ về các quyền, nghĩa vụ của những người TGTT và bảo đảm cho họ thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ đó trong q trình xét xử vụ án tại phiên tịa là bài học sinh động và hiệu quả nhất để tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân. Thực hiện tốt những điều này góp phần giúp bị hại nhận thức được sự tham gia tranh tụng của mình là một trong những phương tiện tìm ra sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ quyền con người của bị hại. Khi nhận thức toàn diện, đầy đủ về tranh tụng, sự cần thiết của tranh tụng thì bị hại mới thay đổi nhận thức về vị trí, vai trị tranh tụng của mình và lựa chọn cách thức ứng xử phù hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sự tham gia tranh tụng của bị hại trong TTHS không chỉ để bảo vệ lợi ích bản thân bị hại mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với q trình giải quyết vụ án hình sự. Thực tiễn, tranh tụng của bị hại còn bị động, phụ thuộc quá nhiều vào cơ quan có thẩm quyền THTT. Mặt khác, trong nhiều trường hợp, các cơ quan chức năng lại vơ tình hoặc cố ý vi phạm quyền của họ trong quá trình giải quyết vụ án. Sự thụ động tham gia tranh tụng của bị hại trong TTHS cho thấy cơ quan có thẩm quyền THTT và người có thẩm quyền THTT chỉ xem họ như người làm chứng TGTT theo yêu cầu của cơ quan THTT hoặc là chủ thể chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại như nguyên đơn dân sự của vụ án, mà lẽ ra bị hại có các quyền tương xứng với vị trí, vai trị của họ, từ đó bị hại sẽ tích cực hơn khi tham gia tranh tụng. Một thực tế cho thấy, vì nhiều lý do khác nhau mà quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại chưa được bảo vệ tốt và kịp thời; trong quá trình giải quyết vụ án hình sự dường như cơ quan THTT chưa xem bị hại như một bên của q trình tố tụng để có sự quan tâm cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu của công tác cải cách tư pháp đòi hỏi cần phải phát huy vai trò tranh tụng của các bên TGTT, BLTTHS năm 2015 cần có những sửa đổi, bổ sung đảm bảo cho bị hại phát huy vai trò tranh tụng của mình trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Từ một số bất cập về quy định pháp luật và khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định về tranh tụng của bị hại khi tham gia thủ tục tố tụng (như đã phân tích tại chương 2 luận văn), tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự Việt Nam như sau:

- Sửa đổi, bổ sung một số quyền và nghĩa vụ của bị hại liên quan đến tranh tụng. - Sửa đổi bổ sung thủ tục tố tụng liên quan tranh tụng của bị hại. Cụ thể, sửa

đổi bổ sung về trình tự xét hỏi tại Điều 307 BLTTHS năm 2015, sửa đổi bổ sung trình tự phát biểu khi tranh luận quy định tại Điều 320 BLTTHS năm 2015 và cần quy định cụ thể thủ tục tố tụng riêng cho trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại.

- Hướng dẫn giải thích một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định

KẾT LUẬN

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 là Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nước ta ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm tại Điều 26. Sự ghi nhận này thể hiện mạnh mẽ việc nâng cao yếu tố tranh tụng trong các vụ án nói chung và tranh tụng của bị hại trong TTHS nói riêng. Đây là tiền đề để chúng ta cụ thể hóa bằng các quy định pháp luật nhằm phù hợp với sự vận động của xã hội, phản ánh đúng sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng của nước ta. Thực hiện tốt tranh tụng tại các giai đoạn TTHS giúp cơ quan có thẩm quyền THTT và người có thẩm quyền THTT nhanh chóng tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Bởi vì tranh tụng làm cho các yếu tố của vụ án như chứng cứ, lời khai, yêu cầu… của các bên được bộc lộ, đồng thời cũng tìm ra điểm mâu thuẫn của chứng cứ do các bên tham gia tranh tụng cung cấp. Điều này là căn cứ để tìm ra sự thật khách quan, tồn diện về vụ án. Thêm vào đó, tranh tụng của bị hại trong TTHS góp phần giải quyết nhanh chóng, chính xác vụ án hình sự, hạn chế các vụ án oan sai, bảo vệ quyền con người và quyền công dân của bị hại. Đặc biệt, bị hại là chủ thể bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra nên bị hại là mắt xích quan trọng trong q trình giải quyết vụ án, góp phần vào đấu tranh phịng, chống tội phạm. Do vậy, sự tham gia tranh tụng của bị hại có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự. Một mặt, sự tham gia tranh tụng của bị hại là nhân tố góp phần vào việc xét xử vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Mặt khác là điều kiện tiên quyết để bị hại thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình nhằm bảo vệ, khơi phục lại quyền và lợi ích của họ bị hành vi phạm tội xâm phạm.

Theo tác giả luận văn thì pháp luật TTHS về quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại trong BLTTHS năm 2015 ngày càng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, quá trình áp dụng chế định tranh tụng của bị hại cũng bộc lộ một số vướng mắc về lý luận, thực tiễn áp dụng và để bảo đảm tính khả thi trong quá trình áp dụng tranh tụng của bị hại cần phải hoàn thiện đầy đủ hơn các quyền và nghĩa vụ của bị hại như sau:

Về mặt lý luận, các quy định của pháp luật TTHS, các cơng trình nghiên cứu khoa học chưa thực sự quan tâm đúng mức đến vai trò của bị hại mà tập trung quan tâm đến quyền của bị can, bị cáo cũng như vai trị và trình tự thủ tục tố tụng đối với

họ để đảm bảo tốt nhất các quy định của pháp luật về bị can, bị cáo nhiều hơn. Vì các quan điểm này cho rằng, bị can, bị cáo luôn ở địa vị pháp lý bất lợi về mọi mặt như là họ bị áp lực từ gia đình bị hại, cơ quan chức năng và xã hội. Trong khi đó, bị

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 79 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)