CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRANH TỤNG CỦA BỊ HẠI
2.3. Quy định pháp luật về tranh tụng của bị hại trong giai đoạn truy tố và
và thực tiễn áp dụng
Giai đoạn truy tố là giai đoạn tiếp theo của hoạt động TTHS, được tính từ khi VKS nhận được các tài liệu hồ sơ của vụ án hình sự kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố do CQĐT chuyển đến và kết thúc bằng việc VKS ra một trong ba loại quyết định sau: Truy tố bị can trước TA bằng bản cáo trạng; trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Cũng giống như giai đoạn khởi tố, điều tra thì trong giai đoạn truy tố, tranh tụng của bị hại là mắt xích quan trọng trong giai đoạn này. Cụ thể, trong giai đoạn trước đó, vì lý do khách quan mà bị hại chưa đưa ra chứng cứ, u cầu thì bị hại có quyền tiếp tục đưa ra chứng cứ, yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Trong giai đoạn này, theo khoản 2 Điều 240 BLTTHS năm 2015 khi VKS ra các quyết định như quyết định truy tố bị can trước TA (Điều 243 BLTTHS năm 2015), quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung (Điều 245 BLTTHS năm 2015), quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định phục hồi vụ án (Điều 247, 248, 249 BLTTHS năm 2015) thì có trách nhiệm thơng báo cho bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Cùng với việc được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án thì bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham gia tranh tụng bằng việc khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền THTT khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định điểm n khoản 2 Điều 62 BLTTHS năm 2015 và Điều 469 BLTTHS năm 2015.
Ngoài ra, “trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để
76
quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra hoặc để quyết định việc truy tố thì Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng.”77 Quy định này áp dụng đối với bị hại. Như vậy, trong giai đoạn truy tố, KSV cũng có thể lấy lời khai của bị hại. Lời khai của bị hại có vai trị quan trọng, một mặt bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại, mặt khác làm cơ sở nhằm làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của CQĐT hoặc để VKS ra quyết định việc truy tố.
Ở mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau thì biểu hiện tranh tụng của bị hại cũng khác nhau. Ở giai đoạn truy tố thì bị hại thực hiện các hoạt động tranh tụng tương đối mờ nhạt, thụ động. Tuy nhiên, khơng vì thế mà cơ quan có thẩm quyền cho rằng họ khơng có các hoạt động tham gia tranh tụng trong giai đoạn này mà sự tranh tụng của bị hại vẫn hiện hữu và đóng vai trị hết sức quan trọng, tạo điều kiện cho tranh tụng của bị hại ở các giai đoạn sau được tốt hơn.