Tranh tụng của bị hại trong vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại và

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRANH TỤNG CỦA BỊ HẠI

2.1. Quy định pháp luật về tranh tụng của bị hại trong giai đoạn khởi tố và

2.1.2. Tranh tụng của bị hại trong vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại và

thực tiễn áp dụng

Khởi tố vụ án hình sự một cách kịp thời, có căn cứ, đúng quy định pháp luật để mọi hành vi phạm tội đều bị phát hiện nhanh chóng, làm cơ sở cho việc điều tra xác định người phạm tội là yêu cầu xuyên suốt các trong giai đoạn đầu của quá trình tố tụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tội phạm xảy ra gây thiệt hại không chỉ về vật chất mà cả thiệt hại nghiêm trọng về tinh thần đối với bị hại, việc khởi tố đó có thể gây ra cho bị hại những hậu quả khơng mong muốn. Vì vậy, xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, pháp luật quy định cho phép bị hại lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trong một số trường hợp luật định.

Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại là một chế định không mới và “đây cũng là

xu thế chung của quá trình cải cách luật tố tụng hình sự ở nhiều nước”.54

Pháp luật quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại ở nước ta tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS năm 2015. Theo đó, bị hại chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 Bộ luật hình sự năm 2015 và đối với những vụ án rơi vào một trong các trường hợp này, “yêu cầu của bị hại” là điều kiện cần để cơ quan THTT có căn cứ khởi tố vụ án, nghĩa là vụ án tuy có dấu hiệu phạm tội nhưng khơng có u cầu của bị hại thì cơ quan có thẩm quyền khơng thể khởi tố vụ án được. Sở dĩ pháp luật quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong các tội trên là do hành vi phạm tội trong các tội phạm nói trên có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp và vì lợi ích của bị hại, bị hại được cân nhắc tính tốn, khởi tố như vậy có bất lợi hơn so với lợi ích của họ hay khơng. Nói cách khác, do khởi tố vụ án trái với ý muốn của bị hại không những không bảo vệ quyền lợi của bị hại mà có thể gây thêm những mất mát, thiệt hại cho họ mà nhà làm luật đã quy định những trường hợp cụ thể cần khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại. Điều này cũng biểu hiện một khía cạnh của ngun tắc tơn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân - nguyên tắc hiến định tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013 và là nguyên tắc cơ bản của BLTTHS được quy định tại Điều 8 BLTTHS năm 2015.

Với quy định như trên, tranh tụng của bị hại trong vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại có phần chủ động hơn khi BLTTHS đã dành cho bị hại có quyền

54 Nguyễn Đức Thái (2015), “Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam”,

lựa chọn có hay khơng việc u cầu cơ quan có thẩm quyền THTT thực hiện sự buộc tội đối với người phạm tội hoặc trực tiếp thực hiện buộc tội bằng việc tố giác tội phạm. Tuy nhiên, cũng phải nhận thức rằng, ở đây bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự chứ khơng phải yêu cầu khởi tố bị can nên sự buộc tội chưa trực tiếp nhằm vào một cá nhân hay tổ chức cụ thể nào.

Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại tuân theo các quy định chung về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án thơng thường khác ngoại trừ quy định trong phần tranh luận, bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội. “Đây được xem là quyền tố tụng đặc trưng trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu

của bị hại so với các vụ án hình sự thơng thường”55. Vấn đề bị hại hoặc người đại

diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa HSST được quy định tại khoản 3 Điều 62 BLTTHS năm 2015,“Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị

hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tịa”. Nội

dung này đã được quy định trong các BLTTHS trước đó (BLTTHS năm 1988 và BLTTHS năm 2003) và được BLTTHS năm 2015 tiếp tục kế thừa. Sở dĩ có quy định này vì việc trình bày lời buộc tội của bị hại trong vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại thể hiện ý chí, nguyện vọng của họ về việc giải quyết vụ án để Toà án xem xét, cân nhắc ra các quyết định tố tụng một cách đầy đủ, khách quan và đúng pháp luật. Thực hiện tốt quy định này, góp phần nâng cao tính dân chủ và chất lượng trong hoạt động xét xử để ra bản án, các quyết định của Tịa án có căn cứ từ việc dựa vào kết quả tranh tụng phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp. Tuy nhiên, cho đến nay BLTTHS năm 2015 chưa quy định chi tiết về việc bị hại trình bày lời buộc tội tại phiên tòa như thế nào. Trường hợp nếu bị hại trình bày lời buộc tội thì KSV tham gia phiên tịa có trình bày luận tội nữa khơng, lời buộc tội của bị hại có giá trị như thế nào, sự có mặt của bị hại trong trường hợp này có bắt buộc như đối với KSV không, thông thường lời buộc tội của bị hại hoặc người đại diện của họ có các nội dung liên quan đến việc phán xét hành vi phạm tội của bị cáo, đề nghị HĐXX xét xử bị cáo về tội gì, khung hình phạt ra sao, đề nghị hình phạt như thế nào... mà khơng nhất thiết phải phân tích, đánh giá chứng cứ56

.

55

Mai Thuận (2019), tlđd (17), tr.31. 56

Nguồn: http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/219, PGS.TS Trần Văn Độ, “Một số vấn đề về

hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự về thủ tục xét xử sơ thẩm”, Trường Đại học Kiểm sát Hà

Thực tiễn đối với vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì HĐXX thường khơng có sự phân biệt với vụ án bình thường khác, trong vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì “KSV cũng bao biện làm hết tất cả việc buộc tội, còn người bị

hại tham gia với vai trò rất thụ động”57

. Hơn nữa, nội dung này vẫn chưa được cụ

thể hóa trong luật nên việc xác định đây có phải là thủ tục tố tụng bắt buộc hay không và là quyền hay nghĩa vụ của bị hại thì vẫn cịn nhiều quan điểm trái chiều. Căn cứ theo khoản 2 Điều 62 BLTTHS năm 2015 quy định quyền của bị hại khi TGTT trong khi những nghĩa vụ của bị hại khi TGTT lại được quy định tại khoản 4 Điều này. Do đó, một số quan điểm cho rằng việc bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa là nghĩa vụ của họ cũng như là thủ tục bắt buộc đối với vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Nếu bị hại hoặc người đại diện của họ khơng trình bày lời buộc tội mà phiên tòa vẫn tiếp tục diễn ra thì bị coi là vi phạm

nghiêm trọng thủ tục tố tụng58 còn một số quan điểm khác cho rằng việc bị hại hoặc

người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tịa là quyền của họ nên họ có

quyền thực hiện hoặc khơng thực hiện nội dung này59

. Điều này có thể làm hạn chế tranh tụng của bị hại tại phiên tòa HSST trên thực tế.

Thực tiễn xét xử cho thấy tranh tụng của bị hại trong trường hợp này cũng khơng có gì đặc biệt so với các vụ án thông thường khác. “Lời buộc tội của người

bị hại thường chỉ là yêu cầu HĐXX giải quyết vụ án đúng đắn, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho họ mà khơng dựa trên sự phân tích đánh giá chứng cứ, trừ trường hợp người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp am hiểu pháp luật, do đó lời buộc tội của người bị hại thông thường chỉ có tính chất tham khảo để HĐXX ra phán quyết”60

. Hơn nữa, BLTTHS năm 2015 cũng chưa quy định đầy đủ và rõ ràng các quy định để tranh tụng của bị hại được tốt hơn, chẳng hạn trong giai đoạn trước khi mở phiên tịa thì bị hại có các quyền cụ thể nào, cách thức thực hiện các quyền đó ra sao. Tranh tụng của bị hại chỉ thực sự rõ nét khi bị hại trình bày lời buộc tội tại phiên tòa nhưng nội dung của lời buộc tội mà bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày tại phiên tòa vẫn chưa được hướng dẫn chi tiết trong các quy định pháp luật.

57

http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_ id=11719754&article_details=1, truy cập ngày 15/9/2019.

58

Nguồn: https://plo.vn/plo/phai-hoan-xu-neu-vang-nguoi-bi-hai-311570.html, Th.s Đinh Văn Quế, “Phải hoãn xử nếu vắng mặt người bị hại” (truy cập ngày 15/9/2019).

59

Mai Thuận (2019), tlđd (17), tr.30. 60

Qua thực tiễn áp dụng, quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại gây ra những khó khăn nhất định cho cơ quan có thẩm quyền THTT và người có thẩm quyền THTT và ảnh hưởng đến chất lượng tranh tụng của bị hại, thể hiện qua những nội dung sau:

Một là, về quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp bị hại là người có nhược điểm về thể chất và tâm thần.

Tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định “chỉ được khởi tố vụ án

hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có u cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết”. Như vậy, bị hại có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất không thể

trực tiếp thực hiện quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự hoặc rút yêu cầu khởi tố vụ án trước đó mà phải thơng qua người đại diện. Nghĩa là việc tham gia tranh tụng của bị hại thuộc các đối tượng này không thể thực hiện một cách trực tiếp mà phải thông qua người đại diện. Quy định như trên chưa thực sự chặt chẽ và thuyết phục, bởi một số trường hợp một người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần nhưng khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ chỉ bị hạn chế một phần, nghĩa là họ vẫn có khả năng nhận thức nhất định về hậu quả của việc khởi tố hay không khởi tố vụ án cũng như ảnh hưởng của việc khởi tố vụ án đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Trong khi đó, pháp luật TTHS lại khơng quy định quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mang tính chất trực tiếp của họ mà phải thực hiện thông qua người đại diện, đây là điều bất hợp lý. Vấn đề này sẽ trở nên phức tạp hơn nếu quan điểm giữa bị hại và người đại diện của họ không đồng nhất với nhau trong việc có yêu cầu khởi tố vụ án hay khơng hoặc có rút u cầu khởi tố vụ án hay khơng. Lúc này, cơ quan THTT sẽ giải quyết vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại hay yêu cầu của người đại diện của bị hại. Quyền tham gia các hoạt động tranh tụng chính đáng của bị hại rõ ràng bị ảnh hưởng, đây là những vấn đề phức tạp và bất cập phát sinh trong thực tiễn.

Hai là, về thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự có liên quan đến quyền yêu cầu khởi tố của bị hại.

Điều 156 BLTTHS năm 2015 quy định về căn cứ, trình tự và thẩm quyền thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự khi tiến hành một số hoạt động điều tra khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra hoặc xác định còn tội phạm khác chưa bị khởi tố. Trong thực tế, có nhiều trường hợp

CQĐT khởi tố vụ án hình sự về hành vi phạm tội thơng thường, nhưng q trình điều tra xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi tội phạm xảy ra và cần phải thay đổi quyết định khởi tố vụ án và tội phạm mới sau khi thay đổi này lại thuộc trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại quy định tại Điều 155 BLTTHS năm 2015. Lúc này quyền yêu cầu của bị hại được đặt ra, họ cần thiết phải tham gia tranh tụng để giải quyết việc có một quyết định khởi tố vụ án trước đó đang có hiệu lực, cần có ý kiến của bị hại về việc khởi tố vụ án và nếu bị hại khơng có u cầu thì liệu có tiếp tục giải quyết vụ án hay đình chỉ giải quyết sẽ được xem xét. Xét về bản chất, việc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự là để xác định chính xác tội danh, nghĩa là xác định đúng bản chất của vụ án. Do đó nếu việc thay đổi quyết định khởi tố vụ án sang tội danh mới mà tội danh này cần phải có yêu cầu khởi tố vụ án của bị hại thì cần lấy ý kiến của họ về việc có yêu cầu tiếp tục xử lý vụ án hình sự hay khơng. Khơng thể tước quyền khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại bởi quyền này đã được luật quy định và có liên quan mật thiết đến lợi ích về tinh thần, danh dự, nhân phẩm của họ cũng như ảnh hưởng đến tranh tụng của bị hại trong các giai đoạn tiếp theo.

Ba là, về việc rút yêu cầu khởi tố của bị hại

Nhằm khắc phục hạn chế của BLTTHS năm 2003, gây ra những khó khăn nhất định cho các cơ quan THTT trong quá trình áp dụng vào thực tiễn đồng thời mở rộng quyền con người, quyền công dân trong TTHS, BLTTHS năm 2015 quy định một cách chung chung và không xác định rõ thời điểm rút yêu cầu khởi tố của bị hại chỉ quy định người đã yêu cầu khởi tố “rút yêu cầu” thì vụ án phải được đình chỉ. Theo đó, vụ án phải được đình chỉ khi người đã yêu cầu khởi tố có quyền rút yêu cầu khởi tố ở giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Theo đánh giá của tác giả, quy định này “rộng và mở” hơn so với quy định trước đây61. Tuy nhiên, trên thực tế trong trường hợp vụ án có nhiều bị hại, nếu họ TGTT với tư cách độc lập (khơng có đại diện) thì việc một bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án thì chưa thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 mà phải tất cả bị hại đều rút yêu cầu khởi tố vụ án thì mới thuộc trường hợp đình chỉ vụ án. Việc rút yêu cầu khởi tố vụ án của một bị hại trong số nhiều bị hại có thể coi là tình tiết giảm nhẹ nhưng phải được quy định rõ trong bản án. Tuy nhiên, theo tác giả, pháp luật TTHS cần có quy định cụ thể để áp dụng vấn đề này trên thực tế được thống nhất.

61

Theo khoản 2 Điều 105 BLTTHS năm 2003 quy định: “Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút

Từ việc phân tích trên cho thấy tranh tụng của bị hại trong trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại thể hiện rõ nét, chủ động hơn vụ án thông thường. “Yêu cầu

của người bị hại có ý nghĩa quyết định trong việc khởi tố, tiến triển và kết thúc quá trình tố tụng.”62

Điều này góp phần tích cực vào việc giúp cơ quan có thẩm quyền THTT và người có thẩm quyền THTT phát hiện nhanh chóng, chính xác người phạm tội, hành vi phạm tội qua đó bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại.

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 43 - 48)